Việt Nam có phải là
nền kinh tế thị trường?
BBC News Tiếng Việt
12
tháng 3 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c280wg3dx12o
Việt
Nam đề nghị Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng nền kinh tế Việt Nam
có đang thực sự vận hành theo quy tắc thị trường hay không?
Hiện
Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại trạng thái kinh tế phi thị trường của Việt
Nam. Theo bộ này, ngày 8/9/2023, chính phủ Việt Nam đã đệ đơn chính thức yêu cầu
phía Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, viện dẫn
những cải cách kinh tế trong các năm gần đây.
Quy
trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày.
Như
vậy, thời gian phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng
7 tới.
Trả
lời trên Báo Điện tử Chính phủ (Việt Nam) ngày 11/2/2024, Đại sứ Hoa Kỳ Marc
Knapper nói: "Về việc Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền
kinh tế thị trường, hiện Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang tiến hành quy trình phân
tích trước khi đưa ra quyết định theo đúng luật pháp Hoa Kỳ."
'Đổi
mới nhưng không đổi màu'
Liên
tiếp những vụ đại án gần đây từ kit test Việt Á, Chuyến bay giải cứu, hiện nay
là Vạn Thịnh Phát, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đô la cho thấy rõ
thêm về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam, theo một chuyên gia
khoa học chính trị từ Hoa Kỳ.
Từ
trước đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá, "chưa từng có tiền lệ trong lịch sử",
"là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của
thế giới".
Nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời được xác định là
"một trong những phương thức" để đạt được mục tiêu xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Giáo
sư Vũ Tường,
Trưởng khoa Chính trị học, Đại học Oregon, đánh giá với BBC News Tiếng Việt rằng
nếu dùng hai khái niệm để nói về quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam
thì đó là chủ nghĩa tư bản do nhà nước kiểm soát hoặc quản lý (state-led
capitalism) và chủ nghĩa Lenin, kết hợp với kinh tế thị trường (market-Leninism).
Trong
phần nghiên cứu mới đây và đã được trình bày tại Trung tâm châu Á toàn cầu
(Stockholm Center for Global Asia) thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển) hồi
tháng 12/2023, Giáo sư Vũ Tường đánh giá "sự trường tồn của thể chế cộng sản
vẫn là ưu tiên tối thượng của Đảng Cộng sản Việt Nam".
Ông
cho rằng chủ nghĩa tư bản đỏ thân hữu (red crony capitalism) đã
hưởng lợi khi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều có những mối quan hệ với giai
cấp cộng sản cầm quyền.
·
Chỉ thị mật của
Bộ Chính trị: Việt Nam không thực tâm thực thi công ước quốc tế về công đoàn
11 tháng 3 năm 2024
·
Hà Nội nói Mỹ
dán nhãn ‘kinh tế phi thị trường’ cho Việt Nam ‘có hại’ cho quan hệ song phương
24 tháng 1 năm 2024
·
Thấy gì từ tài
liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1 tháng 3 năm 2024
Đảng
Cộng sản Việt Nam muốn kinh tế nhà nước duy trì vai trò chủ đạo
Cụ
thể, với mối quan hệ đặc biệt, đa số những doanh nghiệp này, tuy không phải là
tất cả, đã nắm được tin mật, giàu có nhờ buôn bán tài nguyên, hưởng chênh lệch,
sự giàu có không xuất phát từ phát minh sáng chế như cách mà gia tộc hay tập
đoàn (chaebol) ở Hàn Quốc hay zaibatsu ở Nhật Bản thực hiện.
Theo
ông, nhà nước Việt Nam vẫn đang kiểm soát chặt nền kinh tế, nắm nguồn tài
nguyên quốc gia và tư liệu sản xuất. Mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh
tế lớn hơn nhiều nếu so với Hàn Quốc và Đài Loan, là những nơi theo thể chế dân
chủ.
Kinh
tế tư nhân ở Việt Nam vẫn nằm trong thế yếu, trong khi kinh tế nhà nước, với 19
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn,
chiếm ưu thế trong các lĩnh vực kinh doanh chính và được hưởng những ưu đãi của
chính phủ .
Doanh
nghiệp nhà nước đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Hiện
tại, khối doanh nghiệp do nhà nước sở hữu chiếm tới hơn 30% GDP của Việt Nam,
theo số liệu của Bộ Tài chính năm 2022.
Theo
Forbes, hiện khối tài sản của năm người giàu nhất Việt Nam là khoảng12 tỷ USD,
đứng đầu vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup, và được liệt kê vào
phần danh mục tỷ phú bất động sản.
Cũng
theo Giáo sư Vũ Tường, điểm yếu trong nền kinh tế nhà nước ở Việt Nam là đội
ngũ lãnh đạo đa số là đảng viên Cộng sản, đi học tập hoặc làm việc từ Đông Âu về,
ít người đến từ giới kỹ trị nếu so sánh với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, những
nền kinh tế đã "hóa rồng" thành công.
·
Starlink và Việt
Nam: Đàm phán sụp đổ bất lợi cho an ninh, quốc phòng?
11 tháng 3 năm 2024
·
Kỳ họp lưỡng hội
khóa 14 Trung Quốc: Liệu một quốc hội 'bù nhìn' có thể giải cứu nền kinh tế?
4 tháng 3 năm 2024
·
Vì sao người
giàu Việt Nam đổ tiền đầu tư nhập tịch?
1 tháng 3 năm 2024
'Chủ
nghĩa xã hội gia công cho Samsung'
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4320/live/e8f74c00-df76-11ee-860f-4b0b053e4cd0.jpg
Nền
kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế
biến hàng xuất khẩu
Giáo
sư Vũ Tường đánh giá nền kinh tế Việt Nam hiện là một nền kinh tế lệ thuộc, vì
quá phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như lượng kiều hối, thu hút
lượng lớn FDI vì giá nhân công rẻ.
Ông
dùng khái niệm "chủ nghĩa xã hội gia công cho Samsung" (Samsung
socialism) để đề cập việc Việt Nam không hưởng lợi nhiều từ "hiệu ứng lan
tỏa" (spillover).
Samsung
hiện có bốn nhà máy tại Việt Nam (tại Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP HCM), trong
năm 2023 doanh thu từ Việt Nam chiếm 30% doanh thu toàn cầu cho tập đoàn này
(61,4 tỷ USD trên tổng số 198,3 tỷ USD).
Samsung
hiện đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam và mới đây tuyên bố muốn duy trì
vị thế này trong vòng 30 đến 40 năm nữa.
"Tập
đoàn Samsung mang vốn vào Việt Nam, nhưng hàng hóa không bán ở thị trường Việt
Nam mà xuất lại đi Mỹ, châu Âu," Giáo sư Vũ Tường nói với BBC News Tiếng
Việt.
Khu
vực kinh tế nước ngoài ngày càng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Theo thống kê năm 2023 của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đã có
111 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Một
bài nghiên cứu được nêu trong sách 'Vietnam: Navigating a Rapidly
Changing Economy, Society, and Political Order', Nhà xuất bản Đại học
Harvard ấn hành năm 2023, cho thấy "hiệu ứng lan tỏa" từ nguồn vốn đầu
tư của Samsung vào nền kinh tế là "đáng thất vọng" khi chỉ có 4 doanh
nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn của Samsung, gồm sản xuất hộp
đựng điện thoại di động, trong khi 63 nhà cung cấp khác đều là công ty nước
ngoài, hầu hết là từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Do
đó, nghiên cứu cho thấy có rất ít không gian cho việc xảy ra "hiệu ứng lan
tỏa" về công nghệ tối tân cho phía Việt Nam, đồng thời lý giải vì sao
có nguồn vốn FDI lớn nhưng Việt Nam không thể trở thành một quốc gia công nghiệp
hiện đại.
"Mối
gắn kết yếu giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) với các công
ty trong nước - và quan sát về việc Việt Nam không thể trở thành một quốc gia
'hiện đại hóa và công nghiệp hóa' bất chấp nguồn vốn FDI lớn - đã góp phần vào
cuộc thảo luận quan trọng về chính sách FDI của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước
ngoài như Samsung đã hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi FDI khác nhau như ưu
đãi thuế, tiền thuê đất. Các lập luận chính thống về những ưu đãi như vậy chủ yếu
nhấn mạnh đến các "hiệu ứng lan tỏa" [...].
"Thế
nhưng, nếu chỉ có những hiệu ứng lan tỏa ‘râu ria’, thì các ưu đãi về FDI có thể
dẫn tới tình trạng các nhà đầu tư nội địa càng gặp bất lợi về cạnh tranh khi họ
không đủ chuẩn hưởng ưu đãi thuế và các lợi ích khác mà những doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có được."
Theo
Giáo sư Vũ Tường, để Việt Nam "hóa rồng", cần phải tiến tới bãi bỏ dần
"chủ nghĩa xã hội gia công cho Samsung, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước,
chuyên nghiệp hóa thể chế nhà nước, tiếp theo là tự do hóa xã hội, kinh tế và
cuối cùng là chính trị".
·
VinFast: Thấy gì
từ con số lỗ hàng tỷ đô la?
26 tháng 2 năm 2024
·
Việt Nam áp thuế
mới, doanh nghiệp nước ngoài dọa ngưng đầu tư
9 tháng 3 năm 2024
·
Việt Nam-Úc nâng
cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bàn về Biển Đông và hợp tác khoáng sản
7 tháng 3 năm 2024
Bị
chính trị chi phối, kinh tế Việt Nam có vận hành theo quy luật thị trường?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4dd9/live/bcf705d0-e013-11ee-9410-0f893255c2a0.jpg
Khối
tư nhân được cho là gặp bất lợi trong một nền kinh tế có vai trò bao trùm của
doanh nghiệp nhà nước
Hiện
tại Việt Nam được 72 nước công nhận là nền kinh tế thị trường, trong đó có
Trung Quốc, Nga, các nước trong khối ASEAN.
Các
đối tác quan trọng như Mỹ và châu Âu chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị
trường.
Tiến
sĩ Công Phạm, Giảng viên cấp cao tại Đại học Deakin (Úc), chia sẻ với BBC News
Tiếng Việt rằng, theo cách nhìn của Mỹ thì các yếu tố quan trọng để xác định một
nền kinh tế có đủ tư cách nền kinh tế thị trường hay không bao gồm các yếu tố
sau (châu Âu về cơ bản cũng xét các yếu tố như Mỹ):
·
Khả
năng chuyển đổi đồng tiền. Liên quan với khái niệm này là khái niệm thao túng
tiền tệ.
·
Lương
lao động là kết quả của tự do thương thảo giữa người lao động và người sử dụng
lao động.
·
Liên
doanh và các hình thức đầu tư nước ngoài khác được phép.
·
Chính
phủ sở hữu hay kiểm soát công cụ sản xuất như thế nào.
·
Chính
phủ kiểm soát việc phân phối tài nguyên, giá cả và sản xuất như thế nào.
“Tới
hiện tại, theo tôi biết, Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam tư cách là nền kinh tế tự
do vì ba lý do sau đây. Thứ nhất, đó là có nhiều công ty do nhà nước sở
hữu (SOE). Con số ước tính năm 2022, các SOE chiếm khoảng 30% GDP của Việt Nam.
Thứ hai là luật về lao động của Việt Nam còn nhiều thiếu sót và lý do thứ
ba là tồn tại nguy cơ Việt Nam có thể gây hại cho các ngành công nghiệp của
Mỹ và người lao động Mỹ. Ngoài ra cũng có e ngại Trung Quốc sử dụng các nước
ASEAN, trong đó có Việt Nam, để lách các quy định thương mại Mỹ áp đặt cho Bắc
Kinh," ông nói.
Theo
Tiến sĩ Công Phạm thì tư cách nền kinh tế thị trường giữ vai trò quan trọng
trong thương mại.
Ông
nói rằng tư cách này quan trọng trong việc xác định một thành viên Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) có bán phá giá và vi pham luật WTO hay không.
"Các
nước không có tư cách nền kinh tế thị trường sẽ phải thực hiện tính giá các sản
phẩm xuất khẩu của mình trên cơ sở giá sản phẩm tương tự của nước thứ ba có tư
cách kinh tế thị trường. Nếu giá từ các nước có tư cách nền kinh tế thị trường
cao hơn nước không có tư cách này, khi đó các thành viên WTO có thể áp thuế chống
phá giá," ông giải thích thêm.
·
Chỉ thị mật của
Bộ Chính trị: Việt Nam không thực tâm thực thi công ước quốc tế về công đoàn
·
Việt Nam áp thuế mới,
doanh nghiệp nước ngoài dọa ngưng đầu tư
Trao đổi với
BBC, ông Börje Ljunggren, cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam (1994-1997) và là
nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Harvard và Viện
Quan hệ Quốc tế Thụy Điển, đánh giá: "Việt Nam còn xa mới là một
nền kinh tế phát triển toàn diện, nhưng khá độc đáo nếu xét về lượng FDI và kim
ngạch ngoại thương rất lớn, gấp hai lần GDP (nhưng giá trị gia tăng thấp) và vẫn
là một nhà nước độc đảng. Vị thế địa chính trị khiến Việt Nam trở nên rất hấp dẫn,
nên không chỉ có Mỹ ứng xử có phần ưu ái. Với ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc,
Mỹ nên thúc đẩy các cải cách, chẳng hạn các luật về lao động quan trọng của Việt
Nam."
---------------
Tin
liên quan
·
Hộ chiếu Việt Nam gần
cuối bảng Đông Nam Á; nhiều người 'tậu' quốc tịch thứ hai
28
tháng 2 năm 2024
·
Trung Quốc thông
qua luật tăng quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với chính phủ
11
tháng 3 năm 2024
·
Ngân hàng SCB Thái
Lan mua đứt Home Credit Việt Nam
29
tháng 2 năm 2024
·
Việt Nam lên kế hoạch
cải cách công đoàn, công ty nước ngoài lo lắng
27
tháng 2 năm 2024
·
Trung Quốc hối thúc
ngành tài chính tuân thủ đường lối Đảng
21
tháng 2 năm 2024
·
VietJet phản hồi
nhưng không đưa bằng chứng việc tòa Anh nói hãng ‘cản trở việc thu hồi máy bay’
23
tháng 2 năm 2024
No comments:
Post a Comment