Trung Nguyễn
16/07/2018
Cần
tự do báo chí thì mới có thể biết sự thật
Việc
hai thiếu tướng quân đội là Lê Mã Lương và Hoàng Kiền tranh luận với nhau
gay gắt về sự kiện mất Gạc Ma ngày 14/3/1988 hết sức thú vị. Nó kích thích công
luận, nhất là giới trẻ tìm hiểu sâu hơn về lịch sử. Nó cũng cho thấy tầm quan
trọng của tự do ngôn luận: cùng một sự kiện nhưng hai ông tướng có thông tin
khác nhau, góc nhìn khác nhau, và cả hai ông đều khẳng định mình đúng. Việc
tranh luận như vậy là rất cần thiết để người dân so sánh và tự mình đưa ra phán
xét sự thật lịch sử là gì.
Việc
tranh cãi giữa hai ông tướng chủ yếu xoay quanh việc giới lãnh đạo Cộng sản cao
cấp nhất thời điểm đó đã ra lệnh hải quân “không được nổ súng” hay “không được
nổ súng TRƯỚC” để bảo vệ biển đảo quốc gia trước giặc Trung Cộng. Chỉ một chữ
“trước” thôi cũng có thể thay đổi hẳn bản chất mệnh lệnh của giới lãnh đạo Cộng
sản với bộ đội.
Tôi
không phải là người trong quân đội hay hải quân vào năm 1988 nên tôi không dám
lạm bàn là ai đúng ai sai. Tôi tin rằng chỉ có trong thể chế dân chủ, tự do,
nơi các nhân chứng được tự do lên tiếng mà không sợ hãi, nơi các bằng chứng được
giải mật thì lúc đó sự thật mới thật sự được sáng tỏ.
Chưa
cần đợi lịch sử sáng tỏ, chỉ cần nhìn vào hiện tại
Dù vậy,
không cần đợi đến lúc có thể chế thật sự “dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt
Nam thì người dân mới có thể phán xét về bản chất chế độ Cộng sản hiện hành. Đó
là lý do tôi viết bài này vì tướng Hoàng Kiền đã nhắc đến “bọn phản động”.
Ông Kiền
viết: “8. Viết bài nêu lên lệnh ‘Không được nổ súng’ là một việc làm
sai trái với ý đồ xấu, tạo cớ cho bọn phản động xuyên tạc làm mất uy tín, mất
niềm tin của nhân dân nhất là các thế hệ thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc…”
Thật sự
thì không cần tướng Lê Mã Lương kể lại sự kiện Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ
Thạch trong cuộc họp của Bộ Chính trị đã đập bàn quát hỏi “ai ra lệnh bộ đội
không được nổ súng” để “hiểu lầm” về nhà cầm quyền Việt Nam. Thanh niên Việt
Nam nói riêng, người dân Việt Nam nói chung, chỉ cần chứng kiến những sự kiện xảy
ra gần đây, trên đất nước này, cũng nhận ra được bản chất của vấn đề, nên khó
có thể có sự “hiểu lầm”.
Ví dụ gần
nhất là vào sáng chủ nhật ngày 17/6/2018, gần 300 người Việt Nam ở nhiều địa điểm
khác nhau đã bị lực lượng an ninh vô cớ bắt giữ về sân Tao Đàn. Họ bị tra tấn,
đánh đập, đe dọa vì Chủ Nhật trước đó 10/6/2018 đã có biểu tình tại nhiều tỉnh
thành, phản đối dự luật Đặc khu và dự luật An Ninh mạng.
Người
dân phản đối dự luật Đặc khu vì e ngại người Trung Quốc sẽ tràn ngập trên đất
Việt Nam. Họ phản đối dự luật An ninh mạng vì dự luật này cũng chỉ là một bản
sao của Trung Quốc trong việc đàn áp tự do ngôn luận của người dân.
Câu hỏi
đặt ra với tướng Hoàng Kiền là tại sao việc người dân e ngại Trung Cộng lợi dụng
luật đặc khu để tràn vào Việt Nam và thuê đất 99 năm là chính đáng, thì tại sao
nhà cầm quyền Cộng sản lại đàn áp dân, thậm chí trấn áp cả những người không có
ý định đi biểu tình? Tại sao nhà cầm quyền không trả lời thẳng thắn những câu hỏi
của các trí thức tâm huyết về những điểm đáng ngờ trong dự luật đặc khu mà chỉ
có đàn áp? Phải chăng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam quyết tâm đưa người Trung
Quốc vào các đặc khu?
“Nước
có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh” là nước nào?
Mục 4 của
điều 54 thuộc dự luật đặc khu, viết: “Công dân của nước láng giềng có
chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành
hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với
thời hạn xác định.”
Tướng
Hoàng Kiền đã dám đấu khẩu với tướng Lê Mã Lương thì ông có dám chất vấn giới
lãnh đạo Cộng sản về “nước láng giềng” trong dự thảo luật Đặc khu là gì không?
Ông phải dám chất vấn nhà cầm quyền Cộng sản thì dân đen như tôi mới không “hiểu
lầm” về ông.
Ngoài
ra, còn rất nhiều sự kiện mà người dân phản đối việc Trung Cộng xâm chiếm lãnh
hải đã bị nhà cầm quyền đàn áp tàn bạo như những cuộc biểu tình phản đối Trung
Cộng thành lập Tam Sa vào năm 2007, phản đối Trung Cộng kéo giàn khoan HD981
vào vùng biển Việt Nam năm 2014 và 2017…
Người
dân đi ra đường mặc áo “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” thì bị lực lượng
an ninh đánh đập dã man, bắt lột áo. Cuối cùng thì người dân phải “lách” bằng
cách ghi tắt: “HS-TS là của VN”.
Người
dân Việt Nam tự tổ chức những buổi thắp hương tại những địa điểm công cộng trên
khắp đất nước để tưởng niệm những liệt sỹ Gạc Ma, nhắc nhở nhau phải bảo vệ đất
nước, thì luôn bị an ninh, công an ngăn trở bằng mọi thủ đoạn. Ông Kiền cần gặp
nhân chứng, tôi sẵn sàng giới thiệu cho ông gặp.
Dân
không hiểu lầm nhà cầm quyền
Người
dân Việt Nam trên mảnh đất cha ông để lại cũng không được thể hiện chính kiến bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, và đau đớn hơn là họ bị chính lực lượng an ninh cũng là
người Việt Nam đánh đập. Cán
bộ Cộng sản cao cấp như ông thì tôi biết chắc chắn ông được báo cáo đầy đủ về
những sự kiện này. Thế ông có thấy nhục
nhã không, ông Kiền?
Ông có
công nhận người dân Việt Nam quả không sai khi đánh giá nhà cầm quyền Việt Nam
hiện tại là “hèn với giặc, ác với dân”? Rõ ràng “một bộ phận không nhỏ” cán bộ
đã là tay sai của Trung Cộng, thay mặt Trung Cộng đàn áp, đánh đập người dân Việt
Nam, khi họ phản đối hành vi xâm lược của Trung Cộng.
Do đó,
tôi mong thiếu tướng Hoàng Kiền đừng đổ lỗi cho thiếu tướng Lê Mã Lương về những
cái cớ để “bọn phản động”, “xuyên tạc” nhà cầm quyền Cộng sản. Chính những hành
động hiện tại của nhà cầm quyền là điều mà người dân nhìn vào để đánh giá lãnh
đạo đất nước hiện tại có phải là lũ bán nước cầu vinh hay không.
No comments:
Post a Comment