Phạm
Minh Chính lại năn nỉ Mỹ chịu công nhận ‘kinh tế thị trường’
March
21, 2024
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/pham-minh-chinh-lai-nan-ni-my-chiu-cong-nhan-kinh-te-thi-truong/
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Việt
Nam, được ghi nhận lặp lại yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ “có tiếng nói mạnh mẽ với
Chính Phủ Mỹ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt
Nam.”
Báo
Lao Động hôm 21 Tháng Ba cho biết tin này khi tường thuật cuộc họp của ông
Chính với phái đoàn doanh nghiệp thuộc Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN đang
thăm Việt Nam.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-Pham-Minh-Chinh-nan-ni-1.jpeg
Ông
Phạm Minh Chính (phải), thủ tướng Việt Nam, và ông Ted Osius, chủ tịch Hội Đồng
Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN. (Hình: Dương Giang/Lao Động)
Tuy
vậy, bản tin không cho biết ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ và là chủ tịch Hội Đồng
Kinh Doanh Hoa Kỳ-ASEAN, phản hồi thế nào về yêu cầu của ông Chính.
Đây
là lần thứ nhì ông Chính nêu yêu cầu “công nhận ‘kinh tế thị trường,” sau lần gặp
bà Gina Raimondo, bộ trưởng Thương Mại Mỹ, tại Washington hồi Tháng Chín năm
ngoái.
Trước
ông Chính, khi tiếp phái đoàn nêu trên hôm 20 Tháng Ba, ông Vương Đình Huệ, chủ
tịch Quốc Hội Việt Nam cũng nêu yêu cầu Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường
cho Việt Nam.
Theo
báo Thanh Niên, ông Huệ nhấn mạnh: “Công nhận quy chế kinh tế thị trường là
minh chứng cho lòng tin Việt-Mỹ.”
Việc
cả ông Chính và ông Huệ tận dụng cuộc gặp với doanh nghiệp Mỹ để nêu yêu cầu
cho thấy các cuộc vận động của Hà Nội trước đây không đạt hiệu quả.
Hồi
đầu tháng trước, khoảng 30 nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền Biden không công nhận
quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, giữa lúc lãnh đạo Việt Nam cố gắng vận
động Washington sớm chấm dứt việc liệt quốc gia này vào hạng kinh tế phi thị
trường trong nhiều thập niên.
Thư
ngỏ nêu yêu cầu của các nghị sĩ được gửi đến bà Gina Raimondo trong bối cảnh Bộ
Thương Mại Mỹ đang xem xét lại quy chế cho Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối
Tháng Bảy.
Thượng
nghị sĩ Elizabeth Warren, đại diện bang Massachusettes, nêu ý kiến trong thư ngỏ:
“Việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà các tiêu chuẩn lao động
chưa được cải thiện, bao gồm cả việc bật đèn xanh cho hàng hóa có sử dụng lao động
cưỡng bức ở Trung Quốc, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.”
Các
thượng nghị sĩ nhấn mạnh tình trạng sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức
ở Việt Nam, cũng như mối giao thương Việt-Trung ngày càng gia tăng, đồng thời lập
luận rằng việc trao quy chế nền kinh tế thị trường “sẽ làm trầm trọng thêm những
sự méo mó thương mại đang diễn ra,” cũng như “đe dọa người lao động và các
ngành công nghiệp Mỹ.”
Các
dân biểu lập luận rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam hiện vẫn là quốc
gia chuyên chế với sự kiểm soát của nhà nước đối với các khía cạnh quan trọng của
nền kinh tế.
“Bộ
Thương Mại phải bảo vệ tính hiệu quả của luật thương mại quốc gia bằng cách duy
trì tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam,” bức thư viết.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VN-Pham-Minh-Chinh-nan-ni-2.jpeg
Nhà
nước Việt Nam vừa độc quyền sản xuất vàng miếng vừa ban hành lệnh kiểm soát giá
vàng bất chấp quy luật của thị trường. (Hình: Lao Động)
Hồi
Tháng Mười Một năm ngoái, khi phát biểu tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại ở San
Francisco, ông Võ Văn Thưởng, chủ tịch nước Việt Nam, kêu gọi Mỹ công nhận Việt
Nam là nền kinh tế trường và nhấn mạnh rằng việc này “cần được thực hiện bằng
quyết sách chính trị chứ không nên theo quy định một cách cứng nhắc.”
Ông
Thưởng chính thức mất ghế chủ tịch nước hôm 21 Tháng Ba sau khi bị Ban Chấp
Hành Trung Ương và Quốc Hội phê duyệt quyết định này. (N.H.K)
No comments:
Post a Comment