Việt
Nam, Mỹ ký bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân
14/03/2024
Đại
sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa nhắc đến nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người
đang bị chính quyền cầm tù vì các hoạt động báo chí độc lập, nhân dịp vừa diễn
ra lễ trao giải thưởng phụ nữ can đảm quốc tế năm 2024.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-f57d-08db1bf2f9e7_cx13_cy15_cw81_w1023_r1_s.jpg
Cục
Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (DRL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam
trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang.
“Ai là hình tượng người
phụ nữ can đảm của bạn?”, Đại sứ quán Mỹ đặt câu hỏi cho độc giả Việt Nam hôm
12/3 trên trang Facebook chính thức của cơ quan ngoại giao này.
Từ
khi giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế (IWOC) được thành lập vào tháng 3/2007 đến
nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tôn vinh hơn 190 phụ nữ thuộc 90 quốc gia, bao gồm
bà Rina Gonoi ở Nhật Bản, được trao giải năm 2024; nữ Thượng Nghị sĩ Datuk Ras
Adiba Radzi ở Malaysia, được trao giải năm 2023; và tác giả, nhà báo đang bị
giam cầm tù Phạm Đoan Trang, người đoạt giải năm 2022, vẫn theo trang Facebook
của cơ quan ngoại giao Mỹ.
VOA
đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về thông tin đăng
trên trang của Đại sứ quán Mỹ, nhưng chưa được phản hồi.
Hôm
8/3, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, các nhóm nhân quyền quốc tế, trong đó có Ủy ban
Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam (VCHR) có trụ sở ở Pháp, kêu gọi chính quyền Việt
Nam trả tự do các nữ tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Trao
đổi với VOA, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch của VCHR, nêu nhận định về
trường hợp bà Phạm Đoan Trang:
“Trong
khi cả thế giới đang rất hoan hỷ về đóng góp của người phụ nữ trên thế giới,
chúng tôi thấy rằng có một số người phụ nữ Việt Nam rất can đảm, đang bị cầm tù
chỉ vì nói lên những ý kiến ôn hòa của mình...Phạm Đoan Trang đang bị 9 năm tù.
Việt Nam phải trả tự do liền ngay tức khắc”.
Bà
Phạm Đoan Trang là người thứ ba của Việt Nam đoạt giải IWOC, sau nữ blogger
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn có tên là Mẹ Nấm, được trao năm 2017, và blogger Tạ
Phong Tần được trao năm 2013. Điểm chung của ba người này là cùng bị chính quyền
Việt Nam kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật hình sự
1999 và đều được Bộ Ngoại giao Mỹ trao thưởng khi đang thụ án tù ở Việt Nam.
Ngay
sau khi bà Trang được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng này cho “một cá nhân
vi phạm pháp luật Việt Nam đã được đưa ra xét xử và đang chịu án phạt tù, là
hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho phát triển quan hệ
hai nước”.
Phía
Việt Nam cũng đồng thời nhấn mạnh các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc
không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền con người trong thời gian qua “đã được
cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”.
Trang
Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 12/3 cũng dẫn lại tuyên bố của Bộ Ngoại
giao Mỹ về bản án 9 năm tù đối với bà Trang vào tháng 8/2022, trong đó bày tỏ rằng
“Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước bản án được giữ nguyên 9 năm tù đối với tác giả
và nhà báo Việt Nam nổi tiếng Phạm Đoan Trang”.
“Bà
Trang, người từng đoạt Giải thưởng IWOC của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ năm
2022, đã được quốc tế công nhận vì công việc thúc đẩy nhân quyền và thúc đẩy
các vấn đề quản trị tốt ở Việt Nam”, tuyên bố viết.
Vào
tháng 9/2021, Nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc về việc giam giữ tùy tiện đã
phát hiện ra rằng việc giam giữ bà Trang là tùy tiện và trái với các cam kết quốc
tế về nhân quyền của Việt Nam.
Hồi
tháng 11/2023, khi diễn ra Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu phái đoàn Việt Nam hãy phóng thích nhà báo
Phạm Đoan Trang, đồng thời nới lỏng các hạn chế đối với xã hội dân sự.
Thứ
trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya phụ trách về An ninh dân sự, Dân chủ và Nhân quyền
nói: “Chúng tôi kêu gọi quý vị trả tự do cho các tù nhân lương tâm, như bà Phạm
Đoan Trang, một nhà báo ôn hòa, vẫn còn bị giam cầm dù tình trạng sức khỏe ngày
càng xấu đi”.
Bà
Trang hiện đang thụ án tù 9 năm tại trại giam An Phước, Bình Dương, nơi cách
gia đình ở Hà Nội hơn 1.500 km.
No comments:
Post a Comment