EU
tìm cách tăng cường phòng thủ, hỗ trợ Ukraine chống lại Nga hiếu chiến
21/03/2024
Các
nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu ngày 21/3 họp tại Brussels trong bối cảnh ngày
càng có nhiều lời kêu gọi châu Âu tăng cường mạnh mẽ chi tiêu quốc phòng và
công nghiệp, khi Nga giành được ưu thế ở Ukraine và lo ngại ngày càng tăng rằng
Moscow sẽ không dừng lại ở đó nếu giành chiến thắng trong cuộc chiến.
https://gdb.voanews.com/18c6d203-812b-42f9-aa6a-cf9cb809a307_w1023_r1_s.jpg
Chủ
tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, kêu gọi các quốc gia thành viên EU chuyển
sang chế độ “kinh tế chiến tranh” tại hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu
ngày 21/3/2024 ở Brussels, Bỉ.
Hội
nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày cũng sẽ giải quyết các vấn đề gây tranh cãi
khác, bao gồm cuộc chiến ở Gaza, các thành viên EU tương lai và vấn đề di trú.
Nhưng Ukraine và việc tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ của khối EU là ưu
tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Bối
cảnh sau cuộc họp là một đánh giá u ám của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles
Michel, kêu gọi các quốc gia thành viên EU chuyển sang chế độ “kinh tế chiến
tranh”, cùng với ý thức ngày càng tăng rằng Châu Âu phải hành động một mình, ít
nhất là vào lúc này, khi hàng tỷ đô la viện trợ của Mỹ cho Ukraine vẫn bị chặn
tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Ông
Michel cảnh báo trong một bài xã luận đăng trên truyền thông châu Âu hôm 18/3:
“Nếu chúng ta không có được phản hồi đúng đắn của EU và không hỗ trợ đủ cho
Ukraine để ngăn chặn Nga, thì sau Ukraine sẽ là chúng ta”. Ông nói thêm: “Nếu
chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải chuẩn bị cho chiến tranh”.
Bà
Kristi Raik, phó giám đốc Trung tâm chính sách Quốc phòng và An ninh của
Estonia, nói với chương trình Newshour của BBC, phản ứng với bình luận của ông
Michel: “Tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng ta cũng thấy rằng EU đang trở nên nghiêm
túc hơn trong vấn đề quốc phòng”.
Bà
nói thêm: “Có nguy cơ thực sự là Ukraine có thể bị đánh bại trong cuộc chiến
này”. “Và tất cả chúng ta ở châu Âu đều đồng ý rằng điều này có nghĩa là mối đe
dọa chiến tranh đang đến với chúng ta thực sự là một điều gì đó có thật - và
chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó cũng như ngăn chặn điều đó xảy ra.”
Lời
cảnh tỉnh đang được đáp lại bằng một loạt đề nghị. Tại hội nghị thượng đỉnh,
các nhà lãnh đạo EU sẽ xem xét đề nghị của ông Michel về việc sử dụng hàng tỷ
đô la lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mua thêm vũ khí cho Ukraine.
Biện pháp này, được nhiều ngoại trưởng tán thành trong tuần, sẽ cần có sự đồng
thuận nhất trí để được thông qua.
Hơn
chục thành viên EU cũng đã ký một lá thư kêu gọi Ngân hàng Đầu tư Châu Âu thay
đổi chính sách đầu tư quốc phòng, cho phép các mặt hàng như đạn dược và vũ khí.
Đầu tuần này, Brussels đã phê duyệt thêm 5,4 tỷ đô la để hỗ trợ quân đội
Ukraine. Và hơn chục quốc gia châu Âu đã ký tên chấp thuận sáng kiến của Czech
để mua đạn pháo cho Ukraine bên ngoài khối EU, như một giải pháp thay thế cho nền
sản xuất đang tụt hậu của khối.
Nhà
phân tích Raik nói: “Châu Âu đang thức tỉnh”.
Không
thể yếu đuối
Những
lời kêu gọi tăng cường mạnh mẽ khả năng sẵn sàng phòng thủ của châu Âu từ lâu
đã vang lên từ Estonia, quê nhà của bà Raik, và các quốc gia thành viên EU khác
gần Nga cũng như có những ký ức cay đắng về đế chế Xô Viết. Giờ đây, chúng ngày
càng được lặp lại bởi các nước phương Tây.
Tháng
trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người từng cảnh báo chớ nên hạ nhục Tổng
thống Nga Vladimir Putin - đã gây bất ngờ và ‘đổi giọng’ khi gợi ý EU có thể gửi
lực lượng phương Tây tới Ukraine. Ông kiên quyết với đề nghị đó vào tuần trước,
đồng thời lưu ý rằng việc này hiện chưa được đưa lên bàn thảo luận.
Ông
Macron nói với đài truyền hình Pháp rằng cuộc chiến ở Ukraine “có ý nghĩa sống
còn đối với châu Âu và nước Pháp của chúng ta”, đồng thời cảnh báo rằng một chiến
thắng của Moscow sẽ có nghĩa là “chúng ta không có an ninh”. Để có hòa bình ở
Ukraine, ông nói thêm, “chúng ta không được yếu đuối”.
Nhà
phân tích được nhiều người kính trọng của Pháp, Francois Heisbourg, cho biết sự
thay đổi trong lập trường của ông Macron đã bắt đầu từ nhiều tháng trước, được
hình thành bởi một số yếu tố. Trong số đó: phi đạn hành trình của Anh và Pháp,
được cho là đã cung cấp cho Kyiv, đã giúp phá vỡ sự phong tỏa của Nga đối với
các cảng Biển Đen của Ukraine - ông tin rằng đây là chiến thắng lớn duy nhất của
Kyiv trong năm ngoái.
Ông
Heisbourg cũng ủng hộ sự mâu thuẫn trong tư tưởng của ông Macron trong việc
không loại trừ chuyện châu Âu gởi binh sĩ đến Ukraine.
Ông
nói về người châu Âu: “Chúng ta phải ngừng nói với người Nga rằng chúng tôi sẽ
không làm điều này, chúng tôi sẽ không làm điều kia”. “Đó là điều không khôn
ngoan về mặt chiến lược. Trong chiến lược chớ cho không cái gì.”
Dù
Đức có lập trường thận trọng hơn nhưng nước này vẫn là nhà cung cấp viện trợ
quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. Hôm 19/3, Berlin đã công bố hỗ trợ
thêm 542 triệu đô la cho Ukraine, bao gồm đạn pháo, xe bọc thép và các loại xe
khác - mặc dù nước này vẫn ngần ngại cung cấp phi đạn Taurus vốn được yêu cầu từ
lâu.
Hai
nước nặng ký của châu Âu, cùng với nhiều thành viên NATO khác của EU, cũng đã
cam kết đáp ứng mục tiêu chi tiêu của liên minh là 2% GDP trong năm nay. Đây là
điều lần đầu tiên được thực hiện đối với một số nước.
Ông
Heisbourg tin rằng châu Âu phải tăng cường chi tiêu chung lên 3% GDP vào năm
2030 để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga vào một quốc gia thành
viên EU - và cho một mối quan hệ “giao hảo” hơn với Washington, bất kể ai sẽ trở
thành tổng thống Mỹ tiếp theo. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được ấn định vào ngày
5 tháng 11 năm nay.
Ông
Heisbourg nói, sau ba thập niên “rút lui khỏi Chiến tranh Lạnh”, châu Âu giờ
đây phải đối mặt với “một thế giới đối đầu quân sự giữa các cường quốc”, bao gồm
cả ở châu Á và Trung Đông. “Và chúng ta đơn giản là chưa chuẩn bị cho loại chiến
tranh đó.”
No comments:
Post a Comment