Việt Nam: 'Vấn đề
nhân sự' mà Quốc hội họp cụ thể là gì?
BBC News Tiếng Việt
18
tháng 3 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpr05npq3veo
Quốc
hội Việt Nam họp bất thường vào ngày 21/3 là để cho thôi đại biểu đối với một số
cán bộ, quan chức trong thẩm quyền của Quốc hội, một nguồn tin chia sẻ với BBC.
Hình
: https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3c76/live/b1c5b300-e51d-11ee-9410-0f893255c2a0.jpg
Từ
trái qua (hàng đầu): Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại phiên khai mạc Kỳ họp bất
thường lần thứ 5 của Quốc hội tại Hà Nội ngày 15/1/2024
Trong
bản tin trước, BBC đã đưa tin
Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ
họp bất thường vào thứ Năm ngày 21/3 để xem xét, quyết định
"công tác nhân sự", trong bối cảnh có những đồn đoán về sự thay đổi
nhân sự cấp cao.
Bức
thư do Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ký gửi cho các đại biểu Quốc hội có nội
dung: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ
6, Quốc hội khóa XV để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của
Quốc hội.
Reuters
dẫn lời một số quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam cho biết khả năng vấn đề
nhân sự mà Quốc hội thảo luận là việc Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng xin từ chức. BBC không thể kiểm chứng thông tin này.
Ngày
18/3, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc
hội Việt Nam, nói với BBC News Tiếng qua điện thoại rằng, các kỳ họp Quốc hội,
dù là bất thường, đều nhằm giải quyết tất cả những vấn đề của đất nước, ví dụ
như về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
"Trong
đó có vấn đề nhân sự, những vị trí mà do Quốc hội bầu. Thông thường, khi Ủy ban
Thường vụ Quốc hội có quyết định triệu tập kỳ họp bất thường thì chỉ nêu tiêu đề
là bàn chuyện gì chứ không nêu nội dung chi tiết.
"Ví
dụ như 21/3 này, Quốc hội có kỳ họp bất thường về vấn đề nhân sự thì chỉ nêu vậy
thôi."
"Vấn
đề nhân sự thường là có sự thay đổi, bổ sung và đây là những nhân sự do Quốc hội
bầu, nên do Quốc hội quyết. Các chức vụ do Quốc hội trực tiếp bầu thì phải họp
Quốc hội, chứ không có người nào cấp bậc lớn hơn được đình chỉ, cách chức ông
đó," luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC.
Quốc
hội là cơ quan bầu ra các vị trí then chốt của bộ máy nhà nước, bao gồm ba vị
trí trong tứ trụ:
·
Chủ
tịch nước (theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
·
Chủ
tịch Quốc hội (theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước)
·
Thủ
tướng Chính phủ (theo đề nghị của Chủ tịch nước)
·
Cựu đại sứ Hà
Lan: Việt Nam hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu là 'quá bất ngờ'
16 tháng 3 năm 2024
·
Quanh bài về mạng XH
của ông Võ Văn Thưởng
17 tháng 6 năm 2019
·
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và câu hỏi ai sẽ kế nhiệm
7 tháng 5 năm 2022
Một
nguồn tin giấu tên tiết lộ với BBC rằng trong dịp này, Quốc hội sẽ biểu quyết,
cho thôi đại biểu đối với một số cán bộ như bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Đào Ngọc
Dung...
Bà Hoàng Thị
Thúy Lan là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng,
Đại biểu Quốc hội. Đầu tháng 3/2024, bà Lan bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc
“nhận hối lộ”. Bà Lan bị cáo buộc liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn và Chủ tịch tập
đoàn này là Nguyễn Văn Hậu, còn gọi là Hậu Pháo, người đã bị khởi tố trước đó.
Tập đoàn Phúc Sơn có dự án trên nhiều tỉnh thành khắp Việt Nam và vụ việc này
đã kéo nhiều quan chức cấp tỉnh, từ Vĩnh Phúc cho đến Quảng Ngãi phải vào tù.
Thông
tin ban đầu cho thấy đây sẽ là một trong những “đại án”. Trong cuộc họp báo thường
kỳ Chính phủ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an,
cho biết chỉ riêng hai dự án của tập đoàn này “đã gây thiệt hại cho ngân sách
nhà nước trên 640 tỷ đồng”.
Ông
Đào Ngọc Dung là Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội. Ngày
8/3/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Bộ trưởng Đào Ngọc Dung "vi
phạm đến mức phải xem xét kỷ luật" do liên quan đến sai phạm tại Công ty Cổ
phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).
Cụ
thể, Ban cán sự đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo
để bộ này và một số tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, thực hiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực
đào tạo dạy nghề; trong thực hiện các gói thầu do AIC và các doanh nghiệp trong
hệ sinh thái AIC thực hiện.
Còn
trường hợp nhân sự cấp cao hơn được xem xét trong kỳ họp bất thường lần này thì
chưa biết thế nào, nhưng "xác suất là cao", vẫn theo nguồn tin nói
trên.
Hình
: https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/dee2/live/1d2e57a0-e51e-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg
Các
đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 tại
Hà Nội ngày 15/1/2024
Có
kinh nghiệm làm việc tại Quốc hội Việt Nam 14 năm, luật sư Trần Quốc Thuận nói
với BBC rằng, theo luật quy định thì Quốc hội mỗi năm họp hai lần, nếu có vấn đề
gì do nhu cầu cấp bách thì có thể họp một kỳ họp thứ ba, gọi là kỳ họp bất thường.
"Bất
thường thì cũng có khi chỉ là chuyện bình thường như ngoại giao, an ninh, quốc
phòng nhưng mang tính đột xuất cần đem ra giải quyết. Bất thường nghĩa là họp
nhiều hơn điều mà trong luật của Quốc hội quy định," ông Thuận diễn giải.
Luật
sư Thuận nói thêm rằng, các kỳ họp Quốc hội đều nhằm giải quyết tất cả những vấn
đề của đất nước, ví dụ như về kinh tế, xã hội rồi an ninh, quốc phòng.
"Về
vấn đề kỷ luật một quan chức cấp cao, nếu ông đó là đảng viên thì đảng có quyền
kỷ luật, khai trừ khỏi đảng. Nhưng chức vụ của nhà nước thì hiến pháp quy định
là do Quốc hội bầu thì do Quốc hội xem xét," ông Thuận nói.
Ông
Thuận nhớ lại tại Hội nghị trung ương 6, khóa 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Bộ Chính trị đã bỏ phiếu nhất trí kỷ luật một "ông bự" - người khi đó
được gọi là "một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị". Nhưng khi đưa ra Ban
Chấp hành Trung ương Đảng - cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng - thì người này
không bị kỷ luật.
"Sau
vụ đó, nhân
vật này mới có tên gọi là Đồng chí X," ông Thuận nhắc lại.
Trở lại kỳ
họp bất thường vào ngày 21/3 sắp tới đây, như đã đề cập ở trên, có thông tin
cho rằng vấn đề nhân sự mà Quốc hội thảo luận là việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
xin từ chức.
Hồi
tháng 1/2023, Quốc hội cũng đã có một cuộc họp bất thường để xem xét miễn nhiệm
Chủ tịch nước khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông
Phúc từ chức với lý do là chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để
nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm,
gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong
buổi lễ bàn giao công tác ngày 4/2/2023, ông Phúc đã phát biểu rằng: "Gia
đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á".
Tuy
nhiên, câu nói này của ông Phúc sau đó đã bị gỡ khỏi các tờ
báo Việt Nam.
Sau
đó, ông Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970, được bầu làm chủ tịch nước thay cho ông
Phúc từ tháng 3/2023.
Ông
Thưởng cũng là chủ tịch nước trẻ nhất và cũng là thành viên trẻ nhất trong Bộ
Chính trị.
----------------
Tin
liên quan
·
Quốc hội Việt Nam họp
bất thường về 'vấn đề nhân sự'
18
tháng 3 năm 2024
·
Việt Nam: Tân Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng và những 'hạt giống đỏ'
5
tháng 3 năm 2023
·
Vua và Hoàng hậu Hà
Lan hủy thăm vào phút chót 'vì chuyện nội bộ của Việt Nam'
15
tháng 3 năm 2024
No comments:
Post a Comment