Từng
là ngọn hải đăng của sự ổn định, Việt Nam đang phải tìm Chủ tịch nước thứ ba
trong vòng một năm
21/03/2024
https://www.voatiengviet.com/a/tung-la-ngon-hai-dang-cua-su-on-dinh-viet-nam-dang-phai-tim-chu-tich-nuoc-thu-ba-trong-vong-mot-nam/7536043.html
Việt
Nam đang tìm kiếm Chủ tịch nước thứ ba trong vòng chưa đầy một năm sau khi Đảng
Cộng sản cầm quyền ngày 20/3 buộc ông Võ Văn Thưởng từ chức. Ông Thưởng mới được
bầu vào năm ngoái sau khi người tiền nhiệm bất ngờ bị cách chức.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-da75-08dc48e076ec_w1023_r1_s.jpg
Chủ
tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức ngày 20/3/2024 sau hơn một năm đảm nhiệm chức vụ.
Với
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tích lũy cao hơn tổng sản phẩm quốc nội, sự ổn
định của Việt Nam là rất quan trọng đối với các công ty đa quốc gia có hoạt động
lớn tại trung tâm sản xuất Đông Nam Á này, bao gồm Samsung Electronics, công ty
làm ra một nửa số điện thoại thông minh của họ từ Việt Nam và Apple vốn có nhiều
nhà cung cấp chủ chốt tại Việt Nam.
Sự
ổn định đó, vốn đã được đảm bảo trong nhiều thập niên bởi một nhà nước do Đảng
Cộng sản kiểm soát chặt chẽ, giờ đây có vẻ kém chắc chắn hơn, mặc dù các nhà
phân tích đồng ý rằng những thay đổi lãnh đạo hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến
các chính sách quan trọng của đất nước, bao gồm cả “ngoại giao cây tre” nhằm
duy trì các mối quan hệ tốt đồng thời với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Đằng
sau cuộc cải tổ mới nhất là chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” kéo dài mà Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động từ năm 2016. Chiến dịch này nhằm mục đích xóa
nạn tham nhũng tràn lan đến mức ở một số tỉnh có tới 90% người xin cấp giấy chứng
nhận đất phải hối lộ, theo một phúc trình được công bố vào tháng 3 năm 2023 bởi
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc và các tổ chức khác.
Chiến
dịch này được tăng cường mạnh mẽ trong hai năm qua, những người chỉ trích nói rằng
nó ngày càng được sử dụng cho mục đích chính trị bởi các phe phái tranh giành
quyền lực.
Ông
Thưởng, 53 tuổi, bị cáo buộc vi phạm điều lệ đảng, theo một tuyên bố đưa ra
ngày 20/3, nhưng không nói rõ chính xác ông đã làm gì sai.
Ông
từ chức vài ngày sau khi công an thông báo bắt giữ một cựu lãnh đạo tỉnh Quảng
Ngãi, miền Trung Việt Nam, người bị cáo buộc tham nhũng một chục năm trước và từng
phục vụ trong thời gian ông Thưởng làm bí thư tỉnh ủy ở đó.
Ai
có thể là người kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng?
Quốc
hội Việt Nam sẽ họp vào ngày 21/3 trong một phiên họp bất thường để chấp nhận
đơn từ chức của ông Thưởng.
Dự
kiến, đảng sẽ bổ nhiệm một quyền chủ tịch cho đến khi đảng quyết định được ứng
cử viên tiếp theo.
Lựa
chọn khả dĩ nhất là Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, người năm ngoái tạm thời
thay thế cựu chủ tịch nước đột ngột từ chức Nguyễn Xuân Phúc.
Sau
đó, đảng mất một tháng rưỡi để chọn ông Thưởng, người vào thời điểm đắc cử được
nhiều người coi là đồng minh thân cận của Tổng bí thư Trọng.
Theo
nhiều nhà phân tích, các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí thường trực bao gồm Bộ
trưởng Bộ Công an đầy quyền lực Tô Lâm và đảng viên kỳ cựu Trương Thị Mai.
Tuy
nhiên, ông Tô Lâm có thể quan tâm đến vị trí lãnh đạo đảng quyền lực hơn nhiều,
một vai trò sẽ được đảm nhận vào năm 2026 khi nhiệm kỳ thứ ba của ông Trọng kết
thúc, nhưng vị lãnh đạo già nua có thể sẽ nghỉ sớm hơn.
Chức
vụ của bà Mai bị xem là cũng có nguy cơ trong cuộc cải tổ lãnh đạo mới nhất,
nhưng không có quyết định nào được công bố về bà vào ngày 20/3. Điều đó có thể
khiến bà trở thành người giữ quyền lực trong thời gian chuyển tiếp - điều mà ở
Việt Nam thường là chìa khóa để tiếp cận các vị trí quyền lực.
No comments:
Post a Comment