Mỹ
sẽ gửi gói viện trợ mới trị giá 300 triệu đô cho Ukraine
13/03/2024
Hoa
Kỳ sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 300 triệu đô la cho Ukraine,
chính quyền của Tổng thống Joe Biden loan báo ngày 12/3. Đây là động thái đầu
tiên như vậy trong nhiều tháng trong lúc các nguồn vốn bổ sung cho Kyiv vẫn bị
các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Quốc hội chặn lại.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-22c9-08dc42cf54f3_w1023_r1_s.jpg
Cố
vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết khoản tài trợ 300 triệu đô
la cho Ukraine đến từ khoản tiết kiệm chi phí ngoài dự kiến từ các hợp đồng của
Ngũ Giác Đài.
Tòa
Bạch Ốc đang nỗ lực tìm cách gửi thêm viện trợ quân sự trước tình hình trên chiến
trường và sự phản đối nguồn tài trợ từ những người theo đường lối cứng rắn của
Đảng Cộng hòa.
Cố
vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết khoản tài trợ này đến từ khoản
tiết kiệm chi phí ngoài dự kiến từ các hợp đồng của Ngũ Giác Đài và sẽ được sử
dụng cho các loại đạn pháo và đạn dược cho Hệ thống phi đạn pháo binh cơ động
cao (HIMARS).
Ông
Sullivan nói với các phóng viên: “Số lượng vũ khí này không đủ để đáp ứng nhu cầu
chiến trường của Ukraine và nó sẽ không ngăn Ukraine cạn kiệt đạn dược”.
Lần
cung cấp cuối cùng là vào tháng 12 năm 2023 khi quỹ bổ sung hàng tồn kho giảm
xuống zero.
Các
quan chức Mỹ cũng đã xem xét các phương án để tịch thu khoảng 285 tỷ đô la tài
sản của Nga phong tỏa vào năm 2022 và sử dụng số tiền này để thanh toán cho vũ
khí của Ukraine.
Thông
báo này được đưa ra khi tổng thống và thủ tướng Ba Lan gặp Tổng thống Joe Biden
tại Tòa Bạch Ốc vào cuối ngày 12/3 để bàn về các cách tăng cường hỗ trợ cho
Ukraine.
Ông
Biden, một đảng viên Dân chủ, đã ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ cuộc
xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022, trong khi đối thủ đảng Cộng hòa của
ông trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 tới đây, có thể là cựu tổng thống Donald
Trump, lại có lập trường theo chủ nghĩa cô lập hơn.
Chủ
tịch Hạ viện thuộc Đảng Cộng hòa Mike Johnson, một đồng minh của ông Trump, cho
đến nay vẫn từ chối kêu gọi bỏ phiếu về dự luật cung cấp thêm 60 tỷ đô la cho
Ukraine.
Biện
pháp này đã được Thượng viện mà Đảng Dân chủ chiếm đa số thông qua và cả Đảng Cộng
hòa lẫn Đảng Dân chủ tại Hạ viện đều nói rằng biện pháp này sẽ được thông qua nếu
các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa trong viện cho phép bỏ phiếu.
Lãnh
đạo các cơ quan tình báo Mỹ ngày 12/3 đã khẩn trương thúc ép các thành viên Hạ
viện chấp thuận hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, nói rằng điều này sẽ không
chỉ tăng cường khả năng của Kyiv khi nước này chống lại Nga mà còn ngăn cản sự
gây hấn của Trung Quốc.
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 11/3 cho biết tình hình dọc mặt trận của
đất nước với Nga là tốt nhất trong ba tháng, với việc quân đội Moscow không còn
tiến quân sau khi họ chiếm được thành phố Avdiivka phía đông vào tháng trước.
Ông
Zelenskyy, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình BFM của Pháp, cho biết
Ukraine đã cải thiện vị thế chiến lược của mình mặc dù thiếu vũ khí, nhưng cho
rằng tình hình có thể thay đổi một lần nữa nếu không có nguồn cung mới.
Trước
đó, ông nói rằng Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới chống lại Ukraine bắt
đầu vào cuối tháng 5 hoặc mùa hè. Ông Zelenskyy cho biết 31.000 binh sĩ Ukraine
đã thiệt mạng kể từ tháng 2 năm 2022.
Việc
Nga chiếm được Avdiivka đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng của Điện
Kremlin trong việc bảo vệ trung tâm khu vực Donetsk do Nga nắm giữ, cách đó 20
km về phía đông.
Đầu
tháng này, một chỉ huy quân sự hàng đầu cho biết quân đội Ukraine đã buộc phải
rời khỏi một số khu định cư lân cận Avdiivka do Nga tiếp tục tấn công trong bối
cảnh kho dự trữ đạn dược của nước này đang cạn kiệt.
Bộ
Quốc phòng Đan Mạch cho biết trong một tuyên bố ngày 12/3 rằng Đan Mạch sẽ cung
cấp gói viện trợ quân sự mới bao gồm hệ thống pháo Caesar và đạn dược cho
Ukraine trị giá khoảng 336,6 triệu đô la.
Trong
12/3, các nhà ngoại giao cho biết các nước thuộc Liên hiệp Châu Âu sắp đạt được
thỏa thuận về quỹ viện trợ quân sự cho Ukraine, mở đường cho việc cung cấp 5 tỷ
euro (5,46 tỷ đô la).
Các
nước thành viên EU đã trải qua nhiều tháng tranh cãi về một quỹ mang tên Cơ sở
Hòa bình Châu Âu EPF, trong đó Pháp và Đức là trung tâm của phần lớn cuộc tranh
luận.
Quỹ
này hoạt động như một chương trình hoàn lại tiền khổng lồ, hoàn lại tiền cho
các thành viên EU khi gửi đạn dược đến các quốc gia khác.
Các
nhà ngoại giao cho biết, Pháp đã nhấn mạnh vào chính sách “mua hàng châu Âu” mạnh
mẽ đối với các loại vũ khí đủ điều kiện được hoàn tiền lại trong khi Đức yêu cầu
viện trợ song phương phải được tính khi xác định quy mô đóng góp của các nước
cho quỹ này.
Các
nhà ngoại giao nói hiện đã tìm ra một thỏa hiệp cho phép linh hoạt trong các
quy tắc “mua hàng châu Âu”. Họ cho biết, thỏa hiệp này tính đến viện trợ song
phương trong khi không cho phép các quốc gia bù trừ hoàn toàn khoản viện trợ đó
vào khoản đóng góp của họ cho quỹ.
Các
nhà ngoại giao cho biết, ngoại trừ có trục trặc vào phút cuối, thỏa thuận này
dường như sẽ được các đại sứ từ 27 quốc gia thành viên EU chấp thuận tại cuộc họp
ở Brussels vào ngày 13/3.
Đại
sứ của Berlin tại EU, Michael Clauss, cho biết Đức ủng hộ thỏa hiệp.
Ông
nói: “Đó là một giải pháp tốt cho Ukraine vì nó cho phép cung cấp viện trợ quân
sự song phương, tránh sự chậm trễ quan liêu, như một phần trong nỗ lực của châu
Âu”.
Theo
EU, Cơ sở Hòa bình Châu Âu EPF đã được sử dụng để tài trợ khoản viện trợ trị
giá khoảng 6,1 tỷ euro cho Ukraine.
Người
đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, đã đề nghị vào năm ngoái tạo
ra một nguồn tiền mặt mới đặc biệt để viện trợ cho Kyiv - Quỹ hỗ trợ Ukraine -
bên trong EPF, với ngân sách lên tới 5 tỷ euro mỗi năm trong 4 năm tới.
Điều
đó đã gây ra một cuộc tranh luận kéo dài về các quy tắc viện trợ trong tương
lai. Các nhà ngoại giao cho biết, một thỏa thuận về những điều đó sẽ cho phép
các nước EU cũng đồng ý về khoản cung cấp 5 tỷ euro đầu tiên, mặc dù một số người
cảnh báo rằng đó không phải là một kết quả có thể tiên đoán được chắc chắn.
No comments:
Post a Comment