Cà-sa đỏ, mối họa của Phật
Giáo Việt Nam
Lâm Công Tử / Người Việt
March
6, 2024
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/ca-sa-do-moi-hoa-cua-phat-giao-viet-nam/
Đối
với người tu hành chân chính thì chiếc áo cà-sa khoác lên người chỉ để cho Phật
tử nhận ra mình là người tu hành, thuộc tông phái nào và tuyệt nhiên không lấy
chiếc áo mà Phật ban cho làm vật thế thân cho tham sân si nhục dục. Từ khởi thủy,
chiếc áo cà-sa chỉ là những mảnh vải vụn, những miếng vải rách bạc màu được
khâu lại với nhau để làm áo. Đức Phật và tăng đoàn của ngài dùng chiếc áo ấy để
che thân, để đắp và để gấp lại làm tọa cụ. Chiếc áo ấy tượng trưng cho những thửa
ruộng vuông vắn của phúc hạnh, hoặc để tượng trưng cho sự lãnh đạo một tăng
đoàn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/BL-Ca-Sa-Do.jpg
Đại
Đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh. (Hình: Viết Tuân/VNExpress)
Áo
cà-sa có nhiều màu. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Nam Tông sẽ có màu
vàng, ở Nam Hàn có màu lam, ở Nhật có màu đen hoặc nâu đen (màu trà), ở Tây Tạng
có màu vàng nghệ hay nâu đỏ… Ở Việt Nam và Trung Quốc có màu vàng, màu lam,
nâu, và nâu đỏ. Nói chung, có ba màu chính gọi là như pháp cà-sa sắc tam chủng
(ba màu sắc của áo cà-sa theo phép quy định), tức là màu gần như đen (màu thâm,
màu bùn đất), màu xanh (màu rỉ đồng), màu gần như đỏ (màu hoa quả).
Ở
Việt Nam còn có thêm một màu mà nhiều nước trên thế giới không có, đó là màu đỏ
của máu.
Những
chiếc cà-sa nhuộm màu đỏ này không hề dễ thấy, nó được che chắn nhiều phía, từ
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tới các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, từ Mặt Trận Tổ
Quốc tới Ban Tuyên Giáo Trung Ương, từ Bộ Công An tới chùa Quán Sứ… Một chuỗi
những cơ quan đỡ đầu cho những chiếc áo mang màu sắc tu hành nhưng thật ra là để
phá nát hệ thống Phật Giáo Việt Nam theo hướng “chia để trị” như thời Pháp Thuộc.
Những
khuôn mặt như Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ, Thích
Thanh Quyết, hay bèo nhất là Thích Thanh Cường, đang mỗi người một cách tấn
công vào niềm tin, vào chánh pháp, vào độ tin cậy của Phật tử đối với chư tăng.
Họ làm hoen ố thì dễ thấy nhưng tận cùng bên trong những hành động được chính
quyền cổ vũ bao che với mục tiêu duy nhất. Đó là làm cho Giáo Hội Phật Giáo trở
thành bẩn thỉu, ô hợp, và vô lại dưới cái nhìn của Phật tử chân chính, có tư
duy sâu về Phật pháp, để từ đó không thiết tha gì với đạo pháp chính thống nữa.
Thượng
Tọa Thích Thanh Quyết có lẽ là kẻ mặc cà-sa đỏ cao cấp nhất của nhóm này, vì
ông là đại biểu Quốc Hội. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc Hội ngày 31 Tháng Mười,
2014, thượng tọa đưa kiến nghị: “Đảng, nhà nước phải thực sự đáng khen ngợi lực
lượng quân đội và công an trong thời gian vừa qua.” “Và chúng ta phải quyết tâm
xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
Triều Tiên (Bắc Hàn).”
Mặc
áo cà-sa nhưng lời lẽ nặc mùi sát sanh và ủng hộ cho cái ác, cái đáng sợ đối với
người dân thì chỉ những kẻ mặc áo cà-sa đỏ mới có thể hành xử như thế.
Nếu
Thượng Tọa Thích Thanh Quyết kêu gọi chính phủ tăng cường hoạt động đàn áp và bắt
chước Bắc Hàn thì những người còn lại tỏ ra “ngoan hiền” hơn, chỉ chăm chú vào
tiền và chống phá các đạo giáo khác. Về tiền, phải kể đến chùa Ba Vàng, ngôi
chùa hoành tráng nhất nhì trên đất Bắc mà trụ trì là Đại Đức Thích Trúc Thái
Minh. Mặc dù chỉ là đại đức, quyền lực của ông khiến ngay cả tỉnh ủy viên cũng
không dám đụng vào. Sau khi hồ sơ “Oan gia trái chủ” bị phanh phui, đại đức này
cho ra đời một sản phẩm quái gở khác để thu lợi từ Phật tử. Đó là “xá lợi tóc”
mang từ Miến Điện về. Cho tới khi dư luận tố cáo là gian dối, thu lợi bất
chính, cái “xá lợi” ấy mới chịu bay trở lại nơi phát xuất!
Cũng
tận lực kiếm tiền như Đại Đức Thích Trúc Thái Minh, Thượng Tọa Thích Chân Quang
nhiều phần trơ tráo và vô liêm sỉ hơn. Lợi dụng những lần thuyết pháp có hàng
chục ngàn Phật tử tham dự, thượng tọa đưa ra những lập luận hết sức phản động lại
với thuyết lý nhà Phật. Vì mục đích kiếm tiền, y không ngại công khai cho rằng:
“Những người làm thầy giáo là do kiếp trước đốt sách, chôn sống học trò. Các
bác sĩ đang chữa bệnh cứu người là do kiếp trước giết người tùy tiện. Kiếp này
làm thợ xây là do kiếp trước phá nhà người ta. Những người sống bằng nghề câu
cá là lừa đảo, ắt về già sẽ bị lở mồm và ung thư vòm họng. Những người hay đi
du lịch mà không đến chùa góp tiền công đức, ắt về già sẽ bị bại liệt. Những
người hay hát karaoke ắt khi chết sẽ thành con ma câm.”
Đó
là những gì mà Thượng Tọa Thích Chân Quang “thuyết pháp” trước hàng ngàn tín đồ
trẻ của những buổi tu tập. Nhìn vào trang web ngôi chùa của ông ở Bà Rịa-Vũng
Tàu với hàng chục ngàn Phật tử quỳ gối lắng nghe lời vàng ngọc của ông, người
quan tâm đến Phật Pháp ắt không khỏi chạnh lòng cho một nền giáo lý căn tu đang
bị một chiếc áo cà-sa màu đỏ làm cho phá sản.
Nếu
Thượng Tọa Thích Chân Quang xuyên tạc giáo lý của nhà Phật để kiếm tiền, thì
Thượng Tọa Thích Nhật Từ lại chống phá các đạo khác để lôi kéo Phật tử theo
ông. Những bài thuyết pháp chống Công Giáo, Hòa Hảo, hoặc Pháp Luân Công được
ông rao giảng không mệt mỏi. Những bài thuyết pháp loại này có đầy trên
YouTube. Nếu đánh vào ba chữ “Thích Nhật Từ” thì chúng sẽ hiện lên tất cả, từ
việc xuyên tạc ngày lễ Valentine’s Day cho tới ngày Giáng Sinh, từ Chúa Giêsu
cho tới 117 vị thánh tử vì đạo…
Thượng
Tọa Thích Nhật Từ còn bị cộng đồng mạng xỉ vả vì đã kiện Tịnh Thất Bồng Lai,
khiến nhiều người phải vào tù chỉ vì nơi đây từng chỉ trích ông. Không những thế,
vì tham sân si với chùa Ba Vàng mà Thượng Tọa Thích Nhật Từ công kích việc thu
tiền của Đại Đức Thích Trúc Thái Minh khiến cho đệ tử ông này là bà Phạm Thị Yến
kiện ngược ông thầy áo cà-sa đỏ này ra trước tòa công lý. Thật là đẹp mặt, “sư
nói sư phải, vãi nói vãi hay!” là thế.
Bèo
nhất trong các sư mặc cà-sa đỏ là Thượng Tọa Thích Thanh Cường. Ông này không
tuyên bố, không lên mặt đạo đức hay biển thủ thùng phước sương, nhưng lại công
khai quan hệ với nhiều nữ thí chủ và có tật khoe khoang hàng hiệu. Những tấm ảnh
mua sắm điện thoại đắt tiền như Vertu, những chiếc xe hơi đắt tiền sáng chói, lẫn
những chiếc Jeep của quân đội được ông tận dụng để tạo dáng chụp hình khoe với
những nữ chúng sinh sồn sồn hồi xuân hơn là hồi Phật.
Tất
cả các “cao tăng” vừa kể đều xuất phát từ một lò đào tạo là Ban Tuyên Giáo
Trung Ương. Ban này gửi các “tu sinh” tiềm năng tới các đại học công an để được
huấn luyện bài bản. Khi ra trường, họ sẽ được phái tới chùa Quán Sứ, Hà Nội, được
thành lập từ thế kỷ 15, nay là trụ sở Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam,
nhận chỉ thị và chờ phân phối đi chùa nào để tu tập.
Thượng
Tọa Thích Thanh Quyết hiển nhiên là “cao tăng nhất” trong các “cao tăng” vừa kể
vì ông là đại biểu Quốc Hội. Thượng Tọa Thích Chân Quang, phó trưởng Ban Kinh
Tế Tài Chánh Trung Ương của GHPGVN, trụ trì chùa Phật Quang, thị xã Phú Mỹ, Bà
Rịa-Vũng Tàu. Thượng Tọa Thích Nhật Từ tuy nhỏ con, nhưng lại giữ nhiều chức vụ
nhất trong nhóm sư này. Theo Wikipedia, Thượng Tọa Thích Nhật Từ hiện là phó
trưởng Ban Trị Sự, trưởng ban Phật Giáo Quốc Tế GHPGVN, phó viện trưởng thường
trực Học Viện Phật Giáo Việt Nam, ủy viên Hội Đồng Trị Sự GHPGVN.
Riêng
Đại Đức Thích Trúc Thái Minh thì chức vụ khiêm nhường hơn. Ông chỉ là phó Ban
Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình kiêm trưởng Ban Phật Giáo Quốc Tế. Bèo như Thượng
Tọa Thích Thanh Cường cũng là trưởng Ban Trị Sự GHPGVN huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương, và trụ trì chùa Cương Xá, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương.
Điểm
qua những khuôn mặt bất hủ này để thấy rằng sự lạm dụng chùa chiền để kiếm tiền
từ thùng phước sương đã đến mức báo động, không còn cách nào khác để phá vỡ
ngoài cách duy nhất là chung tay tố cáo họ với cộng đồng Phật Giáo trong và
ngoài nước nếu muốn giữ tinh thần Phật Pháp trong veo như thời Phật dạy. [đ.d.]
No comments:
Post a Comment