Phương ngữ miền Nam
Việt Nam đang tiếp tục bị 'xâm thực'?
BBC News Tiếng Việt
3 tháng 3
năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyrz8enjdz8o
Từ cuộc
tranh luận liên quan đến cách gọi ‘Ga tàu thủy Bạch Đằng’, nhiều câu hỏi đã được
đặt ra xung quanh một vấn đề lớn hơn: sự áp đặt ngôn ngữ làm mờ dần đặc trưng
phương ngữ miền Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/88f2/live/22d00f40-d917-11ee-b83b-0f87a864f372.png
Ảnh
chụp ngày 1/3 tại Sài Gòn.
Dù rằng
“ga tàu thủy” không hẳn là một từ miền Bắc, nhưng vấn đề phương ngữ vẫn trở
thành một chủ đề tranh luận sôi nổi. Trong đó, không ít ý kiến cho rằng phương
ngữ Hà Nội, phương ngữ miền Bắc, với lợi thế của truyền thông, của bộ máy nhà
nước, đang “phủ sóng” ngày một rộng tại miền Nam, lấn át cách dùng từ truyền thống
của người miền Nam.
Biểu hiện
rõ nhất của việc này là các bảng chỉ đường, các cách viết trên báo chí, sách
giáo khoa.
Một người
dùng Facebook có tên Han Phan bình luận trên trang cá nhân:
“Xúm
nhau chửi vụ
‘Ga tàu thủy Bạch Đằng’, tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa
hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông
khắp miền Nam từ ‘bùng binh’, ‘vòng xoay’ thành ‘vòng xuyến’; ‘giao lộ’, ‘ngã 4
- ngã 5’ thành ‘nút giao’ kiểu ngoài Bắc. Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành ‘quốc
ngữ’, mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất
là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách
giáo khoa.”
Và
người này đặt ra câu hỏi: “Trong khi nhiều tổ chức quốc tế người ta còn tìm
cách cứu lấy ‘tử ngữ’, giữ gìn sự đa dạng ngôn ngữ của các quốc gia nhỏ, sắc tộc
thiểu số,... để giữ gìn đa dạng văn hóa, bản sắc, giữ gìn một thế giới phong
phú... Thì tại sao giáo dục của ta, bộ máy tuyên truyền và kiểm duyệt của ta
luôn nỗ lực hướng đến sự rập khuôn, đồng hóa?”
·
'Ga tàu thủy Bạch
Đằng' và sự áp đặt ngôn từ
29
tháng 2 năm 2024
·
Phân cực chính
trị qua Đào, phở và piano
3
tháng 3 năm 2024
Ví
dụ nhiều đến mức 'không kể nổi đâu'
Nhà báo Cù
Mai Công, nguyên thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, một cây bút viết sách về Sài Gòn
xưa, nói với BBC News Tiếng Việt rằng nếu kể về những ví dụ ngôn ngữ miền Bắc
tràn vào miền Nam thì “nhiều lắm, kể không nổi đâu và cũng không cần kể vì ai
cũng thấy, cũng nghe ra rả hằng ngày”.
Ông nêu những
ví dụ như 'sử dụng’ (dùng, xài), 'rẽ' (quẹo),
'ô tô' (xe hơi), ‘phố’ trên các bảng hiệu,
bảng tên hiện nay cho đến chống dịch Covid chính thức của Việt Nam như 'đi
từng ngõ, gõ từng nhà'.
Nhà báo Cù
Mai Công đánh giá, “Ngôn ngữ văn bản hiện nay thì khỏi nói rồi, tràn ngập gốc
Hán Việt như 'nỗ lực, đối tượng, phương tiện'… rất khó đọc.”
“Vậy nên mới
đẻ ra chuyện gọi 'phương tiện' thay 'xe cộ', 'đối
tượng' (vốn chỉ một tập thể) thành 'đối tượng Nguyễn Văn A', 'điều
khiển phương tiện giao thông' thay cho cầm lái, 'cá thể' (rùa
chẳng hạn) thay cho con rùa…”
Có thể thấy ‘đối
tượng’, ‘phương tiện’… là những từ vựng hiện được sử dụng rất
thường xuyên trong các bản tin an toàn giao thông, an ninh trật tự trên nhiều
báo đài ở Việt Nam hiện nay.
“Đó không
phải là văn phong, cách viết báo chí,” nhà báo Cù Mai Công đánh giá.
Chia sẻ những
hình ảnh các bảng chỉ đường dùng các cách gọi “nút giao”, “vòng xuyến” lạ lẫm với
người Sài Gòn, nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Lợi nói rằng từ “bùng binh” là chính
xác nhất và đã được dùng từ trước 1975.
Sau đó, những
năm gần đây đã xuất hiện tranh cãi ở Việt Nam liên quan đến “nút giao”, “vòng
xoay”, “vòng xuyến” để thay cho từ “bùng binh”, ông cho rằng “nút giao” là từ tạm
chấp nhận được trong số những từ được đề xuất. Tuy nhiên, từ “nút giao/vòng
xoay công trường”, theo ông là không hợp lý vì bản thân “công trường” đã mang nội
hàm là một tiểu đảo, xe cộ di chuyển xung quanh, thêm từ “nút giao” là thừa.
Về “tàu
bay”, theo ông Lợi, đây là phương ngữ Bắc Bộ, ở miền Nam, người dân quen gọi là
“máy bay” hay “phi cơ” hơn.
Nguyên
nhân một phần từ giáo dục?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/f3b1/live/6895d440-d91e-11ee-9a5b-e35447f6c53b.png
Bé
Bảo Hân, học sinh lớp bốn tại Đà Nẵng, bên sách giáo khoa Tiếng Việt
Phụ huynh
em Bảo Hân, một học sinh lớp bốn tại Đà Nẵng, chia sẻ cho BBC News Tiếng Việt về
sách giáo khoa Tiếng Việt.
Từ ngữ được
xài thống nhất gồm nhiều từ gốc Bắc, như 'bố' thay cho 'ba' như
trong bài tập đọc 'Người thầy đầu tiên của bố tôi'.
Vì gia
đình là gốc Bắc nên vị phụ huynh này cũng không có ý kiến gì thêm.
Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
“Ngôn ngữ
quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn
bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp
của mình”.
Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: “Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm
pháp luật là tiếng Việt”.
Luật Giáo
dục 2019 quy định: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục”.
Từ TP HCM,
nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh Lợi, , tác giả của một số sách về văn hóa
Nam Bộ như 'Sài Gòn đất và người', 'Ghe bầu Nam Trung Bộ và ghe xuồng
Nam Bộ'... cho rằng phương tiện truyền thông, giáo dục “đã gia tăng áp lực
lên việc sử dụng ngôn ngữ toàn dân ở miền Bắc lên thói quen sử dụng ngôn ngữ ở
miền Nam”.
“Các nhà
soạn sách giáo khoa thường dùng ngôn ngữ miền Bắc để gọi tên các sự vật, hiện
tượng ở miền Nam như: mãng cầu (na), đậu phộng (lạc), đậu
(đỗ), heo (lợn), kiếng (gương), chén (bát), ly (cốc), muỗng (thìa), dĩa (đĩa),
tập (vở), giỏ (làn)… Trẻ học cấp một làm sao phân biệt được 'cọng' giá
với 'giá đỗ', hay rất xa lạ với 'đỗ xanh' (đậu xanh)… Rồi
sách giáo khoa thì viết là 'vâng' nhưng về đến nhà lại dùng từ 'dạ'."
“Nếu không
chú trọng giáo dục ngôn ngữ địa phương, thì viễn cảnh đến ngày nào đó, học sinh
không thể đọc hiểu các tác phẩm của những nhà văn giàu chất Nam Bộ như Hồ Biểu
Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Tư… là không xa. Chúng sẽ trở nên 'xa lạ' ngay
chính trên quê hương bản quán, trong không gian văn hóa của mình vì đã bị đánh
mất ngôn ngữ bản địa,” nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh Lợi nói với BBC News
Tiếng Việt.
·
'Ga tàu thủy Bạch
Đằng' và sự áp đặt ngôn từ
·
Phân cực chính
trị qua Đào, phở và piano
·
'Ga tàu thủy Bạch
Đằng' và sự áp đặt ngôn từ
29
tháng 2 năm 2024
·
Sau Đào, phở và
piano là cơn sục sôi đấu tố
29
tháng 2 năm 2024
·
Thấy gì từ tài
liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1
tháng 3 năm 2024
Có
quy định 'ngầm' trong báo chí?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/f04f/live/3cdb5ad0-d925-11ee-b83b-0f87a864f372.jpg
Nhà
báo Cù Mai Công cho BBC biết trong 40 năm làm báo ở Việt Nam thì không ai bị xử
lý khi viết tin bài xài giọng Nam, quy định cũng không có
Là người gốc
Bắc, nhà báo Cù Mai Công cho biết trong gần 40 năm làm báo chính thức, ông chưa
đọc được một văn bản, quy định nào yêu cầu phải dùng từ này hay từ kia.
“Khi còn
làm báo, nhiều lần tôi cũng nói điều này với anh em Tuổi Trẻ rằng: có ai xài giọng,
phương ngữ miền Nam mà bị kỷ luật hay nhắc nhở đâu.”
“Xin nói
rõ: hồi làm tòa soạn báo Tuổi Trẻ, khi biên tập một số tin bài sự kiện ở miền
Nam, tôi thay 'vào' thành 'vô', 'ô tô' thành 'xe
hơi', 'điều khiển phương tiện giao thông' thành 'cầm
lái'…, chưa bao giờ bị ai nói gì. Nhiều anh em còn ủng hộ. Nên nói áp đặt
có lẽ không đúng. Chủ yếu là bắt chước, ảnh hưởng nhau, dần dà thành văn phong,
thói quen.”
“Đây mới
là nguyên nhân tiềm ẩn, tế nhị và nhạy cảm: cứ copy - paste văn bản, nghị quyết,
quy định… cho an toàn, không cần quan tâm người đọc có hiểu không, thậm chí tôi
nghĩ có khi cả người viết lại văn bản đó có khi cũng không hiểu?”
Nhà báo Cù
Mai Công cho biết không ai bị xử lý khi viết tin bài dùng giọng Nam, quy định
cũng không có.
·
Sau Đào, phở và
piano là cơn sục sôi đấu tố
·
Phân cực chính
trị qua Đào, phở và piano
Hiện Đài
Truyền hình Việt Nam (VTV) là đài truyền hình quốc gia duy nhất ở Việt Nam, với
chủ yếu là biên tập viên, phát thanh viên là người miền Bắc, cũng có người miền
Nam nhưng số lượng không nhiều.
Các đài địa
phương cũng tiếp sóng các chương trình của VTV. Vấn đề này cũng đã được dư luận
tranh luận mạnh mẽ vài năm trước đây liên quan đến việc cần có bản sắc, cụ thể
là giọng nói miền Nam trên sóng truyền hình quốc gia.
Báo Sài
Gòn Giải phóng cũng từng gây phản ứng với việc thay vì dùng 'ruột/vỏ
xe' thì viết là 'xăm/lốp xe', hay 'ngàn năm' thì
viết là 'nghìn năm'...
Nhà báo Cù
Mai Công nhận định với BBC News Tiếng Việt như sau:
“Tại sao
giọng Bắc hiện nay vẫn từng bước trở thành giọng chính trên báo chí, truyền
thông lẫn mạng xã hội - kể cả nhiều tác giả vốn là Nam rặt, ăn nói bình thường
vẫn là giọng Nam, giọng Sài Gòn, nhưng khi viết lại toàn xổ giọng Bắc.
“Còn cái gọi
là 'ngôn ngữ miền Bắc' hiện nay không hẳn là ngôn ngữ miền Bắc đâu. Nhiều người
biết đó là 'ngôn ngữ văn bản' mà nhiều tin bài truyền thông đang copy - paste
[sao chép] thành tin bài của mình.”
“Giọng,
ngôn ngữ Bắc trước đây, như đọc một bản tin, một bài báo của báo chí miền Bắc
cách đây 20, 30, 40 năm vẫn đơn giản, dễ hiểu vì dùng nhiều tiếng Việt. Trước
1954 thì báo chí, văn chương miền Bắc cũng viết mộc mạc nhưng rất thu hút,” nhà
báo Cù Mai Công đánh giá.
·
Thấy gì từ tài
liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1
tháng 3 năm 2024
·
Việt Nam lên kế
hoạch cải cách công đoàn, công ty nước ngoài lo lắng
27
tháng 2 năm 2024
·
'Ga tàu thủy Bạch
Đằng' và sự áp đặt ngôn từ
29
tháng 2 năm 2024
Từng
có ‘nhập gia tùy tục' từ Bắc vô Nam tử tế?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4b18/live/ec8c0240-d925-11ee-8f28-259790e80bba.jpg
Đường
phố Sài Gòn, ảnh vào tháng 12/2023
Năm 1954
là năm Hiệp Ðịnh Genève được ký kết, chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam,
Bắc, mở đầu cho cuộc di cư của khoảng một triệu người từ Bắc vô Nam.
Trước 1975
và trước 1954, ngôn ngữ, giọng Bắc cũng đã xuất hiện ở miền Nam, nhất là khi
trên dưới một triệu đồng bào Bắc di cư 1954 tràn vào miền Nam, vào Sài Gòn -
Gia Định - Chợ Lớn.
Nhà báo Cù
Mai Công cho biết đã có sự nhập gia tùy tục "rất tử tế" từ năm 1954 của
người miền Bắc khi họ di cư sang miền Nam.
"Nhiều
văn nghệ sĩ gốc Bắc di cư hồi 1954 đã mang giọng điệu đó vào Nam, vào Sài Gòn…
đã được người miền Nam, người Sài Gòn tiếp nhận rất ngọt.”
“Nhiều
danh ca như Thái Thanh, Khánh Ly.. đã hát giọng Hà Nội 100%, âm r thành gi, tr thành ch, ưu thành iu, ươu thành iêu…
Có danh ca như Hà Thanh gốc Huế cũng hát giọng Hà Nội. Đọc truyện viết trước
1975 của nhà văn gốc Bến Tre là Từ Kế Tường đã thấy thấp thoáng giọng, từ, ngôn
ngữ Bắc. Nhạc có “phố đêm, đèn mờ giăng giăng…” (Phố đêm), “Thằng bé âm
thầm đi vào ngõ nhỏ”…”
“Đó là
chưa nói đến thái độ đàng hoàng, tử tế của việc 'nhập gia tùy tục'. Nhà thơ Tố
Hữu xưa khi nói về Sài Gòn trong bài 'Ta đi tới' cũng viết: 'Ai
vô thành phố Hồ Chí Minh...' chứ không dùng 'vào'. Nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn cũng viết: 'Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay' (Nối vòng
tay lớn)…”
Tuy nhiên,
theo cây bút Cù Mai Công thì nếu so với ngày xưa, ngôn ngữ miền Bắc "không
tràn ngập, áp đảo các giọng khác như gần đây và càng lúc càng phổ biến"
như hiện nay.
·
Sau Đào, phở và
piano là cơn sục sôi đấu tố
·
25
tháng 4 năm 2023
·
48 năm sau ngày
30/4: Cuộc chiến lần hai đang từ trong ký ức?
·
30
tháng 4 năm 2023
Nên
có luật Tiếng Việt?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/c981/live/86f36720-d925-11ee-b83b-0f87a864f372.jpg
Hình ảnh cụm
từ 'Ga tàu thủy Bạch Đằng' bị tháo dỡ hôm 29/2, để thay bằng 'Bến
tàu Bạch Đằng'
Tiếng Việt
là một ngôn ngữ có ba phương ngữ chính gồm phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung
Bộ và phương ngữ Nam Bộ.
Qua vụ
"Ga tàu thủy Bạch Đằng" chuyển thành "Bến tàu Bạch Đằng",
có một luồng dư luận cho rằng cần có tính thống nhất trong đa dạng, thay vào việc
"âm thầm" lấy phương ngữ Bắc Bộ làm chuẩn quốc gia.
Trăn trở về
vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi nhận định phương ngữ (từ địa
phương) tồn tại trong lời ăn, tiếng nói của quần chúng, là vốn ngôn ngữ văn hóa
để biểu thị các sự vật, hiện tượng, con người ở địa phương, thể hiện bản sắc của
vùng miền, đóng góp vào kho tàng ngôn ngữ chung của dân tộc.
“Giao thoa
ngôn ngữ giữa các vùng miền là quy luật mang tính tất yếu, tạo ra sự phong phú,
đa dạng hơn vốn từ ngữ cũng như việc sử dụng các lớp từ đó. Nhưng sự áp đảo của
từ toàn dân đối với phương ngữ miền Nam là một thực trạng nhức nhối đang diễn
ra theo chiều hướng mất kiểm soát, bất lợi bởi sự tùy tiện.
“Việc sử dụng
ngôn ngữ mang tính chất tự giác, không thể có sự can thiệp 'thô bạo', nhân danh
'sự thống nhất' mà đánh mất đi 'tính đa dạng' của nó. Bảo tồn ngôn ngữ chính là
bảo tồn văn hóa, vì đó là hồn cốt của dân tộc. 'Tiếng ta còn, nước ta còn' (Phạm
Quỳnh). Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là đây,” nhà nghiên cứu Nguyễn
Thanh Lợi nói.
Ông cũng đồng
thời đề cập đến khả năng nhà nước Việt Nam cần có một chính sách về ngôn ngữ nhất
quán, như Luật Tiếng Việt, trong đó quy định một cách rõ ràng về việc sử dụng
ngôn ngữ của các vùng miền, mối quan hệ giữa từ toàn dân và phương ngữ và phải
được thực hiện một cách triệt để trên mọi bình diện, nhất là vai trò của giáo dục
và truyền thông.
Đặc biệt
theo ông, giới văn nghệ sĩ có vai trò quan trọng trong việc phổ biến kiến thức
về phương ngữ thông qua các tác phẩm của mình.
“Thống nhất,
chuẩn hóa tiếng Việt không có nghĩa là phủ nhận, làm thui chột bất kỳ giọng
nói, từ vựng Việt nào. Tự điển xưa khi giải nghĩa một từ chính, thường mở ngoặc
ghi chú từ địa phương tương đương là vậy.
“Đây là một
vấn đề rất lớn, nên có nhiều hội thảo cấp quốc gia có sự góp sức chung tay của
các bậc trí giả, thưc giả, túc nho, nhà ngôn ngữ… trong và ngoài nước,” ông
chia sẻ.
·
'Ga tàu thủy Bạch Đằng'
và sự áp đặt ngôn từ
·
Thấy gì từ tài liệu
mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
Cây bút Cù
Mai Công, người cũng đang ấp ủ một tác phẩm mới về ngôn ngữ Nam Bộ, nói: “Việt
Nam vốn có nền văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, đây là điều đáng quý, tạo nên sự đa
dạng, phong phú của các vùng miền và tận dụng, làm giàu cho vốn từ vựng của
ngôn ngữ Việt nói chung. Giọng nói, ngôn ngữ nơi nào ở Việt Nam cũng có nét đẹp
riêng của mình, không thua kém nhau.”
“Bất kỳ một
giọng nói, ngôn ngữ, từ vựng… của nơi nào bị lãng quên đều là điều rất đáng buồn,
thậm chí đau lòng”, ông cho biết.
---------------
Tin
liên quan
·
'Ga tàu thủy Bạch Đằng'
và sự áp đặt ngôn từ
29 tháng 2
năm 2024
·
48 năm sau ngày
30/4: Cuộc chiến lần hai đang từ trong ký ức?
30 tháng 4
năm 2023
·
Thấy gì từ tài liệu
mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1 tháng 3
năm 2024
·
30/4: ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự
phân cực giữa giới trẻ Việt Nam
30 tháng 4
năm 2021
·
Phân cực chính trị
qua Đào, phở và piano
3 tháng 3
năm 2024
·
Sau Đào, phở và
piano là cơn sục sôi đấu tố
29 tháng 2
năm 2024
No comments:
Post a Comment