Nhóm phiến
quân Hồi Giáo tấn công Nga từng thất bại ở Pháp
Người Việt
March
25, 2024
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nhom-phien-quan-hoi-giao-khung-bo-nga-tung-that-bai-o-phap/
PARIS,
Pháp (NV) – Ông
Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, hôm Thứ Hai, 25 Tháng Hai, cho biết nhóm khủng
bố giết chết 137 người trong phòng hòa nhạc bên ngoài Moscow là một phần của
chi nhánh tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS) từng đứng đằng sau các nỗ lực tấn công
trên đất Pháp, nhưng thất bại, trong vài tháng qua, theo Reuters.
Điều
này giải thích tại sao chính phủ Pháp hôm Chủ Nhật tăng cảnh báo an ninh lên mức
cao nhất, Tổng Thống Macron và Thủ Tướng Gabriel Attal cho biết.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/TS-french-security-1536x1023.jpg
Quân
đội Pháp giữ an ninh khắp nơi tại thủ đô Paris. (Hình: Bertrand Guay/AFP via
Getty Images)
Quân
đội Pháp được lệnh sẵn sàng tuần tra các địa điểm nhạy cảm, bao gồm cả trường học.
Nhà
Nước Hồi Giáo lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở Moscow hôm Thứ Sáu.
Nga
đã phớt lờ những cảnh báo của Mỹ về một vụ tấn công cực đoan sắp xảy ra, hôm Thứ
Hai tiếp tục đổ cho Ukraine phải chịu trách nhiệm dù không hề đưa ra bằng chứng.
Tổng
Thống Macron cho rằng hành động của Moscow là “gây hoang mang và phản tác dụng”.
“Cuộc tấn công này đã được IS nhận
trách nhiệm và thông tin có sẵn cho chúng ta, các cơ quan (tình báo) cũng như
các quốc gia đối tác chính của Pháp, cho thấy thực sự rằng đó là một thực thể của
IS đã xúi giục và thực hiện cuộc tấn công này, ông Macron nói thêm.
“Nhóm này … trong những tháng qua đã thực
hiện một số nỗ lực nhằm tấn công trên lãnh thổ Pháp.
Thủ
Tướng Attal sau đó cho biết những vụ này bao gồm một cuộc tấn công đã được lên
kế hoạch vào thành phố Strasbourg, miền Đông nước Pháp nhưng thất bại.
Khoảng
3,000 binh sĩ Pháp hiện tham gia chiến dịch “Sentinelle” nhằm tuần tra các địa
điểm như nhà ga, cơ sở tôn giáo, trường học và nhà hát.
Thủ
Tướng Attal cho biết 4,000 quân nhân khác đang chờ lệnh và nói Pháp đã ngăn chặn
được hai cuộc tấn công có thể xảy ra kể từ đầu năm nay. (MPL) [kn]
=======================================
.
Nga đã ‘phớt lờ’
cảnh báo ‘tấn công cực đoan’ của Mỹ?
Người Việt
March
24, 2024
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/phai-chang-nga-phot-lo-canh-bao-tan-cong-cuc-doan-cua-my/
LONDON,
Anh (NV) – Sau bất
kỳ cuộc tấn công khủng bố nào đều có câu hỏi là tại sao việc này không bị ngăn
chặn hoặc bị phát hiện. Vụ tấn công ở Moscow vừa xảy ra đặt ra những vấn đề khó
khăn cho ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, vào thời điểm căng thẳng và mất
lòng tin quốc tế.
Đặc
biệt là lời cảnh báo từ phía Mỹ trước đó, theo BBC bình luận ngày 23 Tháng B
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/TS-moscow-attack-1-1536x1024.jpg
Hình
ảnh tưởng niệm nạn nhân vụ tấn công khủng bố trên một toà nhà ở Moscow hôm Thứ
Bảy. (Hình: Stringer/AFP via Getty Images)
Washington
cảnh báo công dân Mỹ một cách bất thường
Bộ Ngoại
Giao Mỹ hôm 7 Tháng Ba đưa ra một cảnh báo bất thường về việc có các báo cáo rằng
“những kẻ cực đoan” đang có “kế hoạch nhằm mục tiêu vào các cuộc tụ tập lớn sắp
xảy ra ở Moscow” và đặc biệt đề cập đến “các buổi hòa nhạc.” Cơ quan này khuyên
người Mỹ trong thành phố tránh tụ tập đông người trong 48 giờ tới.
Thời
điểm cảnh báo và thực tế có thể không hoàn toàn trùng khớp, nhưng các chi tiết
khác lại có mối liên hệ chặt chẽ với các vụ tấn công ở rạp Crocus City
Hall, vùng ngoại ô Moscow, xảy ra vào ngày Thứ Sáu, 22 Tháng Ba.
Có
vẻ như rõ ràng Washington có một loại thông tin tình báo nào đó và có liên quan
đến hoạt động của nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (IS), nhóm đã đưa ra tuyên bố đứng sau
vụ tấn công Moscow.
Ngoài
cảnh báo công khai tới công dân của mình, Mỹ cũng cho biết họ đã liên lạc trực
tiếp với chính phủ Nga.
Một
giới chức Mỹ cho biết trong một tuyên bố sau vụ tấn công: “Washington cũng đã
chia sẻ thông tin này với chính quyền Nga theo chính sách ‘nghĩa vụ cảnh báo’
lâu dài của Mỹ.”
Có
những kênh thông qua đó thông tin tình báo được chia sẻ giữa các quốc gia –
ngay cả những quốc gia không phải là đồng minh – đặc biệt khi liên quan đến các
cuộc tấn công có thể xảy ra nhằm vào dân thường.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/TS-moscow-attack-2-1536x1024.jpg
Người
dân Nga xúc động trước nhà hát Crocus City Hall. (Hình: Olga Maltseva/AFP via
Getty Images)
Moscow
“phớt lờ” những cảnh báo của Mỹ
Ba
ngày trước vụ tấn công, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, phát biểu trước hội
đồng An Ninh Liên Bang Nga (FSB), rằng ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ cái mà ông gọi
là chiến dịch quân sự đặc biệt – cụm từ chính thức để chỉ cuộc xâm lược toàn diện
vào Ukraine.
Ông
Putin tuyên bố rằng Ukraine đã chuyển sang cái mà ông gọi là “chiến thuật khủng
bố”.
Nhà
lãnh đạo Nga cũng nói thẳng về điều mà ông cho là “những tuyên bố khiêu khích”
từ phương Tây về các cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng bên trong nước Nga.
Ông
Putin cho rằng những cảnh báo “giống như hành vi tống tiền trắng trợn và nhằm mục
đích đe dọa và gây bất ổn cho xã hội của chúng ta.”
Qua
những gì ông Putin biểu lộ cho thấy sự ngờ vực giữa Mỹ và Nga có nghĩa là
Moscow có thể đã không muốn lắng nghe và thay vào đó coi những cảnh báo này là
một phần trong nỗ lực đe dọa Nga, liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Hiện
tại vẫn chưa biết bản chất chính xác của thông tin mà Mỹ có hoặc chuyển giao
cũng như mức độ rõ ràng của thông tin đó. Thông tin tình báo thường có thể mơ hồ
và khó có thể đưa ra phản ứng cụ thể.
Tuy
nhiên Mỹ có một cỗ máy thu thập thông tin tình báo khổng lồ và theo dõi IS chặt
chẽ. Chi nhánh IS bị nghi ngờ thực hiện vụ tấn công ở Moscow cũng có liên quan
đến một vụ nhằm vào quân đội Mỹ và dân thường tại sân bay Kabul vào Tháng Tám,
2021, cũng như các vụ đánh bom chết người gần đây hơn ở Iraq.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/TS-moscow-attack-3-1536x1024.jpg
Hai
người đàn ông Nga làm dấu thánh giá tại đài tưởng niệm “dã chiến” trước nhà hát
Crocus City Hall, Moscow. (Hình: Olga Maltseva/AFP via Getty Images)
Phiến
quân Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm tiến hành vụ xả súng,
ném bom xăng tại nhà hát ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva, Nga, khiến ít nhất có
133 người chết.
Nhóm
trực tiếp thực hiện cuộc tấn công đẫm máu này là Khorasan, chi nhánh IS ở
Afghanistan (ISIS-K).
Nhưng nếu
thông tin tình báo được chia sẻ với Nga là đáng tin cậy và cụ thể về ISIS-K,
thì cơ quan FSB và ông Putin có thể dường như đang lưỡng lự về lý do tại sao họ
không xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc hơn.
Điều
này lại làm tăng nghi vấn về việc ông Putin tìm cách liên hệ cuộc tấn công với
Kiev nhằm làm chệch hướng đổ lỗi và xây dựng sự ủng hộ cho hành vi xâm lăng
Ukraine, thay vì thừa nhận Moscow có thể đã bỏ lỡ lời cảnh báo của Mỹ. (MPL) [kn]
No comments:
Post a Comment