Hàm
ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam
RFA
2024.03.19
Những
ngày qua, có liên tiếp một số thông tin liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp
cao ở Việt Nam. Thực tế này gây ra nhiều đồn đoán về việc ông Võ Văn Thưởng, Chủ
tịch nước, sẽ sớm rời khỏi chức vụ.
Ông Võ
Văn Thưởng tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao công tác
chủ tịch nước, tháng 2 năm 2023 (ảnh minh họa)
Hôm 17
tháng 3, 2024, hãng tin Reuters cho biết Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ triệu tập
một “cuộc họp bất thường” vào ngày 21/3 để quyết định về “các vấn đề nhân sự”.
Reuters cho biết đã xem một lá thư gửi cho các đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
Lá thư do ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội, ký tên.
Reuters
cũng khẳng định “nhiều quan chức, nhà ngoại giao Việt Nam cho biết “một trong
những vấn đề nhân sự mà Quốc hội sẽ thảo luận” chính là khả năng Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng từ chức.
Tuy bản
tin không nói rõ hơn, nhưng những ngày qua có nhiều thông tin chính thức làm
cho các nhà quan sát chính trị Việt Nam chú ý vì liên quan đến vấn đề nêu
trên.
Thông tin
về cuộc họp bất thường có thể sẽ diễn ra hôm 21 tháng 3 xuất hiện trong bối cảnh
gần đây, dư luận Việt Nam quan tâm đến sự việc Bộ Công an Việt Nam khởi tố, bắt
tạm giam hàng loạt quan chức ở tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phú, Vĩnh
Long vì liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn.
Giới quan
sát chú ý đến một thực tế là các quan chức này đều có liên quan ở một mức độ
nào đó tới ông Võ Văn Thưởng. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, cựu chủ tịch
tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi là Cao Khoa (nhiệm kỳ 2011 - 2015) bị bắt.
Ông Cao Khoa làm chủ tịch Quảng Ngãi cùng thời gian ông Võ Văn Thưởng là bí thư
tỉnh ủy tỉnh này (2011 - 2014.) Truyền thông cho biết, tập đoàn Phúc Sơn bị xử lý vì sai phạm trong dự
án đường bờ nam sông Trà Khúc do chính quyền Quảng Ngãi đầu tư năm 2012. Ngoài
ra, Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tam giam một quan chức tỉnh Vĩnh Long là ông Đặng Trung
Hoành, Chánh văn phòng huyện ủy huyện Mang Thít, quê hương ông Võ Văn Thưởng,
cũng với lý do liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, với tội danh “Lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.
Thông tin
thứ ba khiến cho giới quan sát nghĩ đến ông Võ Văn Thưởng là việc nhà vua và
Hoàng hậu Hà Lan thông báo Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm từ ngày 19 đến 22 tháng 3
vì “tình hình nội bộ”. Trong khi đó, các chính khách cấp bộ trưởng của Hà Lan sẽ
vẫn tiếp tục thực hiện chuyến thăm như kế hoạch.
Cuối cùng,
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin hôm 14 tháng 3, 2024, bà Trương Thị Mai, Trưởng
ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào Khamphao Ernthavanh, “đến chào nhân dịp sang nhận nhiệm vụ
công tác tại Việt Nam.” Thông thường, đại sứ nước ngoài đến chào nhân dịp sang
nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam sẽ được chủ tịch nước tiếp đón. Nay người
tiếp tục là một chính khách thuộc bên đảng và không có các chức vụ liên quan đến
nhà nước.
Năm 2023,
vào tháng 1, Quốc hội Việt Nam cũng đã triệu tập một kỳ họp bất thường để phê
chuẩn sự từ chức của ông Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là chủ tịch nước. Reuters cho biết khi đó, ông Phúc “từ chức
trong bối cảnh một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp và kéo dài mà những
người chỉ trích cho rằng chiến dịch đó có thể được sử dụng để phục vụ cho đấu
tranh chính trị nội nội bộ (political infighting).”
Hiện tại,
chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng
chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không.
Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và
quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những
ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam.
Trao đổi với
RFA, nhà nghiên cứu kinh tế chính trị GS. TS Nguyễn Văn Chữ, nguyên
Truởng khoa FAMIS (Tài chính, Kế toán, Kinh tế, Điện toán Ứng dụng,
và Ngoại thương) - Marilyn Davies College of Business, University of Houston
Downtown, cho rằng việc ông Nguyễn Xuân Phúc một năm trước từ chức và ông Võ
Văn Thưởng năm 2024 (nếu thực sự sẽ từ chức) cho thấy Việt Nam có vấn đề xung đột
nội bộ.
Theo TS.
Nguyễn Xuân Chữ, xung đột nội bộ ở Việt Nam do cấu trúc của hệ thống. Chính trị
Việt Nam không còn thuần nhất như Bắc Triều Tiên vì ông Kim Jong Un thanh trừng
bất kỳ ai chống đối, kể cả chú mình là ông Jang Song-Thaek. Chính trị Việt Nam
cũng không thống nhất tuyệt đối như Trung Quốc, như trường hợp Tập Cận Bình
thanh trừng hết đối thủ như Bạc Hi Lai trước đây. Việt Nam thì không có một bên
toàn quyền tuyệt đối như vậy. Ông nói:
“Tôi
nghĩ nếu so sánh Bắc Hàn, Trung Quốc với Việt Nam thì tôi nghĩ tổ chức đảng của
Việt Nam hơi lỏng lẻo so với hai tổ chức kia. Ở Bắc Hàn, anh Kim Jong Un thanh
toán ngay những ai đụng đến ảnh. Do đó họ rất thống nhất. Hiện tượng phân nhóm ở
trong đảng của Việt Nam thì nhiều hơn hai quốc gia kia.”
Lý giải về
điều này, ông cho rằng có thể là do Việt Nam không có cách mạng văn hóa kiểu
Trung Quốc. Cách mạng văn hóa kiểu Trung Quốc thời Mao Trạch Đông đã xóa bỏ tất
cả các xu hướng và di sản cũ. Việt Nam thì có nhiều thành phần, nhiều vùng miền,
mà không bị triệt phá hoàn toàn. Cái đó tạo cơ sở cho sự rạn nứt từ bên trong.
Nội bộ
chính trị Việt Nam, do đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Chữ, không thuần nhất
mà phân mảnh hơn tổ chức đảng ở hai quốc gia có cùng ý thức hệ ở Châu Á. Theo
ông, nó phân mảnh nhưng không tạo ra sự đa dạng như trong thể chế dân chủ, do
có nhiều nhánh theo khuynh hướng hoặc vùng miền khác nhau, nhưng vẫn theo cách
tổ chức tôn ti, đơn tuyến kiểu cũ.
Mặt khác,
theo GS Nguyễn Văn Chữ, xung đột nội bộ do kết cấu lỏng lẻo hơn tất yếu dẫn đến
đàn áp bên ngoài, như Nghị quyết 24 gần đây cho thấy. Họ muốn bảo đảm trong khi
đang giải quyết các vấn đề nội bộ thì bên ngoài không nhân cơ hội đó làm chuyện
gì khác, ảnh hưởng đến an ninh của hệ thống. Do đó, họ phải bắt hết những người
bất đồng, ngay cả khi phần lớn không còn hoạt động gì.
Một hàm ý
khác của vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam là ảnh hưởng của nó lên kinh tế.
GS Nguyễn Văn Chữ, người từng là Kinh tế gia và Trưởng phòng Phân tích và
Dự báo Kinh tế và Tài chính - Ngân hàng Khu vực Thứ năm (the 5th
District) của hệ thống Ngân hàng Tín dụng Liên bang Hoa Kỳ, cho rằng chu
kỳ kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xung đột trong đời sống chính
trị. Điều này giống như mối quan hệ giữa kinh doanh và chính trị ở Mỹ, dù bối cảnh
khác nhau. GS Nguyễn Văn Chữ cho biết nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là ở Mỹ, hai
năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thì kinh tế thường tăng trưởng mạnh, do
doanh nhân an tâm đầu tư. Còn hai năm cuối thì họ phải dừng lại, nghe ngóng
chính sách của cách ứng viên tổng thống mới để chuẩn bị. Chính trị Việt Nam
không hoạt động như vậy, nhưng giới kinh doanh cũng có chu kỳ kinh doanh của họ,
tương ứng với sự lên xuống của các chính trị gia.
Mặt khác,
GS Nguyễn Văn Chữ trích dẫn một nghiên cứu của GS David Shambaugh cho
biết Việt Nam là nước thân Mỹ nhất ở Đông Nam Á. Xu hướng này của người dân
cũng làm cho chính trị Việt Nam khó mà thuần nhất được. Ông nói:
“Ảnh hưởng
của ngoại quốc đối với Việt Nam mạnh hơn ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho nên
cũng góp phần tạo ra xu hướng phân nhánh nhiều hơn trong chính trị Việt Nam.
Nói cách khác là nó làm cho “nước đục hơn nữa”.
Trao đổi với
RFA, nhà nghiên cứu Trần Trung Đạo ở Boston cho rằng các nhà quan sát
nên theo dõi con đường chính trị của ông Võ Văn Thưởng trong những ngày sắp tới
không chỉ ở vấn đề đối nội mà cả đối ngoại. Theo ông, nếu các nhà quan sát xem
xét trường hợp Võ Văn Thưởng trong các khuynh hướng chính trị khác nhau thì nhận
định về kết cục chính trị của thành viên trẻ nhất Bộ chính trị Việt Nam hiện
nay sẽ bao quát, toàn diện hơn. Ông nói:
“Nếu
ông Võ Văn Thưởng bị hạ bệ trong kỳ họp tới của Quốc hội Việt Nam thì cần xem
lý do tại sao. Nếu vì tham nhũng thì tham nhũng ở mức độ nào, từ nguồn nào. Nếu
là nguồn Quảng Ngãi thì chuyện đó không phải mới xảy ra mà đã xảy ra lâu rồi,
khoảng mười lăm năm trước. Vai trò của ông ấy ở Quảng Ngãi thì đã lâu lắm rồi.
Thứ hai
là để có câu trả lời chính xác thì ngoài vấn đề đối nội cũng cần xem xét vấn đề
đối ngoại. Ví dụ như quan điểm của ông Võ Văn Thưởng với chuyến thăm của ông Tập
Cận Bình vừa qua, ông ấy thân Mỹ hay không thân Mỹ, ông ta thuộc nhóm nào. Bởi
vì trong Bộ Chính trị cũng có hai khối, một khối có khuynh hướng thân Trung cộng,
một khối có khuynh hướng mở rộng về phía Tây phương và khuynh hướng thứ ba là
khuynh hướng độc lập. Mình nên xem xét coi Võ Văn Thưởng thuộc về khuynh hướng
nào, có ảnh hưởng gì trong tương lai nếu ông ta ở lại, và nếu ông ta đi thì có
phải vì ảnh hưởng của khuynh hướng đối ngoại hay không.”
---------------------------
LIÊN
QUAN
1.
Phản
ứng của người dân trước chuyện lãnh đạo mất ghế
2.
Quốc
hội họp bất thường về 'vấn đề nhân sự', có khả năng bàn chuyện Chủ tịch nước từ
chức
3.
Chính
phủ Việt Nam yêu cầu hoãn chuyến thăm của Vua và Hoàng hậu Hà Lan vì "tình
hình nội bộ"
4.
Hàm
ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam
No comments:
Post a Comment