NGƯỜI
VIỆT SÀI GÒN-VACXAVA- UKRAINA…
NGƯỜI
VIỆT SÀI GÒN-VACXAVA- UKRAINA…
Buổi
trưa, mình về nhà sau một sự kiện quan trọng mà cơ quan mình tổ chức, khá căng,
nên mình chỉ muốn nghỉ lưng một lát. Đọc bâng quơ vài mẫu chuyện từ điện thoại.
Bỗng dưng, mình thấy phải chồm dậy, ghi mấy dòng, kể câu chuyện này về người Việt
mình. Chuyện đời thường…
CHUYỆN
KỂ TỪ VAC XA VA CỦA CHỊ MẠC VIỆT HỒNG VÀ THANH XUÂN
Chị
Mạc Việt Hồng, một nhà báo, người Việt đang sống ở Ba Lan, kể rằng: Chiều hôm
qua không hẹn trước, chị ấy ào vào văn phòng mình, nói đến chia tay để mai sang
Đức. Ở bên này chị đi trông trẻ, sang Đức chị cũng sẽ trông 2 đứa trẻ, nhưng
bên đó lương cao hơn và quan trọng là có ngày nghỉ hàng tuần, chứ không làm triền
miên như ở Ba Lan.
Chị
là người Việt Nam đang sống ở Ukraine, tên là Thanh Xuân, từ Ukraine chạy chiến
tranh sang đây 2 năm trước, khi đi có mỗi bộ quần áo trên người. Bên kia chị
thuộc tầng lớp trung lưu, có nhà cửa, có cửa hàng, cũng đánh hàng rầm rập,
nhưng sang đây chẳng biết làm gì ngoài việc đi trông trẻ. Tuổi cao, tinh thần
thì hoảng loạn nên chỉ làm những việc giản đơn vậy thôi.
Nói
chuyện một hồi, trước khi ra về chị rút ra 300zl, chị bảo: Chị trả lại em số tiền
vay em hồi trước.
Mình
bảo, thôi chị cầm lấy thêm tiền đi đường, em tặng chị. Nhưng chị nhất định để lại
vì: đã vay là phải trả tính chị như thế, chẳng qua chị chưa trả vì không gặp được
em, chứ chị không quên.
Hồi
nhiều người Việt chạy loạn từ Ukraine qua, mình mua vé tàu xe hộ, có những người
một năm sau đã quay lại trả tiền, dù mình không còn nhận ra họ nữa. Cảm động lắm
luôn.
Sáng
nay hẹn chị ra chợ Bakalarska để ăn sáng chia tay, vì trưa chị sang Đức rồi. Chị
hẹn nhất định sẽ quay về Ba Lan chơi. Lúc ngồi trên xe sang Đức chị vẫn còn điện
lại để từ biệt lần nữa
CÒN
ĐÂY LÀ CHUYỆN NGƯỜI VIỆT, SÀI GÒN.
Bạn
Tiểu Vũ, (hay bạn Pham Mylan, nếu mình nhầm thí sorry nhé), một facebooker kể:
Cái
thùng tiền này đặt ở 202 Tô Hiến Thành, quận 10, Sài Gòn.
Bá
tánh, có nhiều người nghèo dừng lại để lấy đủ 3 tờ. Có nhiều người đỡ nghèo hơn
dừng lại để bỏ thêm vào thùng vài tờ, tùy theo sức của mình chứ không phải tùy
lòng hảo tâm. Bởi lòng hảo tâm thì người Sài Gòn ai cũng như nhau.
Qua
ngày nắng, qua ngày mưa, thùng tiền vẫn ở đó. Chả ai lo lắng rằng nó sẽ bị ai
đó tham lam hốt sạch. Đơn giản thôi vì đây là Sài Gòn nên người ta không sợ ai
đó lấy nhiều hơn 3 tờ, nhưng lỡ ai đó quá cần lấy hơn 3 tờ cũng hổng có sao. Bởi
chắc chắn sau đó nhất định sẽ có nhiều người khác bỏ nhiều tờ tiền vào lại. Người
Sài Gòn nổi tiếng rộng bụng xưa nay mà.
Người
ta cũng không sợ thằng ăn trộm nào bưng luôn cái thùng đi. Thứ nhứt là nó quá
ít lấy mang tiếng. Thứ hai là đứng trước một nghĩa cử quá đẹp như vậy, thằng ăn
trộm sẽ phải chùn tay...
Thùng
tiền nằm bên đường tôi vô tình nhìn thấy đã phần nào đó thể hiện tấm lòng người
Sài Gòn. Điều đó gợi lên một niềm tin rằng gần chục triệu người Sài Gòn, cả dân
gốc và dân nhập cư vẫn cứ tin nhau, còn rưng rưng chia sẻ cho nhau từng đồng tiền
lẻ, còn rung động khi nghĩ đến những mảnh đời khốn khó hơn mình.
Thế
nên dù ngày nắng ngày mưa thùng tiền này vẫn còn ở đây rất lâu để lan toả yêu
thương rất chi là Sài Gòn.
Có
một điều ít ai biết là gần như bất cứ công trình phúc lợi nào cấp quốc gia ở bất
cứ địa phương nào trên xứ này đều có tiền của người Sài Gòn trong đó. Ví dụ từ
ngân sách 2020 đi. Tổng thu ngân sách của Sài Gòn năm 2020 là 411.202 tỷ đồng
nhưng Sài Gòn chỉ được giữ lại lại 19%, tức là khoảng 77.952 tỷ đồng, nghĩa là
Sài Gòn làm ra 1.000 đồng thì chỉ được giữ lại 190 đồng để chi tiêu, phần còn lại
nộp ngân sách nhà nước. Như bầu sữa mẹ ngọt xợt nuôi đàn con cả nước. Người Sài
Gòn vậy đó. Hình như càng nghèo, họ càng giàu lòng thương nhau…
Hình
:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1136118747391944&set=pcb.1136119480725204
Chị
Mạc Việt Hồng và chị Thanh Xuân, trong buổi chiều chị Thanh XUân chia tay người
bạn, người ơn đã giúp chị khi chạy loan từ Ukraine qua Ba Lan
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1136118887391930&set=pcb.1136119480725204
Đây
thùng tiến rất Sài Gòn
https://www.facebook.com/photo?fbid=1136118980725254&set=pcb.1136119480725204
Bức ảnh gây ấn tượng sâu sắc tới giờ, đã 2
năm. Những bà mẹ Ba Lan mang sẵn các chiếc xe nôi đặt cạnh đường xe lửa dọc
biên giới, để khi các bà mẹ Ukraina chạy giặc tới, có thể có ngay xe để đẩy
con...
No comments:
Post a Comment