Vũ Thế Dũng
13/03/2024
https://baotiengdan.com/2024/03/13/thay-dang-o-bac-nao/
Khi
mình viết bài và làm clip về anh Quang (TCQ). Có 2 câu hỏi:
1
- Vì sao ổng nói từ lâu, giờ anh mới bình luận?
2-
Anh có biết (thầy) anh Quang đã đóng góp thế nào cho Phật pháp? (Thầy) đã có
hơn 3000 bài giảng rất hay và làm lợi lạc rất nhiều cho Phật tử. Vậy nên đánh
giá thế nào?
Câu
1:
Đơn giản, vì trước đây thỉnh thoảng cũng có nghe những phát biểu “trời ơi” của
anh này, nhưng cũng tôn trọng vì nghĩ chắc lâu lâu lỡ lời. Nhưng giờ khi quá
nhiều clip được chia sẻ về những lần “lỡ lời” và tìm hiểu thêm thì thấy, đây
không phải là “lỡ lời”, đây là “xàm”, mà xàm này đến từ bản chất của một người
thiếu kiến thức, thiếu khả năng tự phản biện, tự soi sáng, tự điều chỉnh, và
thiếu khiêm tốn.
Thực
ra không ai có đủ kiến thức, nên thiếu kiến thức không phải cái để chê trách.
Cái đáng lo ngại là thiếu năng lực tự phản biện – nghĩa là không biết mình thiếu
kiến thức và không biết cách học hỏi để cải thiện. Chính vì thế nên liên tục
nói xàm.
Nói
xàm thì đã sao? Ai chẳng có lúc nói xàm? Người bình thường thỉnh thoảng xàm thì
không gây tác hại, nhưng người có vị trí, tự nhận là thầy của nhiều người, clip
phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và lại liên tục nói xàm, nói sai sự thật,
bóp méo sự thật thì phải được cảnh tỉnh.
Câu
2:
Nhưng mà bên cạnh cái xàm thì vẫn có cái hay mà? (Thầy) anh ấy có đến hơn 3000
bài giảng đóng góp cho Phật pháp. Vậy tỷ lệ xàm so với đóng góp thì rất bé?
Để
trả lời câu hỏi này thì cần nhìn “Bảng xếp hạng các thầy”. Một cách chủ quan,
mình tạm thời xếp các Thầy thành 6 bậc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/03/1-45-1024x576.jpg
BẢNG
XẾP HẠNG CÁC THẦY
Bậc
1:
Là bậc chỉ hiểu và giải thích được 1-2 lý thuyết cơ bản. Bậc này thấp nhưng cao
hơn bậc 0 là bậc kể cả lý thuyết cơ bản cũng không hiểu.
Bậc
2:
Có thể hiểu và giải thích nhiều lý thuyết hơn và ứng dụng được trong một số
tình huống cụ thể.
Bậc
3:
Thì có thể ứng dụng hiệu quả lý thuyết trong nhiều tình huống khác nhau và phản
biện được lý thuyết mình đang sử dụng.
Bậc
4:
Có thể phản biện các nhóm lý thuyết khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.
Bậc
5:
Tích hợp được các lý thuyết, trường phái khác nhau để giải các vấn đề phức tạp.
Bậc
6:
Sáng tạo lý thuyết mới, trường phái mới.
Theo
chuẩn mực của thế giới, để làm Thầy thì phải ở bậc 5, 6. Đào tạo tiến sĩ là kỳ
vọng đạt ở bậc 6. Tiếc là, rất nhiều “thầy” hiện nay dù có tiến sĩ cũng không đạt
đến bậc 6. Chú ý, tiến sĩ không phải là điều kiện để đạt bậc 6 mà rất nhiều Thầy
thực sự giỏi thì không có tiến sĩ vẫn ở bậc 6. Thầy Thích Nhất Hạnh, Thầy
Viên Minh ở bậc này.
Các
bậc còn lại 1-4 thì có thể trợ giảng cho các Thầy bậc 5, 6.
Vì
sao các bậc thấp chưa thể làm Thầy? Vì họ vẫn còn vướng mắc trong một vài không
gian nào đó, chưa đủ năng lực phản tư mạnh để bao quát các vấn đề từ sâu đến rộng.
Vậy
Anh Quang ở bậc mấy? Có lẽ đang ở bậc 2. Vì sao? Vì nói lý thuyết thì nghe du
dương nhưng cứ đi vào ứng dụng cụ thể (kiếp trước là A kiếp sau là B, nằm võng
tổn phước…) thì vẫn bị vướng mắc, vẫn không hiệu quả. Đặc điểm của bậc này là
tính thiển cận vì thường không tự phản biện được lý thuyết của mình và không cởi
mở với các trường phái khác. Thế nên, đúng ra thì chỉ cho làm trợ giảng, sửa
bài tập của học sinh với những bài tập cụ thể đã có đáp án sẵn.
Xây
lâu đài trên cát
Quay
lại câu hỏi 2, với 3000 bài giảng, một thầy ở bậc số 2 sẽ là đóng góp hay “phản”
đóng góp? Nếu 3000 bài chỉ đơn thuần là trình bày lý thuyết cơ bản và một vài ứng
dụng cơ bản được trình bày với sự khiêm tốn trí tuệ thì vẫn có thể là đóng góp
cho chúng sinh sơ cơ. Nhưng cái đáng ngại là bậc 2 nhưng nghĩ mình bậc 6 nên muốn
lạm bàn muôn sự của thế gian, muốn cố gắng “sáng tạo” khi chưa đạt năng lực
này, thì kết quả có khi lại rất khủng khiếp.
Càng
nghe anh Quang nói càng buồn cười, vì thoạt nhìn tưởng anh rất uyên bác, nhưng
thực ra các kiến thức hầu hết là vay mượn, học lỏm, thiếu hệ thống, và thiếu phản
biện. Thế nên, tưởng là một tòa lâu đài nguy nga vững chãi, mà thực ra lại mong
manh như xây trên cát.
PS
1. Đây là quan sát cá nhân của mình sau khi bỏ thời gian nghe một cơ số bài giảng
của anh này.
PS
2. Mô hình áp dụng cho Thầy ở cả các lĩnh vực khác.
PS3.
Đây là mô hình về trí tuệ chưa bàn đến các yếu tố về tu dưỡng đạo đức.
No comments:
Post a Comment