Tin
đồn, tự do báo chí và cải tổ chính trị
Lê Quốc Quân
/ Blog VOA
20/03/2024
https://www.voatiengviet.com/a/tin-don-tu-do-bao-chi-va-cai-to-chinh-tri/7534127.html
Râm ran
thì đã khá lâu, nhưng mạng xã hội bắt đầu bùng lên từ dòng trạng thái của
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, rằng “Câu Lạc bộ Quảng Ngãi từng quen thuộc với
người hâm mộ khi tham gia đều đặn các giải hạng nhất, nhì quốc gia, nay vừa có
ngôi sao gốc Vĩnh Long nộp đơn xin giải
Những tin
đồn về một cuộc “ngã ngựa” của nguyên thủ quốc gia đang lan ra chóng mặt ở Việt
Nam.
Mặc dù
chưa có một tin tức chính thức nào được phổ biến nhưng các yếu tố và sự kiện mới
dần dần xuất hiện đã củng cố những những tin đồn được đưa ra trước đó.
Râm ran
thì đã khá lâu, nhưng mạng xã hội có lẽ bắt đầu bùng lên từ là dòng trạng thái của
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) rằng “Câu Lạc bộ Quảng
Ngãi từng quen thuộc với người hâm mộ khi tham gia đều đặn các giải hạng nhất,
nhì quốc gia, nay vừa có ngôi sao gốc Vĩnh Long nộp đơn xin giải nghệ”. Sau
đó thì hàng loạt các thông tin đầy tính ám chỉ mơ hồ lan tràn trên mạng.
Tiếp đến
là việc hoãn chuyến viếng thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan vì “tình hình nội bộ”
mà đáng lẽ được diễn ra từ ngày 19-22/3 năm nay. Đỉnh cao chính là thông tin về cuộc
họp bất thường của quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào ngày
21/3.
Theo Khoản
2 Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội chỉ họp bất thường khi “Chủ
tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng
số đại biểu Quốc hội yêu cầu”. Trước đây việc họp bất thường là rất hy
hữu, nhưng gần đây việc họp “bất thường” đã trở thành “bình thường”. Đây đã lần
họp bất thường thứ 6 của Quốc hội khoá XV.
Điều 91,
Luật quốc hội Quy định là chương trình họp phải được thông báo trên các phương
tiện truyền thông đại chúng “chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc đối với kỳ
họp bất thường”. Như vậy, nếu như Quốc hội họp bất thường vào ngày 21/3 thì các
phương tiện truyền thông phải được ra tin muộn nhất là vào ngày 17/3 nhưng thực
tế cho đến ngày 18/3 mới được một hãng tin quốc
tế rón rén đưa tin.
Khi tin đồn
càng ngày càng trở nên ồn ào hơn và có vẻ “chính thống” hơn thì nhân dân tự hỏi:
Nhà báo đang ở đâu lúc này?
“Vũ
khí tư tưởng” quan trọng ở đâu?
Theo số
liệu về các cơ quan báo chí Việt Nam thì đến cuối năm 2023 cả nước
có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí,
72 đài phát thanh truyền hình với nhân sự ngành báo chí là 41,000 người trong
đó 20.508 nhà báo đang được cấp thẻ (kỳ hạn 2021-2025).
Tất cả những
người này họ đang làm gì giữa lúc tin đồn cứ lan đi khắp các hang cùng ngõ hẻm?
Thưa, họ vẫn ở đó, đầy thao thức và nhiệt huyết của những người làm báo, nhưng
họ đang bị (hoặc tự) “bịt miệng”.
Trong một
xã hội độc tài toàn trị, Đảng cầm quyền luôn mong muốn thống lĩnh được niềm tin
của dân chúng để dễ bề cai trị và truyền thông là lối dẫn quan trọng nhất, tác
động trực tiếp đến trí não và nhận thức của nhân dân. Do đó đảng phải triệt để
nắm giữ phương tiện quan trọng này.
Thật vậy,
trong Quyết
định số 362/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo
chí toàn quốc đến năm 2025, ngay tại Điều 1 ghi rõ: “Báo chí là phương
tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và
Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của
Đảng, sự quản lý của nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
Không chỉ
bị khống chế tư tưởng ở trong công việc tại văn phòng, các phóng viên còn bị
ràng buộc bởi Bộ “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam” ban
hành kèm theo Quyết định 1131/QĐ-HNBVN ngày 24/12/2018.
Khoản 3 Điều
4 của Bộ
Quy tắc nêu: “Người làm báo không được đăng tải các tin,
bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm
cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác
phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm
của cơ quan báo chí nơi mình công tác”
Do đó
chúng ta không bất ngờ khi thấy hàng loạt nhà báo chỉ đưa tin bóng gió đủ kiểu
về một vấn đề, từ hình ảnh phi ngựa bị ngã, cho đến hiện tượng “hai mặt trời”,
các cầu thủ bóng đá, đặc sản quê hương và bói toán… Có những người chỉ dám
“quăng tin” với những tính từ với mập mờ, nước đôi để chính độc giả cũng phải mệt
mỏi suy đoán.
Nhân
quyền sau Đảng quyền
Tự do ngôn
luận là một nhân quyền. Nó gắn liền với việc tự do tìm kiếm, tiếp nhật và truyền
đạt thông tin của con người. Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận quyền tự do ngôn
luận. Điều
25, Hiến pháp Việt Nam cũng khẳng định “Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu
tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”
Khoản 3,
Điều 11, Luật Báo chí năm 2016 cũng khẳng định công dân có quyền “Góp ý
kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của
Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân
khác.”
Thế nhưng
hầu hết các tờ báo Việt Nam đều im lặng trước những thông tin rất quan trọng,
thu hút sự chú ý của tòan dân. Khi nhân dân lên tiếng thì Báo chí lại trích lời
của Tổng bí thư và coi là: “xuyên
tạc, tung tin, tác động, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác
nhân sự của đảng” và nhiều người đã phải chịu án tù hoặc bị phạt hành chính vì
thực hành quyền tự do ngôn luận này.
Chúng ta
thấy một điều rất lạ kỳ là hầu hết các tin tức quan trọng về Việt Nam đều được
báo chí quốc tế lên tiếng trước, nghĩa là ở Việt Nam không phải không có nguồn
tin mà chính sự “bịt miệng” đã đẩy những tin tức đi xa hơn, đem lại uy tín cho
các tổ chức nước ngoài. Như vậy nhân quyền trong nước đã thua xa đảng quyền, sợ
đảng mà cố gắng chạy “đường vòng” đi a hơn và phi chính thống hơn.
“Thay
ngựa giữa dòng”?
Chủ tịch
nước là một chế định quan trọng gồm 8 điều được quy định riêng trong một chương
(Chương V) của Hiến Pháp. Theo đó, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, Thống
lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an
ninh.
Nhưng chỉ
cách đây 1 năm chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã “thôi”
giữ chức Uỷ viên BCT và từ chức Chủ tịch nước mà thực chất có thể
coi là bị phế truất. Nhân dân vẫn không thể biết được lý do thực sự đằng sau đó
là gì mà chỉ có thể đồn đoán.
Chuyện
“thay ngựa” giữa dòng thể hiện quyền uy tuyệt đối của Bộ chính trị đảng cộng sản
nhưng cũng là lời tố cáo mạnh mẽ về tính chính danh của Nhà nước và là cú tát
thực sự đau đớn cho những người mang quốc tịch Việt Nam, đã từng tin tưởng vào
lá phiếu bầu nên Quốc hội.
Rõ ràng một
người đại diện cho cả 100 triệu dân Hiến Pháp có thể bị một nhóm người yêu cầu
“rút lui” mà vẫn là “Nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình…”. Đây là việc tước
bỏ quyền lực của người dân đã trao ban cho quốc hội định đoạt. Quốc hội đã
“theo đuôi” ai đó để đi ngược lại ý nguyện của nhân dân hoặc phản bội lại chính
quyết định của mình trong một thời gian rất ngắn.
Mặc dù ủng
hộ hết lòng việc đấu tranh chống tham nhũng “không
có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhưng nhân dân cũng không thể hài
lòng với việc chỉ được biết tin Nguyên thủ của mình, đại diện diện tối cao của
mình, được bầu ra bằng chính lá phiếu của mình (dù là hình thức và gián tiếp) lại
có thể ra đi một cách dễ dàng mà không rõ nguyên nhân?
Trong một
thể chế mờ ảo, mơ hồ về nguồn tin, chỉ có nội bộ đảng xử lý với nhau, thì thật
sự khó có thể phân tích tỏ tường, nhưng qua những biểu hiện này chúng ta thấy
chế độ độc tài toàn trị nhìn bề ngoài tưởng như vững chắc nhưng luôn có những
xáo trộn nội bộ rất lớn bên trong và khủng hoảng có thể đến bất cứ lúc nào nếu
như chỉ một người đang nắm giữ quyền lực qua đời.
Trong sự
phát triển của công nghệ và truyền thông như hiện nay, thật khó có thể tưởng tượng
vẫn còn có những nền chính trị hoạt động tù mù như một hội kín.
Điều này
chắc chắn sớm muộn cũng sẽ phải thay đổi bằng một cuộc cải tổ chính trị thực sự.
No comments:
Post a Comment