Việt Nam có còn cộng sản không?
Hiếu Chân/Người Việt
March
1, 2024
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/viet-nam-co-con-cong-san-khong/#google_vignette
Câu
hỏi có vẻ ngớ ngẩn trên được một độc giả nêu ra sau khi khi ông thấy có nhiều dấu
hiệu dường như ở Việt Nam không còn cộng sản nữa.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/BL-Cong-San-Viet-Nam-1536x1024.jpg
Một
người bán ràng rong trên đường phố Hà Nội hôm 1 Tháng Hai. (Hình minh họa: Nhac
Nguyen/AFP via Getty Images)
“Cộng
sản đã tuyệt chủng rồi hay sao ấy,” ông nói.
Thiết
nghĩ đây là thắc mắc chính đáng của nhiều người nên xin tản mạn đôi điều về người
cộng sản và chế độ cộng sản ở trong nước.
Trên
các trang báo, thỉnh thoảng có người nêu nhận xét Việt Nam không còn là quốc
gia cộng sản nữa từ khi nước này chuyển sang kinh tế thị trường năm 1986. Mới
đây nhất, trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ hôm 29 Tháng Hai, ông Nguyễn Tiến
Trung, một nhà vận động dân chủ vừa đến tị nạn tại Đức, nhận xét: “Vấn đề chính
quyền cộng sản Việt Nam, thực ra dùng chữ cộng sản thì cũng không đúng vì tôi
không thấy có người cộng sản nào ở Việt Nam hết.”
Trước
ông Trung, ông Nguyễn Hữu Liêm, một giảng viên đại học ở California, có nhận
xét tương tự. Cũng trong một bài viết trên BBC Việt Ngữ hôm 19 Tháng Mười,
2022, ông Liêm nhận định “chế độ và con người cộng sản Việt Nam đã và đang thay
đổi…” Ông dẫn chứng những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của ông với những cán bộ cấp
trung của chế độ, sĩ quan an ninh cấp tá mời ông uống cà phê, thậm chí một vài
nhân vật trong Bộ Chính Trị đảng CSVN mà ông có lần gặp gỡ, quen biết để đi đến
kết luận rằng “tôi không thấy con người cộng sản nào ở họ, từ ngôn ngữ, nhân
cách, phong thái,” “theo tôi họ không còn và không phải là người cộng sản!” Đi
xa hơn, ông Liêm còn đưa lập luận khẳng định đảng CSVN đã thay đổi, đã “vươn
thoát khỏi những sai lầm chính sách của trí tuệ nông dân,” thậm chí đã có công
phát triển đất nước.
Một
số nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, trước kia từng hùng hồn
tuyên bố sẽ không về nước chừng nào cộng sản còn cầm quyền, thì gần đây cũng lục
tục quay về Việt Nam làm ăn, du lịch, thăm thú bạn bè. Thậm chí, một số người
đã dọn về sống ở trong nước sau mấy chục năm “tị nạn cộng sản” ở Hoa Kỳ. Khi được
hỏi tại sao thay đổi như vậy, họ trả lời ráo hoảnh: Việt Nam đâu còn là nước cộng
sản nữa.
Nhìn
bề ngoài, nhận định “cộng sản Việt Nam đã tuyệt chủng” có vẻ đúng. Người cộng sản
bây giờ không còn là những bần cố nông chân đất mắt toét, những thợ thuyền trên
răng dưới “bù lon” đi làm cách mạng để “bao nhiêu lợi quyền tất vô tay mình”
như học thuyết của Karl Marx vẽ ra. Hiện nay không ít đảng viên cộng sản đã là
những nhà tư bản đỏ, sống và làm việc trong các dinh thự nguy nga, của chìm của
nổi đếm không xuể, đi xe hơi đắt tiền, ăn uống sơn hào hải vị, ra nước ngoài
như các bà đi chợ. Nhiều đảng viên còn bất mãn ra mặt, thậm chí tức giận, nếu
người đối thoại gọi họ là “cộng sản” dù đường đường chính chính, họ vẫn là đảng
viên của một đảng chính trị có tên là đảng CSVN, độc quyền cai trị một trong
vài nước “xã hội chủ nghĩa” còn sót lại trên thế giới.
Nhưng
những quan sát bề ngoài đó không thể làm thay đổi một vấn đề có tính bản chất:
Việt Nam vẫn là quốc gia do đảng Cộng Sản cai trị, vẫn đang “tiến lên chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản” dù chưa biết đến cuối thế kỷ này có tới đích hay
không, như lời ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Nguyên
tắc căn bản nhất, nền tảng, của chế độ cộng sản là chế độ công hữu về tư liệu
[phương tiện] sản xuất. Người cộng sản cho rằng, tư hữu là nguồn gốc của giai cấp,
của tình trạng bóc lột nên mục tiêu đầu tiên của “cách mạng vô sản” là xóa bỏ
tư hữu. Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Nam, đánh
tư sản, cải tạo công thương nghiệp,… đều là những chiến lược nhằm xóa bỏ tư hữu.
Sau năm 1986, CSVN buộc phải thừa nhận năm thành phần kinh tế với ba hình thức
sở hữu khác nhau nhưng vẫn cương quyết duy trì “sở hữu toàn dân” về đất đai và
duy trì kinh tế quốc doanh làm “chủ đạo.”
Luật
đất đai của Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng CSVN cương quyết chỉ ban
cho người dân “quyền sử dụng đất” chứ không thừa nhận quyền tư hữu. Không chỉ đất
đai mà tất cả các tài nguyên khác của quốc gia, các công trình hình thành từ tiền
đóng thuế của người dân như phi trường, đường sá cầu cống, bệnh viện, trường học…
đều thuộc “sở hữu toàn dân” nhưng người dân phải trả tiền khi có nhu cầu đi lại,
chữa bệnh, học hành. Nói rộng ra, toàn bộ đất đai sông núi rừng biển của quốc
gia đều là tài sản của đảng, do đảng giành được từ thực dân phong kiến, đảng
ban cho ai thì người nấy hưởng. Cái quan niệm phản động đó – được coi là đặc điểm
của chủ nghĩa cộng sản – đã bắt rễ sâu trong tư tưởng và tiềm thức của các nhà
lãnh đạo Việt Nam khó mà thay đổi được.
Các
nhà kinh doanh trong nước, dù đã bỏ tiền mua đất mà nhà nước gọi một cách văn vẻ
là “giao đất có thu tiền” hoặc nhà đầu tư nước ngoài trả tiền thuê đất xây nhà
máy đều chỉ có thể sử dụng khoảnh đất đó trong thời gian vài mươi năm mà không
có quyền sở hữu nó vĩnh viễn. Tuy không còn cảnh cướp bóc trắng trợn như thời
đánh tư sản, chính quyền cộng sản vẫn có thể tịch thu, tịch biên tài sản của
người dân một cách tùy tiện, dựa vào những cáo buộc ất ơ nào đó như trường hợp
ông Trịnh Vĩnh Bình, tức ông Bình Hòa Lan – vừa bị mất tài sản vừa bị tù tội,
phải qua nhiều lần kiện tụng trước tòa án quốc tế – đã được báo chí nói tới rất
nhiều.
Chủ
nghĩa cộng sản coi kinh tế là “hạ tầng cơ sở” quyết định “thượng tầng kiến
trúc,” là thể chế chính trị, luật pháp, văn hóa, giáo dục… của quốc gia. Khi
người dân không có quyền tư hữu thì họ cũng mất quyền đại diện, không còn tiếng
nói trong việc quản trị xã hội nữa. Thể chế cộng sản xóa bỏ cách phân chia giai
cấp kiểu cũ dựa trên quyền tư hữu, thay vào đó xã hội bị chia thành hai tầng lớp
dựa vào địa vị chính trị, gồm đảng viên và quần chúng ngoài đảng. Chỉ đảng viên
cộng sản mới có quyền bầu bán và đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong guồng
máy điều hành. Quần chúng nhân dân chỉ là công dân hạng hai, chỉ được làm lụng
và đóng thuế, chỉ được làm chuyên viên hoặc đảm nhiệm những chức vụ không có
quyền quyết định và luôn bị chèn ép, bị phân biệt đối xử ngay tại nơi làm việc
và cư trú.
Đảng
trùm lên guồng máy nhà nước và thông qua đội ngũ đảng viên, đảng thực thi quyền
kiểm soát mọi mặt đời sống xã hội. Luật pháp, văn hoá đều thuộc về đảng, do đảng
quyết định, những ai có ý kiến khác hoặc đòi thay đổi đều bị coi là “phản động,”
bị hệ thống tư pháp do đảng điều hành trừng trị. Để duy trì một chế độ độc tài
đảng trị như vậy trên đầu trên cổ quần chúng, đảng phải dựa vào sự đàn áp, nói
trắng ra là khủng bố, mà người cộng sản gọi một cách hoa mỹ là “bạo lực cách mạng.”
Đàn áp đi kèm với tuyên truyền dối trá lừa bịp làm tê liệt ý thức phản kháng
trong xã hội. Những người có lương tâm, muốn đất nước phát triển, xã hội tiến bộ
hoặc đều bị bỏ tù hoặc lưu vong ở nước ngoài.
Những
ý tưởng tiến bộ trong học thuyết cộng sản của Karl Marx như xóa bỏ tư hữu để
mang lại công bằng, không có người giàu người nghèo, đấu tranh nghị trường để cải
cách thể chế… đều đã bị vứt bỏ từ thời Vladimir Lenin ở nước Nga. Chỉ còn lại
cái chế độ toàn trị thâm độc xây dựng trên nền tảng bạo lực đấu tranh giai cấp,
trong đó không có công bằng mà cũng chẳng có nhân bản.
Nhìn
từ góc độ nào, kinh tế hay xã hội, Việt Nam vẫn là một thể chế đảng trị theo học
thuyết cộng sản. Người cộng sản bây giờ thực chất là những kẻ tham nhũng quyền
lực và tài sản. Họ không phải là công nhân lao động mà suy cho cùng, người cộng
sản ở Việt Nam chưa bao giờ là công nhân, là vô sản, là “proletariat” như học
thuyết của Marx. Họ chỉ giả danh “vô sản” để thâu tóm quyền lực và làm giàu
trên xương máu của công nhân và nông dân mà thôi.
Trên
đây chúng tôi dẫn ý kiến của hai ông Nguyễn Tiến Trung và Nguyễn Hữu Liêm. Cả
hai ông đều “không thấy có người cộng sản nào ở Việt Nam hết” nhưng nếu ông
Liêm cho rằng người cộng sản đã thay đổi theo hướng tiến bộ – một lối nịnh bợ
nhà cầm quyền trong nước – thì ông Trung lại thấy đó là những kẻ độc tài mà ông
quyết chống lại với tư cách một nhà vận động dân chủ. Thực ra độc tài và cộng sản
không khác nhau nhiều. Có những chế độ độc tài không phải là cộng sản nhưng đã
là cộng sản thì dứt khoát phải độc tài, ở Việt Nam đã vậy mà ở các nước cộng sản
khác cũng vậy.
Đừng
ảo tưởng rằng cộng sản đã tuyệt chủng. Con đường thoát ra khỏi chế độ cộng sản
của đất nước Việt Nam còn nhiều chông gai lắm. [đ.d.]
No comments:
Post a Comment