Friday 1 March 2024

HỌ ĐÃ CỐ TÌNH GỌI SAI TÊN CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG XÂM LƯỢC (Nguyễn Thông)

 



Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (kỳ 3)  

Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)

1-3-2024  00:30    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02z7YiqecyG5fMhDJTx6RJbuG8hZ6RFMgpV1yTZxxGmGyg4CCfGbgpigXfNGxgfhPrl&id=100024722048900

 

Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (kỳ 3, phần đáng đọc nhất)

 

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc. Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

 

Xin hỏi nhà cầm quyền xứ này, vậy đó là “cuộc chiến tranh biên giới phía bắc”, “chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc”, hay “cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc”? Xin nhớ, xét về bản chất, về quy mô, nội hàm, thì biên giới với tổ quốc khác nhau một trời một vực.

 

Đây là cuộc xâm lược quy mô cực kỳ lớn, có thể nói là lớn nhất từ xưa đến nay, trong một thời gian rất ngắn. Trung Quốc huy động tới 600.000 quân (hơn nửa triệu quân), huy động cùng lúc, đánh đồng loạt, mục đích đánh sâu vào nội địa rõ ràng, thậm chí còn hô hào đánh tận Hà Nội, chứ không phải là cuộc gây sự, quấy rối, lấn đất. Chính quyền hiện tại và các nhà chép sử cần công khai làm rõ điều: Đây là cuộc xâm lược (của Trung Quốc), cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc (của Việt Nam) hay chỉ là “cuộc chiến tranh biên giới, “chiến tranh bảo vệ biên giới”? Xin nhớ, nó kéo dài suốt 10 năm trời, từ đầu năm 1979 tới cuối năm 1989, chứ không phải chỉ có 1 tháng (từ ngày 17.2 tới 16.3.1979) như bị nhà nước giấu nhẹm đi.

 

Muốn biết cuộc chiến đấu của Việt Nam chống Trung Quốc những năm đó là “chiến tranh biên giới phía bắc” hay “chiến tranh bảo vệ tổ quốc”, có lẽ cần lật giở… từ điển, chứ đừng đợi ở các nhà sử học và chính quyền.

 

Theo “Từ điển Hán Việt” của cụ Đào Duy Anh, “biên” là bên cạnh, chỗ giáp giới với nước khác, vùng đất khác; “giới” là hạn, nơi quy định không thể vượt qua. “Biên giới” là chỗ giáp giới giữa hai nước. “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học cũng giải nghĩa “biên là phần sát cạnh của một bề mặt (một nước, sân bóng, khu đất…). Từ đó, ta có thể hiểu, đường phân định lãnh thổ giữa hai nước gọi là đường biên. Biên ải là cửa ải nơi biên giới, lối để sang nước khác. Biên giới là chỗ hết phần đất của nước này để sang nước khác. Biên cương là vùng núi giáp giới hai nước (cương là sườn núi, sống núi, dải núi). Biên phòng là phòng thủ, giữ gìn, bảo vệ biên giới, ranh giới quốc gia, không để kẻ bên ngoài xâm phạm. Bộ đội biên phòng là lực lượng thực thi nhiệm vụ ấy.

 

Dài dòng thế, để nói rằng những điều liên quan tới biên giới, tuy là vấn đề mang tính quốc gia, nhưng trong phạm vi hẹp chỉ của vùng đất chứ không phải tổ quốc. Trung Quốc kéo hơn 60 vạn quân sang đánh ta là hành vi xâm lược chứ không phải chỉ quấy rối biên giới, lấn chiếm đất theo kiểu tham đất của những hàng xóm láng giềng, nay lấn bờ này, mai lấn khúc nọ. Chiến đấu chống lại chúng nó, đánh đuổi chúng nó là cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ tổ quốc chứ không phải chỉ trong phạm vi biên giới. Phải rõ ràng, chính xác như thế. Đừng có mập mờ, xóa nhòa đi, vừa làm mờ đi khuôn mặt kẻ xâm lược, che giấu tội ác của chúng, vừa hạ thấp mình, tự đánh mất chí khí, bản lĩnh mà tiền nhân để lại “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (quân giặc cớ sao sang xâm lược/chúng bay sẽ thấy bị đánh tơi bời”.

 

Gọi chính xác tên một cuộc chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, nhất là nhà cầm quyền và những người mang danh “sử học”. Đừng để lịch sử bị méo mó, sau này các thế hệ con cháu coi thường, xem như một vết nhơ trong lịch sử nước nhà.

Đừng để năm mười năm nữa lại phải ra một sách trắng bóc trần, kiểu cuốn “Sự thật về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc” như năm 1979.

 

Lạ là, cả chính quyền lẫn dân chúng xứ này rất sốt sắng tranh luận về sự đúng sai của những chữ nghĩa đời thường như “bến, ga, cảng” nhưng lại cực kỳ thờ ơ với danh dự dân tộc, quốc gia, mà cách gọi tên cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược là ví dụ rõ nhất.

 

Nguyễn Thông

 

Ảnh: https://www.facebook.com/photo?fbid=1603785343788852&set=a.133382914162443

Rất nhiều người biết bức ảnh này, nhưng không biết người chụp nó. Tác giả ảnh là nhà báo Thái Sơn, phóng viên báo Thanh Niên. Ảnh được đăng lần đầu tiên trên báo Thanh Niên năm 2009 nhân kỷ niệm 30 năm cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược. Anh Thái Sơn cũng là cộng sự đắc lực của nhà báo Nguyễn Việt Chiến trong vụ phanh phui tham nhũng PMU18. Một thời oanh liệt.

 

.

33 BÌNH LUẬN  

 

                                                        *****

 

Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (kỳ 2)

Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)

25-2-2024  lúc 03:20  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02y7EGRRbKWaTXLtMSResJaZUAkTVt1oBrTxTCzYK11H4wE4qUZ1LHXhkt3D6cAeAdl&id=100024722048900

 

Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật), được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.

 

Trong chương 3 “Điên cuồng chống Việt Nam một cách công khai”, mục 4 “Tấn công Việt Nam từ hai hướng” ghi rõ: “Bọn cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979. Quân của bọn phản động Trung Quốc đi đến đâu là tàn sát dân thường, kể cả phụ nữ và trẻ sơ sinh, người già, phá hủy triệt để các bản làng, chùa chiền, nhà thờ, trường học, vườn trẻ, bệnh viện, nông trường, lâm trường…

 

Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu của Trung Quốc, có chuẩn bị kỹ càng về các mặt, từ việc xây dựng những công trình quân sự, đường sá, hầm hào, sân bay dọc biên giới Việt Trung đến việc vu cáo Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị Việt - Trung, kích động tư tưởng đại dân tộc trong nhân dân Trung Quốc hòng biện bạch và che giấu hành động xâm lược của họ.

 

Hai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà những người cầm quyền Trung Quốc gây ra từ hai hướng là bước leo thang cao nhất trong cả một quá trình hành động tội ác chống độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam từ trước đến nay nhằm làm suy yếu, thôn tính và khuất phục Việt Nam". (hết trích)

Ngay cả những người khờ khạo nhất đều nhận thấy trong lời lên án, vạch tội kia, từ đầu tới cuối chính quyền Việt Nam bấy giờ đều gọi bọn Trung Quốc là bọn xâm lược. Rất nhiều lần, bản sách trắng dạng “Nam quốc sơn hà” này dùng từ “xâm lược”, “chiến tranh xâm lược”. Phơi bày đúng bản chất sự việc. Vậy mà không hiểu vì lý do gì, gần hai chục năm sau, lịch sử bị bóp méo, bị xuyên tạc, bị che giấu, quanh co dối trá bởi chính lứa hậu sinh - những người nối tiếp thế hệ cứng rắn, cương cường kia. Mà không chỉ giới cầm quyền, ngay cả đội ngũ những nhà sử học quốc doanh đầy giáo sư tiến sĩ, cũng ngoan ngoãn “tuân chỉ”, không dám hó hé lấy một lời để phản biện lại cái tên gọi hèn hạ về cuộc chiến tranh xâm lược ấy. Ông anh tôi, một cựu chiến binh vào sinh ra tử có lần cười bảo ở xứ này loại người nào cũng có, chỉ không có nhà sử học đúng nghĩa, kể cả tứ trụ ngũ trụ chi đó. Không có thái sử bá dám sổ toẹt “Thôi Trữ giết vua” dù phải chết.

 

Nhà sử học không dám lên tiếng thì dân có trách nhiệm. Phải chỉ ra rằng nhà cai trị và giới sử học cũng như đám tuyên giáo, báo đài mậu dịch đã hèn kém thế nào khi họ cứ leo lẻo gọi cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam tháng 2.1979 là “cuộc chiến tranh biên giới”. (còn tiếp)

 

Nguyễn Thông

 

.

23 BÌNH LUẬN

 

                                                       *****

 

Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược   

Nguyễn Thông (Nguyễn Thông Cào)

18 tháng 2 lúc 21:04  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid024BzJ5eXCcTU5iU28YemE1y3zTyNC5djPRmqYU1kyeCauVDPeLqWf1AHyyLY4CLYzl&id=100024722048900

 

Những ngày qua, dư luận ồn ào lên tiếng về sự kiện xảy ra… đã 45 năm trước. Đó là cuộc xâm lược tàn bạo của bọn cộng sản Trung Quốc - bạn của cộng sản Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh giữa hai nước nửa cuối thế kỷ 20. Nêu khoảng thời gian này bởi từ xa xưa Trung Quốc đã xâm lược, gây chiến với Việt Nam biết bao lần chứ không phải chỉ lần này, và đều bị đánh bại.

 

Mạng xã hội cũng như báo chí mậu dịch đều lên tiếng, đủ kiểu đủ cách, kể cả né tránh không dám nhìn thẳng vào bản chất, sự thực. Tôi đọc trên báo quốc doanh bài về ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thắp hương viếng liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên trên Hà Giang đúng ngày 17.2, tịnh không thấy một chữ nào nói về bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã gây ra cái chết của liệt sĩ. Ông Sang năm nào cũng đi, năm nào cũng thắp hương Vị Xuyên, kể ra đáng khen ngợi, chỉ có điều báo chí nửa vời kiểu vậy khiến người ta đọc xong thêm tức, quên hẳn việc làm cao đẹp nghĩa tình của ông.

 

Xứ này, bất kể điều gì, cứ ồn lên một chặp rồi vô tư quên. Sự kiện 17.2.1979 cũng vậy. Nhà nước còn cố tình quên, tivi không nhắc, báo Quân đội không có một chữ một dòng… thì dân chúng có nhớ cũng chẳng làm gì. Hôm nay 19.2, mới 2 hôm trôi, nhưng không mấy ai nhắc tới nữa, kể cả trên mạng xã hội.

 

Nó (cuộc xâm lược ấy) bắt đầu từ sáng sớm, ngày 17.2.1979, đồng loạt đánh sâu vào 6 tỉnh phía bắc, từ Quảng Ninh tới Lai Châu, đánh sâu vào nội địa, tàn phá các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai…, khốc liệt tới mức ngày 5.3 chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phải ký lệnh tổng động viên, tới ngày 16.3 Trung Quốc rút quân, nhưng cuộc chiến còn kéo dài cả chục năm, tới 1989 mới cơ bản kết thúc. Hai bên thiệt hại về người và vật chất không biết cơ man nào mà kể.

 

Các tỉnh phía bắc giáp Trung Quốc suốt thời Việt Nam đánh nhau với Mỹ, chỉ trừ Quảng Ninh, hầu như các tỉnh còn lại là Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu hầu như không bị ảnh hưởng gì, ít nếm mùi đạn bom, thậm chí có thể nói là hòa bình. Yên ắng tới mức, cụ Nguyễn Hữu Đang, một cộng sự đắc lực của ông Hồ Chí Minh, bị các đồng chí khép tội, án oan, đày giam lên nhà tù Cổng trời trên Hà Giang suốt 15 năm, tới năm 1973 sau khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc mới được thả, vẫn không hề biết có cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ấy.

 

Cũng có thể, Mỹ đánh phá miền Bắc nhưng chủ yếu để chặn sự tiếp tế của miền Bắc đối với lực lượng “giải phóng” ở miền Nam, đánh dải khu 4 từ Thanh Hóa trở vào tới Vĩnh Linh, và 2 đầu mối Hải Phòng, Quảng Ninh là chính, chứ những tỉnh “núi đồi và thảo nguyên” kia ít liên quan. Dù nhạc sĩ Hoàng Vân có kêu gọi “Nổi trống lên, rừng núi ơi”, ca ngợi “cô gái vùng cao xinh đẹp vô cùng/súng khoác trên vai, em đi bừa dưới ruộng/em là xã viên, em cũng là dân quân…” cũng chỉ đẹp là chính chứ không có sự tàn khốc của chiến tranh, như chính ông từng viết về Vĩnh Linh chẳng hạn “mẹ bảo con, nghe câu hò trên bến Hiền Lương/nhớ thương, con đừng khóc/cầm lấy súng nhằm thẳng quân thù/diệt chúng nó”.

 

Cũng có thể, cả Việt Bắc, Tây Bắc rừng núi mênh mông ấy nằm trong mưu đồ của bạn Tàu, chúng biến 6 tỉnh Việt Nam thành vùng đệm chiến lược, vùng an toàn để cuộc chiến tranh Việt Nam không ảnh hưởng xấu gì tới đất Trung Quốc. Nó có đi đêm, móc với Mỹ, hay thỏa thuận với miền Bắc, chả thể nào biết được, sau này lịch sử khách quan (chứ không phải sử mậu dịch, sử sợ sệt, sử Phạm Hồng Tung) cần làm rõ.

 

Nói gì thì nói, hai vùng rộng lớn Tây Bắc, Việt Bắc từ 1954 - 1975 khá hòa bình, yên ổn. Nó chỉ bị nếm mùi chiến tranh thực sự, bị tàn phá do chính bạn vàng có tên Tàu cộng. (còn tiếp)

 

(Còn gọi sai thế nào, xin xem bài sau)

 

Nguyễn Thông

 

 61 BÌNH LUẬN   

 

 

Savanh Thinphone

Từ sau Mật nghị Thành Đô 1990, “Sách trắng” loại này đã thành Quốc cấm ở thiên đường, nhưng nay chỉ còn ở đây:

1/ “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” – Nxb Sự Thật, Hà Nội tháng 10 năm 1979. … 

Xem thêm

MEDIAFIRE.COM

SuThatQuanHeVN-TQ

SuThatQuanHeVN-TQ

.

Savanh Thinphone

“Cuộc xâm lược bắt đầu từ sáng sớm, ngày 17.2.1979, Trung cộng đồng loạt đánh sâu vào 6 tỉnh phía bắc của Vìệt Nam, từ Quảng Ninh tới Lai Châu, đánh sâu vào nội địa, tàn phá các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai…, khốc liệt tới mức ngày 5.3 chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phải ký lệnh tổng động viên, tới ngày 16.3 Trung Quốc rút quân, nhưng cuộc chiến còn kéo dài cả chục năm, tới 1989 mới cơ bản kết thúc. Hai bên thiệt hại về người và vật chất không biết cơ man nào mà kể”. (Nguyễn Thông).

 

@ Và sau đó, dẫn đến Hội nghị Thành Đô / Mật ước Thành Đô, 3-4/9/1990 (Chengdu Meeting, September 3-4, 1990).

 

* Xem toàn văn Hồi ức và Suy nghĩ tức Hồi ký Trần Quang Cơ – UVTƯĐ, thứ trưởng Bộ Ngoại giao CH xhcn Việt Nam. Tài liệu PDF miễn phí:

https://www.academia.edu/29848315/Hoi_ky_Tran_Quang_Co

 

* Nhận định về Mật nghị Thành Đô 1990

https://www.voatiengviet.com/.../hoi-nghi.../4160802.html

 

ACADEMIA.EDU

Hoi-ky-Tran-Quang-Co

Hoi-ky-Tran-Quang-Co

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats