Dân
có còn tin vào sự thay đổi về chính sách pháp luật đất đai?
RFA
2024.03.12
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/do-people-still-believe-in-changes-in-land-law-policy-03122024131223.html
Luật
Đất đai 2024 (sửa đổi) được văn phòng chủ tịch nước công bố với quốc dân hồi
tháng 2 vừa qua. Trong đó có sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai
2013, bổ sung mới 78 điều.
Nhiều
nội dung trong quy định của Luật Đất đai năm 2024 được đảng cộng sản Việt Nam
(ĐCSVN) “nâng tầm”, liên quan đến việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các giai cấp,
tầng lớp, dân tộc, tạo nên khối đoàn kết bền vững cùng nhau phát triển, cùng
nhau sẻ chia lợi ích.
Cảnh
sát cưỡng chế thu hồi đất của dân tại tỉnh Nam Định hôm 9 tháng 5 năm 2012. AFP
Người
dân vẫn không có quyền sở hữu
Tuy
nhiên, một số người dân bị thu hồi đất ở Việt Nam không tin mọi sự thay đổi sẽ
đem lại điều tốt đẹp hơn. Ông Cao Thăng Ca, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm từ
hơn 20 năm trước nói với RFA sáng 12 tháng 3 năm 2024:
“Luật
đất đai soạn thảo thì (cô) phải lưu ý vấn đề ai là người soạn thảo. Toàn là những
cán bộ có chức có quyền soạn nên họ luôn luôn tạo ra một kẻ hở cho những nhà đầu
tư. Người ta không để ý đến những quyền lợi thực chất của nhà nước, cũng như
quyền lợi của người dân. Thay đổi thì chỉ là nói thôi, chứ thực chất thì không
thay đổi gì cả, nếu ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhà nước quản lý’. Nếu vẫn
giữ thế thì có thay đổi bao nhiêu, người dân cũng không có lợi gì hết, mà nhà
nước cũng không có lợi gì hết.
Phải
thay đổi được cái gốc. Phải công nhận quyền sở hữu của người dân, chứ bây giờ
người dân chỉ được quyền sở hữu nhà ở và đất ở; chỉ được quyền sử dụng đất thôi
chứ không có quyền sở hữu”.
Bà
Phạm Thanh Nghiên, một người dân mất nhà trong vụ cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng đầu
năm 2019, nêu quan điểm của bà với RFA:
“Các
sự thay đổi về bản chất đều mang lại lợi ích cho đảng cầm quyền hoặc một thiểu
số cầm quyền phe nhóm, chứ sự thay đổi đó không mang lại bất kỳ lợi ích tốt đẹp
nào cho người dân. Chúng ta nhìn thấy, nếu họ thay đổi chính sách đất đai một
cách có tâm, thì họ phải công nhận các quyền sở hữu tư hữu, bởi vì đất đai họ vẫn
nói là thuộc về sở hữu toàn dân mà sở hữu toàn dân là ai”.
Bà
Phạm Thanh Nghiên lấy câu nói của ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh, một nhà
vận động dân chủ đã qua đời để minh họa cho quyền sở hữu đất đai mà bà cho là rất
chính xác:
“Sở
hữu toàn dân là gì? Sở hữu toàn dân là sở hữu của nhà nước. Sở hữu của nhà nước
là gì? Sở hữu của nhà nước của chính phủ. Sở hữu của chính phủ là gì? Sở hữu của
chính phủ là sở hữu của quan chức. Họ dựa vào sở hữu toàn dân về đất đai để lấy
đất của dân một cách vô tội vạ, tạo ra một tầng lớp dân oan trùng trùng điệp điệp
như vậy”.
Cần
sửa cả bộ máy nhân sự
Tuy
điểm chính về quyền sở hữu đất đai vẫn không thay đổi, nhưng một trong những
quy định gây biết bao khiếu kiện, đó là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất, đã được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, nguyên tắc bồi thường theo
hướng đa dạng các hình thức. Có thể bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất
bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở.
Hơn
150 nông dân biểu tình ôn hòa tại thủ đô Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2007. AFP
Mục
sư Nguyễn Hồng Quang, một người dân khiếu kiện đất đai mấy chục năm qua chưa được
giải quyết, nói với RFA sáng 12 tháng 3 năm 2024:
“Thật
ra về luật đã có hàng trăm văn bản pháp lý. Nhưng nếu bộ máy nhân sự mà có cái
tâm, vận dụng chính sách theo hướng có lợi người dân thì cũng đã tốt lắm rồi.
Không cần thay đổi luật nhiều đâu. Ví dụ thu hồi đất của dân thì phải đền theo
giá thị trường. Luật đất đai đã hướng dẫn rất rõ; đã có luật từ cả chục năm về
trước, nhưng họ có đền bù theo giá thị trường đâu. Cho nên đất đai vẫn là miếng
mồi béo bở cho các quan tham. Do đó, dù luật có tốt mấy các quan cũng bao che
cho nhau, họ lách luật. Những nhân sự hiện nay họ chẳng có ý thức pháp luật;
cũng chẳng vì dân vì nước. Họ chỉ là tay chân, là sai vặt cho những nhóm lợi
ích mà thôi”.
Theo
Mục sư Nguyễn Hồng Quang, điều cần thiết là phải có những quan chức thực sự
thanh liêm và có tâm điều hành đất nước thì mới có sự thay đổi, chứ chỉ thay đổi
luật mà nhân sự như cũ thì đội ngũ dân oan khắp nước vẫn không giảm.
Thật
ra về luật đã có hàng trăm văn bản pháp lý. Nhưng nếu bộ máy nhân sự mà có cái
tâm, vận dụng chính sách theo hướng có lợi người dân thì cũng đã tốt lắm rồi.
Không cần thay đổi luật nhiều đâu. - Mục sư Nguyễn Hồng Quang
Giáo
sư Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói với RFA cách
đây 2 năm rằng, luật từ năm 2003 vẫn cho rằng nguyên tắc thu hồi đất thì phải bồi
thường theo giá thị trường, nhưng trên thực tế thì người dân luôn bị thiệt
thòi. Ông phân tích về cách tính giá đất của Nhà nước mà ông cho là vô lý cùng
cực:
“Điều
này không cần khảo sát mà ngay trong các tờ trình để đưa ra bảng giá và khung
giá của chính phủ đều thừa nhận giá này thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Có
nghĩa là chính những người trình lên bảng giá để Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh
thông qua đều biết giá thấp hơn thị trường rất nhiều.
Phương
pháp thứ năm này cho rằng có hệ số để nhân lên cho bằng giá thị trường, nhưng sự
thực hệ số này của tất cả các tỉnh tôi nhìn lại thì thấy trung bình nó từ 1,3 đến
1,7. Nhân lên đến 30-40% thì cao nhất cũng chỉ đạt 60% giá thị trường, thấp nhất
là khoảng 40% giá trị thị trường, trung bình chỉ khoảng một nửa giá trị thị trường."
Tôi
đã nhiều lần nói và viết rằng Việt Nam phải sớm loại phương pháp định giá thứ
năm đi vì đây là một phương pháp định giá phản khoa học. Không có cơ sở gì về
lý thuyết định giá, không có cuốn sách giáo khoa nào dạy về Phương pháp thứ năm
này cả. Phương pháp này cũng không có trong tiêu chuẩn định giá của khu vực và
quốc tế."
Luật
Đất đai ở Việt Nam ra đời đã hơn 30 năm với năm lần sửa đổi, lần gần nhất là
vào năm 2013. Hiến pháp 2013 vẫn khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Quy dịnh này dẫn đến những vụ tranh chấp đất đai
kéo dài giữa người dân và chính quyền.
Luật
Đất đai năm 2024 được cho là đã chỉnh lý, bổ sung nhiều quy định để cải thiện đời
sống vật chất của nhân dân như: quản lý chặt chẽ hơn việc thực hiện quy hoạch sử
dụng đất, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất trong giai đoạn chưa thực hiện
quy hoạch sử dụng đất (Điều 76); đa dạng hóa các hình thức bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và người sử dụng đất được ưu tiên đăng ký
lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền khi lập phương án (Điều 91).
Bà
Phạm Thanh Nghiên kết luận:
“Tôi
nghĩ rằng bất cứ một sự thay đổi nào cũng không có về cốt lõi, về bản chất. Đấy
chỉ là sự mị dân. Sự đoàn kết thì lại càng kệch cỡm, càng nực cười bởi vì nếu
dân có sự đoàn kết thì nó sẽ đe dọa sự cầm quyền của họ. Người dân càng chia rẽ
thì họ càng dễ trị, càng cũng cố cái vị thế cầm quyền của họ!”
No comments:
Post a Comment