Nguyễn Khắc Mai
18/07/2018
Thông
qua luật An ninh mạng, đảng Cộng sản Việt Nam đã đái vào chủ nghĩa Mác, bởi tự
do báo chí là một nội dung quan trọng trong tư tưởng của Các Mác. Khi bước vào
đời, làm việc ở Reinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh – Đức) Mác đã viết loạt
bài nhan đề “Những cuộc tranh luận về báo chí” (Mác Ang ghen Toàn tâp TI
NXBCTQG 1995). Trong loạt bài viết đó, Mác đã tranh luận và đấu tranh cho tự do
báo chí. Có thể coi đó là lý tưởng của chính Các Mác, cũng là một nội hàm của
cái gọi là chủ nghĩa Mác.
Luật An
ninh mạng vừa được đảng bảo Quốc Hội thông qua, liên quan nhiều đến báo chí và
luật báo chí. Hãy nghe Mác nói về Luật Báo chí: “Luật báo chí là luật thật sự,
bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khẳng định của Tự do. Nó coi Tự do là tình trạng
bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của Tự do…” (sdd tr91). Ông
nói thêm: “Báo chí nói chung là sự thực hiện Tự do của con người. Do đó ở
đâu có báo chí, ở đó có Tự do báo chí”.
Ông khẳng
định “Báo chí Tự do, đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện
thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình. Báo chí Tự do là sự sám hối
công khai của nhân dân trước bản thân mình”. Từ đó, ông kết luận: “Bản
chất của báo chí Tự do, đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của Tự
do”.
Các Mác
phân chia báo chí thành hai loại, theo bản chất: Báo chí Tự do và báo chí bị kiểm
duyệt. (Cách phân chia báo đảng, báo ngành, báo địa phương… là phân chia theo
hình thức). Đối lập với báo chí Tự do là báo chí bị kiểm duyệt. Rạch ròi như trắng
và đen vậy.
Ông định
nghĩa báo chí bị kiểm duyệt: “Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt, đó là sự
quái dị (vô nhân cách) của sự thiếu Tự do – Đó là con quái vật được văn minh
hoá, là cái quái thai được tắm nước hoa”! (Sđd trang 89)
Về luât
kiểm duyệt (như luật ANM), ông khẳng định: “Luật kiểm duyệt không phải là luật,
mà là biện pháp cảnh sát, thậm chí còn là biện pháp tồi, bởi vì nó không đạt được
điều nó muốn và không muốn điều nó đạt được. Vì: quan chức kiểm duyệt không chỉ
trừng phạt những hành vi phạm tội. Bản thân ông ta còn bịa ra những hành vi phạm
tội đó. Chính vì vậy mà công việc kiểm duyệt được giao không phải cho Toà án,
mà là cho cơ quan cảnh sát”. (Sđd trang102). (Tại sao ông Mác tài thế? Ông đoán được ngót 200 năm
sau đồ đệ của ông ở VN sẽ làm y chang!)
Ông nói
tiếp: “Tệ lớn nhất, tệ giả dối gắn liền với báo chí bị kiểm duyệt… Điều đó dẫn
đến cái gì? Chính phủ (đảng – tôi thêm) chỉ nghe thấy tiếng
nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa
dối đó. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần quốc gia như thế đó”. Ông đay
nghiến: “Chế độ kiểm duyệt lên án ý kiến của tôi. Vì ý kiến của tôi không phải
là ý kiến của quan chức kiểm duyệt và của cấp trên ông ta”. Ban Tuyên giáo
chăng? (Sđd trang 102).
Qua mấy
trích dẫn trên, thấy được Mác đã dự báo rằng bản chất luật ANM cũng chỉ là một
luật kiểm duyệt, chỉ là biện pháp cảnh sát, thậm chí là biện pháp tồi. Chính phủ
(đảng) chỉ muốn nghe tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dối và đòi nhân
dân phải ủng hộ sự lừa dối!
Tôi tin
rằng, các quan chức Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo v.v… và cả hơn 400
ông bà nghị gật đều lộ rõ chân tướng như Mác dự báo. Họ rêu rao theo chủ nghĩa
Mác – Lê. Nhưng chỉ biệt “Lê”. Vì thế, họ sẵn sàng đâm nát vào văn hoá, tiến bộ,
vào cái Đúng, cái Tốt, cái Đẹp của Dân, Nước. Thông qua luât ANM họ thật sự đã
thoá mạ ông Mác mà họ rêu rao tôn sùng, và đã rõ sự giả dối lố bịch.
TB: Tôi viết bài này
trước khi Quốc hội thông qua luật ANM, đăng trên Facebook của mình. Nay nhân Bộ
Truyền thông – Thông tin phạt báo Tuổi Trẻ, tôi chép lại, bổ sung vài điều, gởi
đến quý vị. Đầu đề hơi tục, nhưng mà thật như vậy.
No comments:
Post a Comment