Trung
Quốc ngang nhiên « lấn biển, chiếm đất » các nước láng giềng
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 22/03/2024 - 13:22
Như
một con sói, Trung Quốc tiến từng bước để mở rộng lãnh thổ khi tạo ra những
« vùng xám ». Nếu Đài Loan, Biển Đông đang là tâm điểm của mọi sự chú
ý, thì thế giới dường như quên rằng Trung Quốc cũng đang « lấn đất »
sang nhiều nước láng giềng khác chẳng hạn như Bhutan.
Bản
đồ biên giới Bhutan, Trung Quốc và Ấn Độ. © wikipedia
Không
chỉ ở Biển Đông, Trung Quốc đang gia tăng hiện diện ở những đỉnh núi phủ trắng
tuyết trên dãy Himalaya. Bhutan – một vương quốc nhỏ bé chỉ có 800 ngàn dân, xứ
sở của đạo Phật, nằm « kẹp » giữa hai đại cường hạt nhân là
Trung Quốc và Ấn Độ, từ nhiều năm qua, giống như « đồng minh » Ấn Độ,
cũng có tranh chấp lãnh thổ với cường quốc láng giềng phương Bắc.
Khi
Trung Quốc âm thầm đánh cắp đất đai của Bhutan
Theo
tường thuật của báo Pháp Le Monde ngày 31/07/2017, mọi chuyện bắt đầu từ ngày
16/06/2017, binh sĩ Bhutan bất ngờ phát hiện nhiều nhóm lính Trung Quốc được
trang bị các công cụ xây dựng đang hoàn tất một con đường dẫn đến đồn biên
phòng của Ấn Độ mà Bhutan cho là nằm trên vùng lãnh thổ của mình. Ấn Độ, đồng
minh và là nước bảo hộ cho vương quốc Nam Á bé nhỏ, đã lập tức cho triển khai
binh sĩ xô đẩy đối thủ Trung Quốc mà không dùng đến vũ khí nhằm tránh leo
thang. Và căng thẳng đã xảy ra giữa hai nước khi Trung Quốc cho rằng Ấn Độ xâm
nhập lãnh thổ nước này.
Cũng
theo Le Monde, nhân danh hiệp ước ký kết giữa Trung Quốc dưới triều đại nhà
Thanh và Anh Quốc năm 1890, Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền vùng cao nguyên rộng
269 km vuông ở phía tây Bhutan. Vương quốc trên dãy Himalaya khẳng định ngược lại
rằng hành động xâm nhập này của Trung Quốc đã vi phạm nhiều thỏa thuận được ký
với Bắc Kinh kêu gọi hai nước tôn trọng lập trường trung lập tại vùng lãnh thổ
đang có tranh chấp trong khi chờ đợi giải quyết tranh chấp. Từ ba thập niên
qua, 24 cuộc gặp đàm phán đã được tổ chức.
Trả
lời phỏng vấn trang mạng Pháp Conflit, chuyên về địa chính trị, Helen Raleigh,
nữ doanh nhân, nhà văn và tác giả nhiều tập sách, nêu rõ, « từ năm
2015, Trung Quốc đơn phương cho xây dựng ba ngôi làng nằm bên trong lãnh thổ
Bhutan được lịch sử công nhận. Gyalaphug mà Trung Quốc gọi là Jieluobu, là ngôi
làng lớn nhất do Trung Quốc xây dựng ở vùng Beyul, biên giới phía đông bắc với
Trung Quốc. Ngôi làng này là nơi trú ngụ của hàng trăm cư dân, được trang bị
nhiều con lộ mới, năm tiền đồn quân sự hay cảnh sát và một căn cứ quân sự cũng
nhiều thứ khác. »
Các
hình ảnh vệ tinh do John Pollack thuộc trung tâm cố vấn Anh, Chatham House, và
Damien Symon, hãng The Intel Lab thu thập hồi tháng 9/2023, được phân tích và
công bố trên trên tạp chí The World Today (TWT) và được báo Bỉ Le Soir dẫn lại
cho thấy quy mô các công trình xây dựng của Trung Quốc tại hai thung lũng
Jakarlung và Menchuma, gần biên giới với Trung Quốc, nằm trong vùng thung lũng
Khenpajong, đông bắc của Bhutan. Khu vực này có một ý nghĩa quan trọng cả cho
các phật tử Bhutan lẫn cho vương triều Wangchuck, ngự trị tại đây từ hơn 100
năm qua.
Trung
Quốc muốn gì tại Bhutan ?
Theo
trang Le Soir, vào lúc công luận quốc tế đều hướng vào cuộc chiến xâm lược
Ukraina của Nga cũng như là xung đột dữ dội tại dải Gaza, Trung Quốc rõ ràng muốn
tạo ra việc đã rồi nhằm gây áp lực với Bhutan.
Trên
thực tế, Trung Quốc và Bhutan chưa thiết lập bang giao chính thức. Bản đồ đường
biên giới chung giữa hai nước, dài hơn 470 km, đang bị phản đối do việc Trung
Quốc đòi chủ quyền nhiều vùng lãnh thổ. Từ năm 1984, hai nước tiến hành nhiều
cuộc đàm phán về đường biên giới. Trong một thỏa thuận được đúc kết năm 1998, cả
hai bên đã cam kết tôn trọng « nguyên trạng » trước năm 1959, thời điểm
Trung Quốc trấn áp cuộc nổi dậy ở Tây Tạng. Thế nhưng, đến năm 2020, Trung Quốc
lại đưa ra những đòi hỏi mới, và năm 2021, hai nước đã ký một tuyên bố ý định
nhằm xử lý tranh chấp biên giới.
Tuy
nhiên, bà Helen Raleigh, khi quan sát những diễn biến gần đây, nhận định, mục
tiêu chiến lược thật sự trong việc chiếm đất của Trung Quốc không phải là
Bhutan mà là Ấn Độ. « Trung Quốc đã đề nghị phục hồi cho Bhutan một số
vùng nhất định mà Trung Quốc đang kiểm soát tại vùng Beyul để đổi lấy vùng lãnh
thổ xung quanh cao nguyên Doklam, một vùng lãnh thổ sát cạnh với Ấn Độ. Trong
tính toán của Trung Quốc, việc kiểm soát được cao nguyên Doklam sẽ giúp
cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chiếm một ưu thế quan trọng đối
với quân đội Ấn Độ trong trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ có chiến tranh. Tuy
nhiên, Bhutan đã bác bỏ đề nghị trao đổi lãnh thổ của Trung Quốc chủ yếu là vì
họ cho rằng Bhutan có những đòi hỏi chính đáng về hai vùng lãnh thổ này. »
Ấn
Độ phản ứng ra sao ?
Ấn
Độ theo dõi sát sao các hoạt động của Trung Quốc ở Bhutan. Cho đến hiện tại,
Bhutan chưa có phản ứng công khai về những hoạt động xây dựng của Trung Quốc.
Theo nhận định của John Pollack và Damien Symon trên TWT, « Trung Quốc
hy vọng Bhutan sẽ có một nhân nhượng quan trọng khi nhượng lại những vùng đất bị
Trung Quốc lấn chiếm cả ở thung lũng Jakarlung lẫn thung lũng kế cận Menchuma »,
để có được một thỏa thuận về đường phân định biên giới.
Tuy
nhiên, nếu như một thỏa thuận như thế được thông qua có nguy cơ gây ra những
căng thẳng mới trong khu vực. Bởi vì, cho đến hiện tại, Bhutan là quốc gia Nam
Á duy nhất còn lại chưa rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Nhà phân tích Damien
Symon, trả lời nhật báo Đức Die WElt qua thư điện tử giải thích : « Mọi
thỏa thuận biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan là rất tế nhị về mặt địa chính
trị và có thể sẽ có những tác động trong khu vực. Chiến lược của Bhutan dường
như nhắm đến việc đạt được một thỏa thuận ở phía bắc ».
Thỏa
thuận này sẽ là một nhân nhượng lớn cho Trung Quốc, nhưng bảo đảm cho Bhutan điều
mà họ mong muốn có được từ lâu : Có được một đường biên giới rạch ròi với
Trung Quốc, cho phép chấm dứt những cuộc xâm nhập vào lãnh thổ nước này. Và thỏa
thuận này còn có thể mở đường thiết lập bang giao chính thức giữa Bhutan và
Trung Quốc, nhưng chúng cũng có nguy cơ làm suy yếu ảnh hưởng của Ấn Độ tại
Bhutan, theo như đánh giá của ông Symon.
Đây
chính là điều khiến New Delhi đặc biệt lo lắng. Trả lời tờ Conflit, bà Helen
Raleigh giải thích : « Vương quốc Phật giáo nhỏ bé này là vùng đệm
chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trong các năm 2020 và 2022, các binh sĩ Ấn
Độ và Trung Quốc đã đối đầu nhau liên quan đến những tranh chấp biên giới. Binh
sĩ Ấn Độ đã ra sức ngăn chặn Trung Quốc xây dựng các tuyến đường tại những vùng
lãnh thổ có tranh chấp giữa hai nước. Những cuộc đối đầu này, dù đã làm nhiều
người bị thương và vài người thiệt mạng ở cả hai phía, nhưng vẫn không cản được
Trung Quốc xây đường trong khu vực. Có thể nói rằng, Ấn Độ đã không tìm được
công thức mầu nhiệm nào để đáp trả hiệu quả "chiến dịch vùng xám" của
Trung Quốc. »
« Vùng
xám » : Một chiến thuật hiệu quả của Trung Quốc
Vẫn
theo nhận định của Helen Raleigh, trong chính sách « bành trướng lãnh thổ »,
Bắc Kinh đã sử dụng một cách có hiệu quả chiến thuật « vùng xám ».
« Chúng bao gồm những hành động cưỡng ép cho phép tránh được một cuộc
xung đột vũ trang nhưng vượt quá khuôn khổ các hoạt động ngoại giao, kinh tế và
nhiều hoạt động thông thường khác. Bằng cách thay đổi dần thế "nguyên trạng"
của vùng và quốc tế, Bắc Kinh đã mở rộng được các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở
Biển Đông và trên dãy Himalaya gây thiệt hại cho các nước châu Á láng giềng mà
không cần bắn một phát đạn nào cũng như là không phải mở chiến dịch quân sự.
Đây cũng là những gì đang xảy ra cho Đài Loan hiện nay ! »
Trước
những hành động này của Trung Quốc, giới quan sát lấy làm tiếc rằng cộng đồng
quốc tế bất lực không thể làm được gì lớn lao như những gì xảy ra cho
Philippines bất chấp tuyên bố của Tòa án Trọng tài La Haye năm 2016. Trung Quốc
không những phớt lờ phán quyết mà còn để quân đội PLA triển khai thường xuyên
các hành động nguy hiểm trên không và trên biển hòng ngăn chặn Mỹ và các đồng
minh thực thi quyền « tự do lưu thông » ở Biển Đông.
Việc
áp đặt trừng phạt kinh tế cũng sẽ không có tác dụng do rất nhiều nước, kể cả Mỹ
cũng phụ thuộc kinh tế Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Trung Quốc có một thị
trường nội địa bao la, do vậy, trừng phạt kinh tế Trung Quốc chỉ có thể phản
tác dụng, gây tổn hại cho phương Tây nhiều hơn là Trung Quốc.
Cuối
cùng, đối đầu quân sự cũng không là điều mong muốn. Một số nước tuy muốn cắt đứt
liên hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng lại không mong muốn đối đầu với Trung Quốc,
vốn dĩ cũng là một cường quốc hạt nhân có một quân đội hùng hậu và được trang bị
tốt !
No comments:
Post a Comment