Wednesday 27 March 2024

VIỆT NAM THU THẬP ADN CHO THẺ CĂN CƯỚC, RỦI RO TIỀM ẨN LÀ GÌ? (BBC News Tiếng Việt)

 



Việt Nam thu thập ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?

BBC News Tiếng Việt

27 tháng 3 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c720mlr74x2o

 

Đã có tiếng nói chuyên gia phản đối thu thập dữ liệu gien trên diện rộng ở Việt Nam, nhấn mạnh đến rủi ro về an ninh quốc gia.

 

Điểm mới của Luật Căn cước 2023 của Việt Nam là thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói sẽ được bổ sung vào thẻ căn cước.

 

Việt Nam sẽ bắt đầu thu thập các dữ liệu sinh trắc học này của người dân từ ngày 1/7 tới.

Điều 16 trong Luật Căn cước có nội dung như sau:

 

“Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.”

 

Tại cuộc họp báo quý 1/2024 vào sáng 26/3, Thiếu tướng Phùng Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - cho biết đối với ADN và giọng nói, cơ quan chức năng sẽ thu nhận qua các dữ liệu của cơ quan quản lý.

 

Thiếu tướng Thắng đưa ra các ví dụ: Cơ quan tố tụng tiến hành các biện pháp tố tụng, liên quan đến giám định ADN, giọng nói…; Cơ quan xử lý hành chính đối với các đối tượng có liên quan thì sẽ thu nhận qua quá trình đến làm việc.

 

“Hoặc nếu người dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học thì chúng tôi mới tiến hành giám định ADN đưa vào thông tin của công dân,” ông Thắng nói thêm.

 

·        Hành trình 'lòng vòng' của thẻ căn cước Việt Nam cho thấy điều gì?

1 tháng 12 năm 2023

·        Chủ tịch nước kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?

23 tháng 3 năm 2024

·        Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

26 tháng 3 năm 2024

 

 

‘Chưa thể xác định bắt buộc hay không’

 

Từ Việt Nam, Luật sư Dương Vĩnh Tuyến nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông chưa thể khẳng định được liệu người dân có bị bắt buộc phải cung cấp thông tin sinh trắc học cho cơ quan chức năng hay không.

 

“Sau khi đọc các điều luật khác trong Luật Căn cước thì tôi thấy chưa đủ dữ kiện để khẳng định việc thu thập dữ liệu sinh trắc học này là không mang tính bắt buộc hay bắt buộc. Chưa có văn bản cụ thể nào quy định người dân bị bắt buộc hay có thể từ chối thu thập dữ liệu sinh trắc học cả.”

 

“Để hiểu điều luật này thì phải cần văn bản hướng dẫn. Cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước đã kết nối với nhau.”

 

Điều 16 của Luật Căn cước 2023 có nội dung những dữ liệu sinh trắc học là “một trong các nguồn” để cơ quan chức năng thu thập và cập nhật tích hợp vào dữ liệu căn cước.

 

Luật sư Dương Vĩnh Tuyến cũng suy đoán một khả năng nghiệp vụ hình sự khi người dân lăn tay hay chụp hình để làm thẻ căn cước là ADN, như biểu bì da, và mống mắt đã được thu thập rồi.

 

Tuy nhiên ông cũng cho biết đây là vấn đề khoa học hình sự nên không thể nào kết luận.

“Tôi nghĩ nếu không bắt buộc lấy dữ liệu ADN, mống mắt thì cơ quan chức năng đã thu giữ thông tin mà người dân không bao giờ biết được. Vì theo tôi, khi lăn dấu vân tay để lưu vào tàng thư căn cước thì đã đủ cơ sở để xác định ADN rồi, hay chụp hình thì đã thu thập thông tin mống mắt rồi. Luật không quy định rõ, tuy nhiên cơ quan chức năng có thể đã thu thập rồi.”

 

“Do đó tôi nghĩ chúng ta không nên tranh luận bắt buộc hay không bắt buộc vụ thu thập dữ liệu sinh trắc học, mà có khi dữ liệu này đã được thu thập từ trước."

 

Trong quy định, điểm b khoản 1 trong Điều 16 đề cập việc thu thập thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học, gồm khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người được cấp thẻ.

 

Nhưng điểm đáng lưu ý là trong Điều 23 về quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước, hiện không có quy định lấy ADN, mống mắt, giọng nói.

 

“Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây cũng không khác luật cũ quy định làm chứng minh nhân dân, chỉ thay thế ‘thẻ căn cước công dân’ thành ‘thẻ căn cước’, vì phần quan trọng nhất vẫn là chụp ảnh và lăn dấu dân tay, theo tôi, hai yêu cầu đã đầy đủ rồi,” Luật sư Dương Vĩnh Tuyến đánh giá.

 

·        Hộ chiếu Việt Nam gần cuối bảng Đông Nam Á; nhiều người 'tậu' quốc tịch thứ hai

 

·        ‘Làn sóng mới đàn áp tiếng nói bất đồng’ khi Việt Nam lại muốn có ghế ở Hội đồng Nhân quyền LHQ?

·        6 tháng 3 năm 2024

·        Hộ chiếu Việt Nam gần cuối bảng Đông Nam Á; nhiều người 'tậu' quốc tịch thứ hai

·        28 tháng 2 năm 2024

·        Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

·        26 tháng 3 năm 2024

 

 

‘Chỉ nên cho tội phạm hình sự’

 

Dữ liệu ADN đặc biệt nhạy cảm xét về quyền nhân thân của mỗi công dân, một quyền dân sự theo hiến định.

 

Do đó, ở các nước, vấn đề lưu trữ dữ liệu ADN phải được quy định chặt chẽ vì nguy cơ bị xâm hại.

 

BBC News Tiếng Việt đã trao đổi vấn đề này với Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, từ Đại học New South Wales. Ông đưa ra góc nhìn theo hướng y khoa.

 

“Cái ý tưởng căn cước sinh học (ADN identity card) đã manh nha từ lúc Dự án giải mã hệ gien con người hơn 20 năm trước. Ý tưởng mang tính viễn kiến xa là mỗi thẻ căn cước sẽ chứa thông tin ADN đặc thù của mỗi cá nhân. Thông tin này có thể giúp bác sĩ tiên lượng bịnh và xác định thuốc nào thích hợp cho bịnh."

 

"Lí tưởng là vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Hồ sơ ADN chưa đủ tin cậy để nói ai sẽ mắc bịnh hay không mắc bịnh. Hiện nay, hồ sơ ADN cũng chưa đủ ‘mạnh’ để quyết định một bịnh nhân nên dùng thuốc gì, mặc dù nhiều tỷ USD đã tiêu ra cho nghiên cứu.”

 

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, nếu thu thập ADN để làm thẻ căn cước ở Việt Nam thì sẽ dành cho mục đích phát hiện tội phạm hơn là y khoa.

 

"Trên lý thuyết, người ta có thể dựa vào sự trùng hợp của hai hồ sơ ADN để xác định tội phạm, và trong thực tế việc này đã có vài kết quả tích cực.

 

"Nhưng khi áp dụng đại trà thì phát sinh một vấn đề nghiêm trọng. Khi một hồ sơ ADN so sánh với hàng trăm triệu hồ sơ khác thì xác suất trùng hợp sẽ rất cao, nhưng sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên, không đủ tính thuyết phục để định tội. Cái nguy hiểm là có thể kết tội oan nếu dựa vào căn cước ADN.

 

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cũng đề ra vấn đề là nếu thu thập rồi thì chi phí phân tích ADN cho hàng trăm triệu người tốn rất nhiều tiền.

 

"Ai sẽ chi trả chi phí này, công dân hay nhà nước? Chi phí bỏ ra có đem lại hiệu quả cao, có 'đáng đồng tiền bát gạo'?"

 

"Tôi nghĩ vấn đề là chứng cứ và khoa học. Trước khi triển khai một chánh sách có tác động đến hàng trăm triệu người, rất cần chứng cứ khoa học về hiệu quả và nghiên cứu khoa học để biết giá trị ADN trong thực tế ra sao. Hiện nay, chúng ta chưa có những chứng cứ khoa học mà chỉ là những suy đoán dựa trên lý thuyết," Giáo sư Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt.

 

·        ‘Làn sóng mới đàn áp tiếng nói bất đồng’ khi Việt Nam lại muốn có ghế ở Hội đồng Nhân quyền LHQ?

 

 

·        Hành trình 'lòng vòng' của thẻ căn cước Việt Nam cho thấy điều gì?

·        1 tháng 12 năm 2023

·        Chủ tịch nước kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?

·        23 tháng 3 năm 2024

·        Chính phủ Anh phát quảng cáo tiếng Việt nhằm ngăn nhập cư trái phép

·        26 tháng 3 năm 2024

 

 

Rủi ro an ninh quốc gia?

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/98ad/live/1e59b4c0-eb5f-11ee-860f-4b0b053e4cd0.png

Thẻ căn cước Việt Nam đã có một hành trình lòng vòng, gây bức xúc dư luận khi người dân phải trải qua việc đổi thẻ 3 lần trong 8 năm

 

Từ Anh, Tiến sĩ Helen Wallace, Giám đốc tổ chức phi lợi nhuận GeneWatch UK, đánh giá với BBC News Tiếng Việt rằng Việt Nam nên theo cách làm tốt nhất của quốc tế và loại trừ dữ liệu ADN ra khỏi dữ liệu dân cư.

 

“Nếu bất kỳ quốc gia nào muốn thiết lập dữ liệu ADN do cảnh sát quản lý [police DNA database] thì nên thực thi các biện pháp bảo vệ về mặt luật pháp chặt chẽ để bảo vệ quyền con người. Dữ liệu ADN mà cảnh sát có chỉ nên dành cho mục đích điều tra tội phạm.”

 

Sau khi xem qua Luật Căn cước 2023 của Việt Nam, Tiến sĩ Helen Wallace đánh giá “đã không thấy giới hạn rõ ràng về việc thu thập ADN cho mục đích hành chính hay điều tra tội phạm” của Việt Nam, đồng thời thiếu các biện pháp đảm bảo các dữ liệu ADN sẽ không được sử dụng sai mục đích và cũng không có yêu cầu thông tin gien sẽ bị xóa khi không còn liên quan, hay nếu một công dân không muốn dữ liệu của mình được lưu trữ.

 

Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Công ước ICCPR) của Liên Hợp Quốc và là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, và đang tái ứng cử nhiệm kỳ 2026 – 2028.

 

“Do đó, luật này không thể hiện rõ ràng về việc bắt buộc có dữ liệu ADN đối với mọi công dân (vì như vậy là vi phạm Công ước ICCPR mà Việt Nam tham gia), nhưng nó có vẻ cho phép cơ sở dữ liệu ADN của một người được tạo ra thông qua ‘một quy trình giấu giếm’ và thiếu các biện pháp bảo vệ phù hợp," Tiến sĩ Helen Wallace nhận định.

 

 

·        Chính phủ Anh phát quảng cáo tiếng Việt nhằm ngăn nhập cư trái phép

 

 

Hình : https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e9ba/live/75215d60-eb61-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg

Dữ liệu dân cư, bao gồm thông tin cá nhân của công dân, cần được bảo vệ nghiêm ngặt

 

 

Trong một bài viết ngày 22/2 trên tạp chí Tia Sáng, Giáo sư Phan Dương Hiệu, chuyên ngành mật mã, Đại học Bách Khoa Paris (Pháp), cảnh báo về nguy cơ nghiêm trọng nếu Việt Nam tiến hành thu thập gien trên diện rộng.

 

Giáo sư Phan Dương Hiệu nhấn mạnh đến rủi ro mà ông gọi là "khủng khiếp phía sau".

 

Cụ thể ông viết:

 

"Dữ liệu nhạy cảm và quan trọng nhất của con người là dữ liệu gien. Nắm được gien là có khả năng hiểu rất nhiều về con người. Nắm được dữ liệu gien của một cộng đồng, một đất nước là hiểu rất rõ và khống chế, gây ảnh hưởng được lên cộng đồng/nước đó."

 

"Sự nguy hiểm của vấn đề thu thập gien là ở chỗ nó có thể được quảng bá là sẽ đem lại một số lợi ích trước mắt, do đó, đơn vị (nhà nước, công ty) muốn thu thập có thể lấy những lợi ích này làm lý do cho mục đích thu thập trên diện rộng, từ đó che mờ những nguy hại khủng khiếp phía sau. Chúng ta cần nhìn thật sự vào bản chất, vào mọi khía cạnh để thấy rằng lợi ích tức thời nếu có sẽ không đáng kể so với những nguy hại vĩnh viễn không thể khắc phục – ảnh hưởng tới toàn dân và đất nước."

 

 

Về phía Bộ Công an Việt Nam, ngày 26/3, Đại tá Tô Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, cho biết việc thu thập ADN là cần thiết để "xác định huyết thống, hoặc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm xác định, truy tìm tung tích nạn nhân".

 

Ông Dũng cũng khẳng định việc bổ sung ADN "sẽ rất cần thiết" và "sẽ được Bộ Công an thực hiện đúng quy định, đảm bảo các yêu cầu bảo mật thông tin."

 

Trước đó, thẻ căn cước Việt Nam đã có một hành trình lòng vòng, gây bức xúc dư luận khi người dân phải trải qua việc đổi thẻ 3 lần trong 8 năm, với nhiều trục trặc, điều chỉnh và có những đề xuất bị phê phán là bất hợp lý.

 

Vào năm 2016, chứng minh nhân dân đã được đổi qua thẻ căn cước công dân. Năm 2021, lại đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip, và năm 2024, đổi sang thẻ căn cước.

 

Như vậy từ năm 1957, tính ở miền Bắc và từ 1975 tính trên toàn quốc, Việt Nam đã trải qua các loại thẻ từ chứng minh nhân dân có chín chữ số, đến chứng minh nhân dân có 12 chữ sốcăn cước công dân mã vạchthẻ căn cước công dân gắn chip và hiện nay là thẻ căn cước.

 

·        Chính phủ Anh phát quảng cáo tiếng Việt nhằm ngăn nhập cư trái phép

·         

·        Bộ Công an VN nay nói đưa nơi sinh vào hộ chiếu mới là việc làm 'cần thiết'

 

 

Hình : Lịch sử thay đổi từ chứng minh thư nhân dân đến thẻ căn cước (1957-2023)

           https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c720mlr74x2o

            Nguồn: Nghiên cứu của BBC, Getty Images, BBC via Tran Vo

 

------------

Tin liên quan

·         

Hành trình 'lòng vòng' của thẻ căn cước Việt Nam cho thấy điều gì?

1 tháng 12 năm 2023

·         

Giới đầu tư nước ngoài nghi ngại sau vụ ông Võ Văn Thưởng mất chức

26 tháng 3 năm 2024

·         

Starlink và Việt Nam: Đàm phán sụp đổ bất lợi cho an ninh, quốc phòng?

11 tháng 3 năm 2024

·         

‘Làn sóng mới đàn áp tiếng nói bất đồng’ khi Việt Nam lại muốn có ghế ở Hội đồng Nhân quyền LHQ?

6 tháng 3 năm 2024

·         

Ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam

21 tháng 3 năm 2024

·         

Chủ tịch nước kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?

23 tháng 3 năm 2024

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats