Khi nào Việt Nam sẽ
có tân chủ tịch nước?
BBC News Tiếng Việt
25
tháng 3 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg69g15pee1o
Liệu
Việt Nam sẽ có tân chủ tịch nước trong vòng hai tháng nữa như năm 2023?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/b6d4/live/0216ca90-ea52-11ee-860f-4b0b053e4cd0.png
Việc
ông Võ Văn Thưởng mất chức được coi là một 'cơn địa chấn chính trị'
Theo
quy trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu chủ
tịch nước.
Quốc
hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu chủ tịch nước, bằng hình
thức bỏ phiếu kín.
Ban
kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, và Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông
qua nghị quyết bầu chủ tịch nước. Sau khi được bầu, chủ tịch nước sẽ tiến hành
tuyên thệ nhậm chức.
Đấy
là quy trình chính thức. Trên thực tế, các sắp xếp trong Đảng Cộng sản Việt Nam
được coi là quyết định và việc bỏ phiếu tại Quốc hội là bước hợp pháp hóa sự sắp
xếp ấy của Đảng.
Điều
này cũng tương tự như việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước - mà trường hợp mới
nhất là ông Võ Văn Thưởng. Chúng ta có thể thấy rằng sau khi Bộ Chính
trị quyết định và Trung ương Đảng tán thành việc thôi chức của ông Thưởng
(trong cuộc họp ngày 20/3), cuộc bỏ phiếu miễn nhiệm ở Quốc hội sau đó một ngày
chỉ là một thủ tục mà thôi.
Có
thể vào tháng 5
Hình
: https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/34e8/live/fb5a6ed0-ea5d-11ee-9410-0f893255c2a0.png
Thời
gian tại nhiệm của các cựu chủ tịch nước Việt Nam gần đây: ông Trần Đại
Quang (2 năm 172 ngày), ông Nguyễn Xuân Phúc (1 năm 288 ngày), ông Võ
Văn Thưởng (1 năm 19 ngày)
Xét
vào thời điểm ông Nguyễn Xuân Phúc bị miễn nhiệm chức Chủ tịch nước vào tháng
18/1/2023 thì ông Võ Văn Thưởng đã nhậm chức chủ tịch nước chưa đến hai tháng
sau đó, vào ngày 2/3/2023.
Quốc
hội Việt Nam mỗi năm họp thường lệ hai kỳ, ngoài ra có thể triệu tập họp bất
thường khi hữu sự.
Kỳ
họp thường kỳ sắp tới của Quốc hội khóa 15 là kỳ họp thứ 7, dự kiến khai mạc
vào ngày 20/5/2024.
Dự
kiến chức danh chủ tịch nước sẽ chính thức được đưa ra để Quốc hội xem xét
trong kỳ họp này.
Ông
Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales nhận định
với BBC News Tiếng Việt:
"Ban
Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức Chủ tịch
nước, và thông thường có kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 và tháng 10. Và chúng ta
có thể phải đợi từ nay đến tháng 5 để Ban Chấp hành Trung ương đạt sự đồng thuận
và sau đó Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước".
Theo
Reuters, cuộc bầu cử chủ tịch nước có thể diễn ra trong tháng 5 khi Quốc hội tiến
hành phiên họp thường lệ, trừ khi có khả năng có phiên họp bất thường được tổ
chức sớm hơn.
·
Chủ tịch nước kế
nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?23 tháng 3 năm 2024
·
Tập đoàn Phúc
Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?20 tháng 3 năm
2024
·
Ông Võ Văn Thưởng
từ chức Chủ tịch nước là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam21 tháng
3 năm 2024
'Công
an trị'
Hình
: https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/51cb/live/e65eec30-ea5e-11ee-8bf3-195418ba9285.png
Hàng
trên: bà Trương Thị Mai, ông Vương Đình Huệ. Hàng dưới: ông Phan
Văn Giang, ông Tô Lâm. Đây là những gương mặt được đánh giá có tiềm
năng trở thành chủ tịch nước.
Bộ
trưởng Công an Việt Nam, Đại tướng Tô Lâm đang nằm trong
danh sách những ứng viên có thể trở thành tân chủ tịch nước, theo
giới quan sát hiện nay.
Ông
Tô Lâm, sinh năm 1957, đã giữ chức Bộ trưởng Công an gần hai nhiệm kỳ. Ông vào
Bộ Chính trị từ năm 2016, hiện tham gia Bộ Chính trị ở nhiệm kỳ thứ hai của
mình.
Ông
cũng được cho là ứng viên cho chức Tổng Bí thư trong Đại hội Đảng lần thứ 14
vào năm 2026.
Trong
lý lịch của Đại tướng Tô Lâm, không thể bỏ qua vụ bê bối về thịt bò
bít tết dát vàng vào tháng 11/2021 tại nhà hàng của đầu bếp Salt
Bae tại Anh và đã gây bão dư luận cả trong nước lẫn quốc tế.
Ngoài
ra ông Tô Lâm, trong vai trò Bộ trưởng Công an, được đánh giá là người không
khoan nhượng với những quan điểm, hành động khác biệt với đường lối chính thống
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giáo
sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ)
đánh giá với BBC News Tiếng Việt về cách thức mà Bộ trưởng Công an Tô Lâm
"tận dụng":
"Một
khi đã dùng công cuộc chống tham nhũng làm vũ khí thì thật khó bỏ vị thần đèn
trở lại trong cây đèn. Ông Tô Lâm có thể sử dụng Bộ Công an để vô hiệu hóa một
cách hiệu quả các đối thủ trong Bộ Chính trị và ông ta đã làm điều này rất hiệu
quả", ông Abuza đánh giá.
·
Chỉ thị mật của
Bộ Chính trị: Việt Nam không thực tâm thực thi công ước quốc tế về công đoàn
·
Thấy gì từ tài
liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia
Giáo
sư Zachary Abuza cũng nhận định nếu tân Chủ tịch nước là Đại tướng Tô Lâm thì ấn
tượng "nhà nước công an trị" của Việt Nam càng đậm đà.
"Tôi
nghĩ chúng ta phải xét đến bối cảnh Chỉ thị mật 24,
do Bộ Chính trị Việt Nam công bố hồi tháng 7, gần đây đã bị rò rỉ. Tài liệu này
đã nêu quan ngại của Bộ Chính trị về nguy cơ xảy ra cách mạng màu, diễn biến
hòa bình, và tầm quan trọng của đàn áp, không chỉ nhằm vào giới bất đồng chính
kiến mà còn những đối tượng tình nghi khác, xét về mặt hệ thống là nhằm vào xã
hội dân sự. Điều này giống tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc."
"Chúng
ta cũng nên nói đến sự thống trị của quân đội trong nền chính trị của Việt Nam,
đó là sự thống lĩnh của Bộ Công an với Tô Lâm giữ vai trò lãnh đạo. Thủ tướng
Phạm Minh Chính cũng là một cựu quan chức tình báo trong Bộ Công an. Có hai ủy
viên Bộ Chính trị khác cũng có xuất thân từ Bộ Công an. Nếu tính ông Tô Lâm và
ông Phạm Minh Chính, thì trong số 14 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay thì có đến 4
người là quan chức trong Bộ Công an. Đây là một điều rất đáng lưu tâm đối với
người dân Việt Nam."
Hai
ủy viên Bộ Chính trị khác cũng công tác trong Bộ Công an ngoài ông Tô Lâm và
ông Phạm Minh Chính mà Giáo sư Zachary Abuza nhắc tới là ông Phan Đình Trạc, cựu
Giám đốc Công an Nghệ an và ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều
tra tội phạm tham nhũng, Bộ Công an.
Giới
quan sát cũng cho rằng nếu ông Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước, thì ông Phan Đình
Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương, có thể là một trong những ứng viên có khả
năng kế nhiệm chức Bộ trưởng Công an.
·
Bộ trưởng Tô Lâm và
tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới
16 tháng 11 năm 2021
·
Những quan chức
cấp cao nào đã bị ‘Trung ương xử lý’ trong tuần này?
22 tháng 3 năm 2024
·
Chủ tịch nước kế
nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?
23 tháng 3 năm 2024
Hiện
Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đàn áp những người chỉ trích Đảng Cộng sản
Việt Nam giữa lúc chính phủ nước này vận động để có chân trong Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ tiếp theo, Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền Quốc tế (HRW) nhận định.
"Chính
quyền Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 160 người vì đã ôn hòa thực hành các quyền
dân sự và chính trị của mình. Chỉ tính riêng trong mười tháng đầu năm 2023, các
tòa án đã kết tội ít nhất là 28 người vận động cho nhân quyền và xử họ các bản
án tù nhiều năm", theo thống kê của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế
(HRW) vào tháng 1/2024.
Ba tiếng nói bất
đồng mới nhất bị bắt giữ đều với cáo buộc "tuyên truyền chống
nhà nước" là Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình vào ngày 29/2 và Hoàng Việt
Khánh, bị khởi tố vào ngày 1/3 tại Lâm Đồng.
Làn
sóng trấn áp còn lan sang các nhà hoạt động môi trường với tội danh "trốn
thuế" hoặc "chiếm đoạt tài liệu" sau khi họ tham gia hoạt động
nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhiệt điện than.
Giới
quan sát cho rằng rõ ràng đã có làn sóng đàn áp mới đối với xã hội dân sự, đặc
biệt là khu vực tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước, với một số người làm
trong các NGO bị bắt, như Hoàng Thị Minh Hồng, Ngô Thị Tố Nhiên...
·
Báo cáo LHQ: Không
gian cho tổ chức xã hội dân sự Việt Nam 'bị thu hẹp'
·
Bốn nhà hoạt động VN tị
nạn tại Mỹ, Đức sau thỏa thuận với chính quyền Biden
---------------------
Tin
liên quan
·
Chủ tịch nước kế
nhiệm ông Võ Văn Thưởng sẽ là ai?
23
tháng 3 năm 2024
·
Ông Võ Văn Thưởng từ
chức Chủ tịch nước là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam
21
tháng 3 năm 2024
·
Tập đoàn Phúc Sơn
làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?
20
tháng 3 năm 2024
·
Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng bị miễn nhiệm, bà Võ Thị Ánh Xuân làm quyền chủ tịch nước
21
tháng 3 năm 2024
·
Những quan chức cấp
cao nào đã bị ‘Trung ương xử lý’ trong tuần này?
22
tháng 3 năm 2024
·
Thấy gì từ tài liệu
mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1
tháng 3 năm 2024
No comments:
Post a Comment