Ngày 8 tháng 3: Người
mẹ trẻ nuôi hai con nhỏ, chờ chồng suốt một thập niên
BBC News Tiếng Việt
8 tháng 3
năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51wgr945e4o
Vài
tháng một lần, người mẹ trẻ Đỗ Thị Thu lại bồng con trai nhỏ tất tả đón xe từ
Hà Nội vào Đà Nẵng. Sau chuyến xe kéo dài 12 giờ, cô còn đi tiếp một chặng nữa,
với điểm đến là một nhà tù ở tỉnh Quảng Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/fbd4/live/d54abe30-dc6f-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Nhà hoạt
động Trịnh Bá Phương cùng vợ là Đỗ Thị Thu và con trai lớn trước khi ông Phương
bị bắt
Khi chồng
là Trịnh Bá Phương bị bắt vào mùa hè năm 2020, Đỗ Thị Thu vừa sinh đứa con trai
thứ hai được bốn ngày. Đứa con trai đầu mới được hai tuổi.
Thời gian
ông Phương bị tạm giam trước khi hầu tòa còn dài hơn thời gian bốn người trong
gia đình được ở cạnh nhau.
Sinh năm
1999, thuộc thế hệ Z, nhưng ít ai có thể tưởng tượng được một cô gái như Thu lại
phải chứng kiến cảnh chồng,
em chồng và mẹ chồng bị bắt cùng một ngày - 24/6/2020.
Lúc bấy giờ
Thu sắp tròn 21 tuổi.
Nhà chồng
của Thu là một gia đình thuần nông, sống ở Dương Nội, Hà Nội, bị mất đất sau khi
chính quyền tịch thu cho "dự án phát triển đô thị" vào
năm 2008. Sự kiện ấy đã khiến các thành viên gia đình trở thành những nhà hoạt
động vì quyền lợi đất đai, không chỉ cho người dân Dương Nội (quận Hà Đông, Hà
Nội) mà còn cho những người dân mất đất khác như ở Đồng Tâm.
Bởi những
hoạt động đấu tranh của mình mà chồng, mẹ chồng và em chồng
của Thu lần lượt bị bắt, bị khởi tố và lãnh án tù về tội "Làm,
tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo quy định tại Điều 117, Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/dabc/live/63abfb40-dc6f-11ee-b83b-0f87a864f372.jpg
Trịnh
Bá Phương (ở giữa) bị bắt ngày 24/6/2020 cùng mẹ là bà Cấn Thị Thêu (bên phải)
và em trai Trịnh Bá Tư (bên trái). Cả gia đình làm nông đã trở thành những nhà
hoạt động đấu tranh đòi đất cho cả thôn Dương Nội, Hà Nội, khi chính quyền tịch
thu đất ruộng của họ và đền bù với giá rẻ.
Trải lòng
với BBC, Thu nói: "Gia đình một người đi tù đã khó khăn, nhà tôi có đến tận
ba người. Lúc chồng bị bắt, tôi mới sinh bé thứ hai được bốn ngày, đứa lớn chỉ
mới hai tuổi. Hai đứa con tôi thiếu thốn tình cảm của cha, thằng út thì càng
không nhớ mặt bố."
Chồng
của Thu - nhà hoạt động Trịnh Bá Phương - lãnh mức án 10 năm tù giam, còn mẹ chồng Thu -
bà Cấn Thị Thêu, và em chồng - Trịnh Bá Tư - cùng bị tuyên tám năm tù
giam và ba năm quản chế.
VIDEO :
Ngày 8/3 của
những 'phụ nữ bị mất đất'
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51wgr945e4o
Kết
hôn ba năm, chồng đi tù 10 năm
Cũng là
dân đấu tranh đòi lại đất ở Dương Nội, Thu gặp nhà hoạt động Trịnh Bá Phương
trong những lần người dân Dương Nội cùng nhau hội ý tại nhà của Thu về vấn đề đất
đai.
Từ đó, hai
người nảy sinh tình cảm và nên duyên vợ chồng vào năm 2017, khi Thu tròn 18 tuổi.
"Chúng
tôi nói chuyện với nhau rất nhiều về việc đấu tranh. Anh Phương hỏi rằng tôi có
đồng ý cho anh làm những công việc này không. Khi chưa xảy ra vụ Đồng Tâm thì
tôi thấy việc chồng tôi lên tiếng cũng rất bình thường thôi, không đến nỗi bị bắt.
"Nhưng
sau vụ Đồng Tâm, tôi thấy có nguy hiểm nhất định. Nhưng tôi là người ở cạnh chồng
khi những người dân Đồng Tâm gọi điện khóc lóc, cầu cứu anh. Tôi nghĩ việc chồng
tôi giúp người dân Đồng Tâm là chính đáng, dù có nguy hiểm thì mọi người trong
gia đình tôi không thể nào làm ngơ trước những đau thương, mất mát mà người dân
Đồng Tâm gánh chịu," Thu nhớ lại.
·
Từ nông dân thành nhà bất đồng chính
kiến
14
tháng 2 năm 2018
·
Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương
bị bắt
24
tháng 6 năm 2020
·
Sóng ngầm phẫn nộ của nông dân mất đất
18
tháng 4 năm 2018
Vào ngày
6/2/2020, Trịnh Bá Phương là người được các viên chức Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
mời gặp gỡ, trao đổi thông tin liên quan vụ tập kích Đồng Tâm một tháng trước
đó.
Tới ngày
24/6/2020, khoảng 5 giờ 30, công an đã bao vây và bắt giữ ba người trong gia
đình Trịnh Bá Phương. Ông Phương đã phát sóng và tường thuật trực tiếp sự kiện
này trên trang Facebook cá nhân của mình.
"Có rất
nhiều công an. Chồng tôi nói rõ là anh không làm gì phạm pháp hay trái với
lương tâm, chỉ nói lên sự thật về vụ Đồng Tâm.
"Nhìn
thấy cảnh chồng bị mang đi, khi tôi vừa sinh em bé mới được bốn ngày, tinh thần
chưa ổn định lắm nên tôi đâm ra hoảng loạn và lo lắng. Tới khi biết cả mẹ và em
chồng đều bị bắt thì nói thực, tôi đã sụp đổ," Thu hồi tưởng lại ngày kinh
hoàng ấy.
VIDEO :
Đồng
Tâm: 'Đại diện sứ quán Mỹ đã trao đồi gì với tôi?'
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51wgr945e4o
Ngày ông Trịnh Bá Phương
ra tòa,
dù là vợ nhưng Thu không được vào dự, chỉ có thể đứng nhìn chồng mình
qua song sắt bên ngoài tòa án với khoảng cách vài chục mét trong thoáng chốc
khi ông Phương bị áp giải ra xe chở tù nhân.
Biền biệt
tới tận hai năm rưỡi sau, Thu mới được vào trại giam thăm chồng.
"Từ
lúc chúng tôi cưới nhau cho đến khi anh bị bắt là chưa đến ba năm. Tới nay thì
thời gian anh bị giam giữ còn nhiều hơn thời gian anh ở bên cạnh tôi và các
con. Vì ít được tiếp xúc với bố nên bé út lúc vào thăm không cho bố bế.
"Bé
thứ nhất thì có nhiều thời gian với bố hơn, anh Phương lại rất chiều con nên thời
gian đầu, khi tôi về lại bên ngoại ở thì bé cứ đòi về nội để gặp bố. Tôi rất
thương hai đứa, mới bé tí mà đã thiếu thốn tình cảm của bố," Thu tâm sự.
Theo lời kể
của Thu, nhờ vào sự động viên, ủng hộ và giúp đỡ của người thân mà cô đã xốc lại
tinh thần.
Sợ quanh
quẩn ở nhà lại nghĩ nhiều nên chưa đầy một tháng sau khi sinh, Thu đi làm lại,
đi bán cua thay chồng ở ngoài chợ.
"Bình
thường, hai vợ chồng nuôi hai đứa con là chuyện khá vất vả, giờ chỉ mình tôi phải
nuôi cả hai đứa, lại thăm nuôi thêm ba người trong tù thì càng vất vả. Nhưng nhờ
cộng đồng mạng ủng hộ trại bưởi nhà tôi mà đỡ được phần nào," Thu chia sẻ.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3015/live/672eeb00-dc70-11ee-b83b-0f87a864f372.jpg
Nhà hoạt
động Trịnh Bá Phương cắt tóc cho con trai trước khi ông bị bắt giam
Dù luôn cố
gắng giữ tinh thần lạc quan để chăm sóc hai đứa con và thăm nuôi chồng, Thu kể
rằng cũng có những lúc cô cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và kiệt sức.
"Đầu
tiên là chồng tôi không được nhận đồ gửi vào trại tạm giam, mẹ tôi không được
nhận quần áo, em Tư cũng vậy. Gia đình tôi phải đến trại giam và làm đơn rất
nhiều lần. Sau đó, em Tư tuyệt thực,
chồng tôi bị đưa vào viện tâm thần. Rồi em Tư và mẹ chồng tôi ra tòa, tới chồng
tôi ra tòa, liên miên những tin dữ. Tôi thì phải đi bán bưởi tới tối muộn mới về,
con cái thì cứ khóc um lên. Thời gian đó chỉ nhớ tiếng khóc của con.
"Rồi
tôi cũng dần quen với điều đó và đã vượt qua được. Tôi biết còn nhiều khó khăn
trước mắt nhưng đã đón nhận nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều, nhất là khi được gặp
chồng, chính anh truyền động lực cho tôi," Thu bộc bạch.
VIDEO :
'Tập
kích Đồng Tâm' qua lời kể của Trịnh Bá Phương
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51wgr945e4o
Trong
ngục tù vẫn tranh đấu
Ông Trịnh
Bá Phương hiện đang thụ án tại trại giam An Điềm, Quảng Nam trong khi gia đình
ông sinh sống ở Hà Nội. Vì xa xôi cách trở, khoảng ba, bốn tháng thì Thu mới ẵm
theo một trong hai cậu con trai để đi thăm chồng.
Điều kiện
gia đình có hạn nên Thu kể mình cũng chỉ đi xe khách, khoảng 12 tiếng đồng hồ từ
Hà Nội đến bến xe Đà Nẵng và mất thêm một giờ nữa để đến được trại giam.
"Dù
đường sá xa xôi vất vả nhưng nghĩ đến sắp được vào thăm chồng, các con tôi được
vào gặp bố thì tôi rất là vui, cũng coi như xóa tan hết được những mệt mỏi,"
Thu nói.
Tuy trong
tù nhưng ông Trịnh Bá Phương cùng một số bạn tù vẫn tổ chức biểu tình, hô hào
khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc", "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt
Nam", sau vụ Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc công bố “bản đồ tiêu chuẩn”
vào tháng 8 năm 2023, một bước đi mà phía Việt Nam coi là xâm phạm chủ quyền của
mình.
Play
video, "Vợ Trịnh Bá Phương: ‘Chồng tôi bị bắt khi con tôi 4 ngày tuổi’",
Thời lượng 11,18
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51wgr945e4o
Gia đình
nhà hoạt động Trịnh Bá Phương
Có lẽ vì
biểu tình trong trại giam mà ông Phương cùng một số tù nhân lương tâm khác đã bị
trưởng phân trại số 2 cùng 10 viên công an "bóp cổ, đẩy vào tường",
theo lời thuật lại của vợ ông Phương.
"Hồi
tháng 10 năm ngoái, anh Phương có kể rằng ngày 9/9/2023, anh bị đưa đi kỷ luật
và bị cùm chân 10 ngày. Thường thì tôi sẽ được thăm chồng một tiếng nhưng sau vụ
biểu tình trên, tôi chỉ có nửa tiếng. Trong đó, tôi mất hơn hai mươi phút ghi
chép những tố cáo của chồng nên hai vợ chồng không nói chuyện được nhiều.
"Nhưng
tôi thấy một điều tích cực đó là dù mọi người ở trong ngục tù tăm tối nhưng
tinh thần vẫn rất kiên cường, luôn có lý tưởng vững vàng. Tôi rất tự hào về chồng
và những người bạn tù khác của anh," Thu cười khi trả lời BBC qua cuộc phỏng
vấn video.
Khi nhắc đến
hình ảnh chồng lúc ở nhà với vợ với con chứ không phải hình ảnh của một nhà hoạt
động về đất đai, Thu kể rằng chồng cô thực ra là người rất tình cảm, nhỏ nhẹ.
"Còn
có người bảo anh ấy giống con gái vì khi anh bán hàng ở chợ nói chuyện dịu dàng
lắm. Nhưng khi anh lên tiếng đấu tranh đất đai, đứng trước cường quyền thì ăn
nói rất đanh thép."
Thu tâm sự
rằng, có một điều mà cô đã nhận ra qua những lần đi thăm chồng, đó là những người
chịu cảnh ngục tù như chồng cô thì tinh thần lại rất vững vàng, thậm chí còn là
nguồn ủi an cho những người ở bên ngoài như cô.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/9cfc/live/00a698b0-dc70-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Đỗ Thị
Thu cùng hai con trai kêu gọi trả tự do cho ông Trịnh Bá Phương
Theo lời
Thu, ba người thân yêu đi tù đã truyền cho cô sức mạnh để vượt qua những khó
khăn đổ dồn lên số phận của gia đình.
"Người
mẹ nào cũng thương con nhưng để một người phụ nữ hy sinh cả hai đứa con trong một
công cuộc đấu tranh thì ít người mẹ nào làm được như mẹ chồng tôi. Mẹ tôi lúc
nào cũng sống với lý tưởng, bảo ban các con là phải lên tiếng dù có đi tù hay
chết đi chăng nữa," Thu nói.
Trước khi
lãnh bản án tám năm tù giam hiện tại, bà Cấn Thị Thêu từng hai lần ngồi tù: năm
2014, bà Thêu bị tuyên 15 tháng tù về tội "chống người thi hành công vụ"; năm
2016, bà lãnh 20 tháng tù về tội "gây rối trật tự công cộng".
Sau khi ra
tù lần hai vào năm 2018, bà Thêu nói mình từ "nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn"
và tuyên bố đấu tranh đến cùng vì quyền của người dân mất đất.
"Ngục
tù chỉ có thể giam được thân thể chứ không thể nào bóp nghẹt được tinh thần mọi
người," Thu nói với BBC.
------------------
Tin
liên quan
·
Việt Nam nói bà Nguyễn Thị Tâm ‘ăn
năn’, Trịnh Bá Phương ‘không thành khẩn’
15 tháng
12 năm 2021
·
30 tháng
11 năm 2016
·
VN: Tổ chức quốc tế lên tiếng trước xử
Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm
17 tháng 8
năm 2022
No comments:
Post a Comment