Cuộc
chiến Ukraine và các mối quan hệ của Nga sẽ ra sao khi Putin tái đắc cử?
15/03/2024
Ông
Vladimir Putin coi bộ sẽ giành thêm một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong cuộc bầu cử
tổng thống vào tuần này, mặc dù người Nga đang chết ở Ukraine trong cuộc chiến
kéo dài đến năm thứ ba và đất nước của ông bị cô lập hơn bao giờ hết với phần
còn lại của thế giới.
https://gdb.voanews.com/b9417fc0-a500-4688-ae02-846135566a15_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Nga Vladimir Putin.
Kết
quả gần như chắc chắn đến từ sự kiểm soát chặt chẽ của Putin đối với nước Nga
được thiết lập trong suốt 24 năm cầm quyền của ông - nhiệm kỳ dài nhất của Điện
Kremlin kể từ nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin.
Ông
Putin, 71 tuổi, gần như đã khiến tất cả các tiếng nói bất đồng chính kiến phải
im lặng thông qua những đạo luật mới khắc nghiệt áp đặt các khoản phạt nặng hoặc
bỏ tù đối với những tiếng nói độc lập. Các nhà phê bình đã phải chịu đựng những
cái chết không rõ nguyên nhân hoặc trốn ra nước ngoài. Cuộc bỏ phiếu có sự góp
mặt của ba ứng cử viên khác, những người công khai ủng hộ các chính sách của
ông.
Chiến
tranh ảnh hưởng đến cuộc bầu cử như thế nào?
Ông
Putin đã tập trung chiến dịch tranh cử của mình vào cam kết hoàn thành các mục
tiêu ở Ukraine, mô tả cuộc xung đột như một cuộc chiến chống lại phương Tây vì
sự sống còn của Nga và 146 triệu người dân nước này.
Trong
thông điệp liên bang vào tháng trước, ông nói Mỹ và các đồng minh NATO “cần một
không gian phụ thuộc, suy yếu và chết chóc thay cho Nga để họ có thể làm bất cứ
điều gì họ muốn”.
Ông
Putin đã nhiều lần lập luận rằng ông xua quân hồi tháng 2 năm 2022 vào Ukraine
để bảo vệ những người nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine và ngăn chặn Kyiv gây
ra mối đe dọa an ninh lớn cho Moscow khi gia nhập NATO. Ukraine và các đồng
minh mô tả cuộc xâm lược của Nga – cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế
chiến II – là một hành động xâm lược vô cớ của cường quốc hạt nhân lớn.
Ông
nói rằng lực lượng Nga chiếm thế thượng phong sau thất bại trong cuộc phản công
của Ukraine năm ngoái, đồng thời cho rằng Ukraine và phương Tây “sớm hay muộn”
sẽ phải chấp nhận một giải pháp theo các điều kiện của Moscow. Ông Putin ca ngợi
quân đội của ông đang chiến đấu ở Ukraine và hứa sẽ biến họ thành lực lượng
tinh nhuệ mới của Nga.
Người
dân Nga bình thường biết rất ít về những thất bại của quân đội Nga trong cuộc
chiến, với những thương vong ngoài tầm mắt và các phương tiện truyền thông nhà
nước chỉ đưa tin về những thành công của Moscow.
Nền
kinh tế ảnh hưởng đến cuộc bầu cử như thế nào?
Khả
năng phục hồi của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt nặng nề của phương
Tây là yếu tố lớn đằng sau việc ông Putin nắm quyền lực ở Nga, một quốc gia
đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc
tế, nền kinh tế Nga dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, so với mức tăng
trưởng 0,9% được dự đoán ở châu Âu. Lạm phát được dự báo ở mức hơn 7% nhưng tỷ
lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp.
Các
ngành công nghiệp quân sự đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng, với các
nhà máy quốc phòng sản xuất phi đạn, xe tăng và đạn dược. Các khoản thanh toán
khổng lồ cho hàng trăm nghìn nam giới ký hợp đồng với quân đội đã giúp thúc đẩy
nhu cầu tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Trong
chiến dịch tranh cử của mình, ông Putin đã hứa sẽ gia hạn các khoản thế chấp
giá rẻ được chính phủ trợ cấp để giúp đỡ các gia đình trẻ, đặc biệt là những
gia đình có con nhỏ, nâng cao danh tiếng của ông và tiếp thêm năng lượng cho
ngành xây dựng đang bùng nổ.
Ông
cũng cam kết sẽ rót thêm vốn của chính phủ vào chăm sóc sức khỏe, giáo dục,
khoa học, văn hóa và thể thao, đồng thời tiếp tục nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
Cuộc
đàn áp có tác động gì?
Ông
Putin đã thắt chặt quyền kiểm soát chính trị Nga một cách có phương pháp kể từ
khi trở thành tổng thống vào năm 2000, thúc đẩy những thay đổi hiến pháp để có
thể giữ ông nắm quyền cho đến năm 2036.
Cuộc
đàn áp những người bất đồng chính kiến của Điện Kremlin đã đạt đến đỉnh cao
chưa từng có sau cuộc xâm lược Ukraine, để lại một bối cảnh chính trị tiêu thổ
trước cuộc bỏ phiếu.
Một
đạo luật mới mang tính đàn áp được thông qua vài ngày sau cuộc xâm lược đã hình
sự hóa mọi lời chỉ trích công khai về chiến tranh, và các cuộc biểu tình thực tế
đã trở nên bất khả thi khi cảnh sát nhanh chóng giải tán các cuộc tụ tập trái
phép. Số vụ bắt giữ, án hình sự và các vụ xét xử đã tăng vọt, và thời hạn tù
dài ngày phổ biến hơn.
Ông
Putin đã chê bai các nhà hoạt động đối lập và các nhà phê bình chiến tranh là
những kẻ tay sai phương Tây thối nát, từng mô tả họ như “bọt bị cuốn trôi” bởi
“chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông.
Nhà
phê bình đáng gờm nhất của ông Putin, Alexey Navalny, đang thụ án 19 năm vì tội
theo chủ nghĩa cực đoan thì qua đời ở tuổi 47 tại một trại giam ở Bắc Cực. Các
nhân vật đối lập hàng đầu khác cũng phải chịu án tù dài tương đương với án tù
dành cho “kẻ thù của nhân dân” trong các cuộc đàn áp của chủ nghĩa Stalin. Kẻ
thù nổi tiếng của Điện Kremlin, Vladimir Kara-Murza, nhận bản án khắc nghiệt nhất
25 năm với tội phản quốc sau một bài phát biểu phản chiến.
Nhưng
ngay cả những nhà phê bình nhỏ cũng bị bịt miệng. Một nghệ sĩ ở St. Petersburg
bị bảy năm tù vì thay bảng giá siêu thị bằng khẩu hiệu phản chiến, trong khi một
nhà thơ ở Moscow bị kết án bảy năm vì đọc thơ phản đối chiến tranh trước công
chúng.
Hầu
hết các cơ quan báo chí độc lập đều đóng cửa và nhiều cơ quan chuyển hoạt động
ra nước ngoài, trong khi các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát
không ngừng đưa tin theo Điện Kremlin.
Chính
sách của Nga sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Ông
Putin có thể sẽ sử dụng chiến thắng có thể đoán trước của mình làm bằng chứng
cho thấy sự ủng hộ áp đảo của công chúng đối với cuộc chiến.
Nhiều
nhà quan sát dự kiến ông sẽ cứng rắn hơn và leo thang chiến tranh. Một số người
cho rằng Điện Kremlin có thể tiến hành một đợt động viên quân trừ bị khác nhằm
tăng cường quân số và cố gắng mở rộng thắng lợi của mình trong một cuộc tấn
công lớn, mới.
Điện
Kremlin sắp tăng cường luận điệu chiến tranh, xem Nga là một pháo đài bị bao
vây trước sự xâm lược của phương Tây. Sự đàn áp chống lại các nhà hoạt động đối
lập và những người chỉ trích chiến tranh có thể sẽ gia tăng, với việc chính quyền
từ bỏ mọi vẻ ngoài lịch sự trong nỗ lực tàn nhẫn của họ nhằm xóa bỏ các dấu hiệu
bất đồng chính kiến.
Chính
sách đối ngoại của Moscow có thể sẽ trở nên hung hăng hơn và chính quyền Nga có
thể ngày càng cố gắng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ ở phương Tây bằng thông tin
xuyên tạc và tuyên truyền, cũng như thu hút giới bảo thủ ở phương Tây bằng cách
quảng bá hình ảnh nước Nga như một bức tường thành của các giá trị truyền thống.
Trong
mối quan hệ của Moscow với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Nam bán cầu, chiến thắng
bầu cử của Putin sẽ giúp củng cố các liên minh hiện có bằng cách củng cố thông
điệp về sự kiểm soát vững chắc của ông đối với nền chính trị Nga.
No comments:
Post a Comment