Bệnh
tâm thần: ‘Kẻ thù vô hình’ suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt (kỳ 1)
Kalynh Ngô/Người Việt
March
22, 2024
Bài
1: Chấn thương tâm lý của cả dân tộc
Hình
: https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/theme-1-1536x1024.jpg
Bệnh
tâm thần là “Kẻ thù vô hình” suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt. (Hình minh họa:
Người Việt)
LTS:
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975, theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn
Liên Hợp Quốc, có khoảng 2 triệu người Việt Nam trốn chạy chế độ Cộng Sản tìm
cuộc sống tự do. Hơn nửa triệu người vĩnh viễn không đến được “miền đất hứa.”
Khoảng 1.6 triệu người đến được đất nước thứ ba. Kể từ đó, một cộng đồng người
Việt dần hình thành, vượt qua nhiều khó khăn, và dần lớn mạnh, trong đó có cộng
đồng ở Mỹ. Những biến cố trong quá khứ của dân tộc trở thành vết thương khó
lành, dần chuyển hóa thành những thách thức tinh thần khó chữa đối với thế hệ tị
nạn thứ nhất, và ảnh hưởng đến các thế hệ sau. Đó là những cuộc đấu tranh dai dẳng
để chống lại một “kẻ thù vô hình,” từng bị lãng quên, xem nhẹ, và không được điều
trị đúng trong suốt gần nửa thế kỷ.
*
Chưa
được nhận thức đúng
Từ
hơn hai thập niên trước, đã có nhiều giáo sư Mỹ và cả người gốc Việt nghiên cứu
về nhận thức đối với bệnh tâm thần trong xã hội và văn hóa Việt Nam. Một báo
cáo khoa học về bệnh tâm thần do bốn giáo sư, trong đó có hai người gốc Việt của
đại học Tulane University, Giáo Sư Mai Đỗ và Giáo Sư Diễm Nguyễn, thực hiện, được
đại học Cambridge University đăng tải lại vào năm 2018, ghi nhận: “Người bị rối
loạn thần kinh hoặc rối loạn hành vi có thể bị coi là ‘xấu’ vì nhiều người Việt
Nam cho rằng đó là hậu quả người bệnh phải gánh chịu hoặc bị trừng phạt từ những
việc làm sai ở kiếp trước.”
Theo
văn hóa Việt Nam, chứng rối loạn tâm thần, hay còn gọi là bệnh tâm thần, thường
được gắn với từ “điên” (crazy). Chỉ một từ đơn giản, nhưng với truyền thống lâu
đời của người Việt, từ “điên” có sức mạnh rất lớn, gây áp lực không nhỏ cho gia
đình. Giáo Sư Joel Sadavoy, khoa Tâm Thần Học đại học University of Toronto,
cũng từng nghiên cứu về vấn đề này, chỉ ra: “Người ‘điên’ và gia đình thường cảm
thấy xấu hổ. Do đó, cá nhân và gia đình họ luôn ngần ngại chia sẻ, tìm kiếm sự
giúp đỡ về sức khỏe tâm thần vì sợ bị từ chối.”
Năm
2016, một bài viết trên nhật báo The
Los Angeles Times trích lời cô Vi Phạm, sinh viên cao học đại học
Cal State Fullerton, nói về vấn đề này rằng: “Không có cách (tích cực) nào để
nói về bệnh tâm thần với người Việt Nam.”
“Khi
chúng ta nói về sức khỏe tâm thần, nó thường bị ám chỉ với từ ‘điên’ và chúng
tôi nghĩ về tình trạng bệnh tâm thần. Đó là lý do mà trong văn hóa của chúng
tôi, khi mọi người nghe từ ‘tâm thần’ sẽ cảm thấy rất sợ. Họ nghĩ về một căn bệnh
nan y nào đó, hoặc người (bệnh) đó không bình thường,” cô Vi Phạm giải thích.
Bác
Sĩ Giao Nguyễn nói về “kẻ thù vô hình” của công đồng gốc Việt ở nhiều thế hệ.
(Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)
Và
sự thật là cho đến nay, nhận thức về sức khoẻ tâm thần trong thói quen của người
Việt Nam vẫn chưa được cải thiện.
Bác
Sĩ Giao Nguyễn, người có hơn 30 năm làm việc cho chính quyền liên bang trong
lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nhìn nhận vấn đề này với phóng viên nhật báo Người
Việt, trong một buổi chiều cuối năm 2023: “Người Việt Nam ở Mỹ nói riêng và khắp
thế giới nói chung chưa có nhận thức đúng về bệnh tâm thần.”
“Họ
không biết, hoặc họ coi thường, hoặc lờ đi. Thậm chí có người còn khinh bỉ, chê
trách người bệnh tâm thần. Là người Việt, chúng ta không lạ gì với những câu
nói nửa đùa nửa thật, như ‘thằng đó, con đó bị tâm thần.’ Những lời nói không
phải chia sẻ, thông cảm, mà họ nói như đem ra làm một chuyện vui cười.”
Chấn
thương tâm lý của cả dân tộc
Người
Mỹ gốc Việt là một dân tộc thiểu số ở Mỹ, trải qua nhiều biến cố để có cuộc sống
tự do. Theo lời Bác Sĩ Giao Nguyễn, hai cuộc di dân 1954 và 1975 để lại cho họ
nhiều vết thương khó chữa lành.
Ông
nói: “Trong lịch sử Việt Nam mấy ngàn năm nay, hết chiến tranh này đến chiến
tranh khác. Chiến tranh dẫn đến đói khổ, chết chóc, và hơn hết là chấn thương
tâm lý. Rồi sau đó là những năm tháng bị ngược đãi trong nhà tù ‘cải tạo’ của cộng
sản, của sự sống mong manh trong cuộc vượt biên bằng thuyền, rồi cuộc sống ở trại
tị nạn…Tất cả những điều này làm cho người Việt Nam có triệu chứng bệnh tâm thần
nhiều hơn những dân tộc khác.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/Bac-si-Suzie-Dong-1536x866.png
Bác
sĩ Tâm Lý Suzie Đông trong buổi chia sẻ về sức khoẻ tâm lý của người gốc Việt.
(Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)
Bác
Sĩ Tâm Lý Suzie Đông, người hoạt động rất tích cực trong cộng đồng Việt Nam ở
Nam California, đưa ra nhận định chung về những điều ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm
thần của dân tộc Việt, cụ thể là người Việt tị nạn, như sau: “Thế hệ cha mẹ
chúng ta có rất nhiều vết thương từ một đất nước chiến tranh, ly tán, loạn lạc,
vượt biên, tị nạn… Bên cạnh đó, những người sau năm 1975 phải đi tù, gia đình
thay đổi. Rồi thập niên 1980, xã hội ở Việt Nam là một xã hội đầy những khó
khăn, đặc biệt đối với những người ở miền Nam.”
Do
đó, cô nói: “Trong môi trường trị liệu mà tôi gặp, thế hệ tị nạn đầu tiên đó là
thế hệ có nhiều những biểu hiện của tâm bệnh như trầm cảm, hội chứng hậu khủng
hoảng sau chấn động, chứng hồi hộp, lo sợ.”
Theo
lời cô Suzie, đó là những người sống trong nỗi lo sợ nhiều hơn là sự bình an,
dù là đang ở một đất nước tự do.
“Phản
ứng đó thể hiện trong cả những tương tác trong gia đình, giữa vợ chồng, con cái
với nhau cũng có nỗi sợ và những phản ứng cường điệu. Nó cản trở họ không thể
có một đời sống bình an,” cô Suzie nói.
Sự
tương tác ấy, nói cách khác, những vết thương tâm lý của thế hệ trước lan truyền
đến thế hệ sau trong một tâm trạng hoàn toàn “không cố ý,” Bác Sĩ Suzie Đông nhấn
mạnh.
Cô
nói thêm: “Về phương diện khoa học, khi não trạng con người bị trải qua những
chấn động thì nó bị điều kiện hóa vào một môi trường luôn sống trong tình trạng
báo động, luôn cảm thấy nguy hiểm. Cho nên, khi tương tác với gia đình, họ
không có sự bình an, sống trong hồi hộp lo sợ, sợ con mình liên lạc với những
người xấu, sợ con mình không nghe lời mình nó sẽ hư, và nhiều nỗi sợ khác vì
mình đã trải qua quá nhiều nỗi sợ trong cuộc sống quá khứ. Cái sợ đó bao trùm cả
cách tương tác giữa mình và con cái. Giữa vợ chồng thì nỗi sợ đó cũng làm người
ta suy nghĩ tiêu cực theo thời gian.”
Quá
khứ chấn động và nhiều vết thương khó lành ấy làm cho những người tị nạn sống
bao trùm trong nỗi sợ và những suy nghĩ tiêu cực. Chính điều đó thẩm thấu vào sức
khoẻ tâm lý của gia đình và các thế hệ, trở thành nguồn năng lượng độc hại cho
đời sống tương tác của
họ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/DP-Suc-Khoe-Tam-Than.jpg
Dữ
liệu của AAPI đưa ra năm 2023 cho thấy tính đa dạng về vấn đề sức khoẻ tâm thần
mà người Mỹ gốc Việt phải đối mặt. (Hình: California Health Interview Survey)
Báo
cáo khoa học về bệnh tâm thần đăng tải trên National Library
of Medicine nhận định: “Thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt lớn lên và gặp
khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống ở Mỹ. Điều này có thể gây ra xung
đột giữa các thế hệ, chấn thương, và là thách thức không nhỏ về sức khỏe tâm thần.”
Bác
Sĩ Clayton Châu, cựu giám đốc Cơ Quan Y Tế Orange County (OCHCA), hiện đang là
giám đốc chiến lược của National Healthcare & Housing Advisors, nêu nhận định
của ông về bức tranh chung sức khoẻ tâm thần của cộng đồng Việt.
“Những
biến cố đau thương trong quá khứ và sự điều chỉnh về văn hóa là hai nguyên nhân
chính dẫn đến ảnh hưởng xấu tình trạng sức khỏe tâm thần ở thế hệ người Mỹ gốc
Việt thứ nhất và sau đó,” ông nói.
Thế
hệ trẻ lớn lên hoặc sinh ra và lớn lên ở Mỹ gặp phải rào cản ngôn ngữ và sự
khác biệt giữa hai nền văn hóa. Hơn thế nữa, họ phải đối diện với sự khác biệt
rất lớn giữa cách nuôi dưỡng của cha mẹ và xã hội mà họ đang sống. Bác Sĩ Giao
Nguyễn nói thêm về nhận định của ông: “Văn hóa của người Việt Nam đặt nặng về bằng
cấp.”
“Người
Việt Nam luôn muốn con mình trở thành kỹ sư, bác sĩ, đòi hỏi con mình phải thật
hoàn hảo. Từ đó, người trẻ bị trầm cảm và dẫn đến vấn đề sức khoẻ tâm lý,” Bác
Sĩ Giao Nguyễn giải thích.
Dữ
liệu mới nhất của AAPI đưa ra năm 2023 cho thấy tính đa dạng về vấn đề sức khoẻ
tâm thần mà người Mỹ gốc Việt phải đối mặt. Nếu hai thập niên trước, họ phải đối
diện với những chấn thương tâm lý do chiến tranh, thì những năm gần đây, đặc biệt
sau đại dịch COVID-19, cả hai thế hệ tiếp tục gánh chịu áp lực về vấn nạn kỳ thị
chủng tộc.
Theo
khảo sát năm 2021 của California Health Interview Survey, 62% người gốc Việt ở
Califfornia có nỗi sợ về bạo lực súng đạn; 22% từng là nạn nhân của tội ác kỳ
thị; 13% luôn phải sống trong nỗi lo sợ sẽ là nạn nhân của tội ác do thù ghét.
Tuy
nhiên, có một con số khá ngạc nhiên trong khảo sát của California Health
Interview Survey, đó là 70% người gốc Việt không muốn “báo cáo” tội ác do thù
ghét, với lý do “không muốn bị chú ý.”
Đây
cũng chính là một đặc tính của người Á Châu, “xấu che tốt khoe,” mà theo lời
Bác Sĩ Giao Nguyễn, nó tạo ra “sát thủ vô hình” đối với sức khoẻ tâm lý cho
chính người đó và những người thân. [đ.d.]
—
Liên
lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com
Bài
2: Đi
tìm ‘kẻ thù vô hình’ của nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt
*****
Bệnh
tâm thần: ‘Kẻ thù vô hình’ suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt (kỳ 2)
Kalynh Ngô/Người Việt
March
23, 2024
Bài
2: Đi tìm ‘kẻ thù vô hình’ của nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt
Muôn
hình, vạn trạng
Bệnh
tâm thần đa dạng, muôn hình vạn trạng, và tồn tại ở nhiều cấp khác nhau. Bác Sĩ
Giao Nguyễn nói: “Trầm cảm là một dạng tâm thần. Rối loạn sau chấn thương tâm
lý (PTSD) là một dạng tâm thần. Lo lắng cũng là một dạng tâm thần. Nghiện ngập
cũng là một dạng tâm thần.”
Khi
đề cập cụ thể về cộng đồng gốc Việt ở Little Saigon, Bác Sĩ Giao Nguyễn nói: “Bốn
mươi phần trăm nguyên nhân là từ môi trường. Chúng tôi, vì trong đó có tôi, khi
đặt chân đến Mỹ, gặp rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Không biết ngôn ngữ,
không biết văn hóa, không bạn bè, không gia đình, không gì cả. Tất cả là hai
bàn tay trắng. Đó là một áp lực rất lớn đã, đang, và sẽ gây ra nhiều loại bệnh
tâm thần cho những người phải trải qua những điều đó.”
Cũng
cần nhắc lại ngắn gọn về lịch sử tị nạn của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu của
trang migrationpolicy.org chia
lịch sử tị nạn và di cư của người Việt ra thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu
tiên là năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ. Cuối những năm 1970, làn sóng thứ hai được
gọi là cuộc khủng hoảng tị nạn “thuyền nhân.” Làn sóng thứ ba diễn ra ở những
năm 1980 và 1990. Sau giai đoạn này, cộng đồng người Việt ở Mỹ tiếp tục phát
triển với giai đoạn nhập cư, là những người đến Mỹ theo diện bảo lãnh thân
nhân, hoặc du học sinh.
Sự
thật là cho dù làn sóng di dân nào, phần lớn người mới qua Mỹ đều có cùng một
hoàn cảnh là không biết ngôn ngữ, ít bạn bè, ít giao tiếp, không biết nhiều về
xã hội.
“Họ
rất cô đơn. Sự cô đơn ấy tích tụ lại theo thời gian, dẫn đến trầm cảm, bệnh tâm
thần,” Bác Sĩ Giao Nguyễn nói. “Sự cô đơn là một vấn đề rất đáng quan tâm trên
cả thế giới. Thật ra, ‘cô đơn’ đã và vẫn đang là một trong những sát thủ vô
hình của cộng đồng Việt tị nạn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/DP-Suc-Khoe-Tam-Than-2.jpg
Bác
Sĩ Giao Nguyễn (bìa trái) ngày ở trại tị nạn. (Hình: Giao Nguyễn cung cấp)
Ba
chữ “bệnh tâm thần,” theo Bác Sĩ Giao Nguyễn, có thể dễ dàng nói ra từ những
người chưa có khái niệm đúng về mặt khoa học, nhưng với y học, không phải bất kỳ
hiểu hiện nào “bất bình thường” cũng bị cho là bệnh tâm thần.
“Nó
từ những triệu chứng nhẹ, rồi đến trầm cảm, cho đến cao nhất là người đó muốn tự
tử,” ông nói.
Khi
được hỏi như thể nào là triệu chứng nhẹ mà người có vấn đề về sức khỏe tâm lý gặp
phải, ông trả lời: “Họ cảm thấy ăn không được, ngủ không được, lúc nào cũng thấy
buồn bã. Thậm chí có người khi ngủ thấy ác mộng về những cảnh khi vượt biên, những
lần ăn thịt người để tồn tại, ác mộng về những cuộc tra tấn trong trại cải tạo.”
“Như
chính cá nhân tôi từng gặp ác mộng. Khi nghe sẽ rất buồn cười nhưng đối với
tôi, đó từng là ác mộng. Tôi mơ thấy không biết mình phải làm thế nào để trả tiền
đi học,” ông kể lại với một nụ cười sảng khoái, về một áp lực trong quá khứ.
Bệnh
tâm thần rất đa dạng. Nó vô hình, vạn trạng. Trong căn phòng nhỏ ấm cúng của
Southland Integrated Services, Garden Grove, California, Bác Sĩ Suzie Đông chia
sẻ, khoảng 10 năm trở lại đây, những “người khách,” theo cách gọi rất thân tình
của cô, tìm đến để được tư vấn nhiều hơn.
“Nguyên
nhân chính là khi người ta thấy sống không có được những chức năng như những
người khác. Đi làm bị ảnh hưởng. Đi học bị ảnh hưởng vì tài chính bị mai một.
Hay họ gặp chuyện gia đình, hoặc họ không tiến thân được vì nhiều lý do,” Bác
Sĩ Suzie nói.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/Michel-Quan-Nguyen-1536x867.png
Ông
Michel Quân Nguyễn chia sẻ câu chuyện của ông và những hoạt động của VAMHA.
(Hình: Chụp qua màn hình)
Ông
Michel Quân Nguyễn, cư dân Santa Ana, một thành viên rất tích cực của Hội Sức
Khoẻ Tâm Thần Việt Mỹ (VAMHA), tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cộng đồng Việt
trong vấn đề sức khoẻ tâm thần, kể lại câu chuyện của chính gia đình ông.
“Vợ
tôi có những triệu chứng như mỗi khi không vui hay không đồng ý chuyện gì đó là
bà ấy la hét, đập đồ. Mỗi lần như thế, tôi im lặng không nói gì, vì khi tôi nói
lại, bà ấy phản ứng nặng hơn. Tôi biết đó là một triệu chứng của bệnh tâm thần,”
ông chia sẻ.
Vợ
chồng ông Quân sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Như vậy, cả ông lẫn bà đều
không trải qua những “bi kịch” của vượt biên. Khi được hỏi liệu bà có những chấn
thương tâm lý gì trong quá khứ hay không, ông nói: “Gia đình bà ấy có những nỗi
buồn, tôi không biết có phải những mất mát đó làm cho vợ của tôi có triệu chứng
như vậy hay không. Có thể những sự kiện xảy ra trong cuộc đời đã ảnh hưởng đến
bà. Ví dụ như bị người em dâu đuổi ra khỏi ngôi nhà của cha mẹ để lấy nhà, phải
vào chùa ở. Rồi thứ hai, gia đình bà theo đạo Phật, tôi là người Công Giáo. Khi
bà ấy đồng ý lấy tôi, cả gia đình bà ấy chống đối. Có thể bà đã bị áp lực từ
gia đình, bị đè nén trong lòng từ lâu. Bây giờ nó bộc phát ra.”
Từ
khi ông quen rồi cưới bà, ông hiểu hoàn cảnh gia đình nên ông yêu thương, che
chở cho bà. Cứ như thế hơn 10 năm qua kể từ khi bà phát bệnh, ông Quân thấu hiểu
và chấp nhận tình trạng sức khỏe của người vợ và hết mực yêu thương chăm sóc
bà.
Mọi
triệu chứng, cường độ của bệnh tâm thần đều có thể xuất hiện ở mỗi gia đình, mỗi
hoàn cảnh với mỗi câu chuyện khác nhau. Một người chăm sóc người thân bị bệnh
cũng có thể trở thành một người có vấn đề sức khoẻ tâm lý. Câu chuyện của bà
Phan Chiêu Hà, 80 tuổi, cư dân Westminster, là một ví dụ.
Bà
kể lại câu chuyện đời mình: “Tôi chăm sóc chồng tôi, 87 tuổi, đã 18 năm rồi.
Ông ấy bị chứng đãng trí. Bước đầu nhẹ thôi nhưng mỗi giai đoạn mình có một cái
khổ khác nhau. Giai đoạn đầu ông ấy chỉ cáu kỉnh, khó chịu, gắt gỏng, bắt mình
cái này cái kia. Lúc đầu, ông không biết mình mắc bệnh. Tôi cũng không biết. Vì
không biết nên mình bị thất vọng.”
Bà
thất vọng vì “ông chồng ngày xưa đâu phải người như vậy. Bây giờ tự nhiên ổng lại
thay đổi. Cho nên, buồn lắm.”
Và
sự thật là, “đã ba lần tôi muốn chết, vì mọi chuyện nó ngoài sức tưởng tượng của
mình,” bà kể.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/DSC09915-1536x864.jpg
Bà
Phan Chiêu Hà kể lại thời gian bà “chiến đấu” với “kẻ thù vô hình.” (Hình:
Kalynh Ngô/Người Việt)
Di
truyền đến thế hệ sau
“Sáu
mươi phần trăm còn lại của nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần là do di truyền,”
Bác Sĩ Giao nói.
Ông
giải thích: “Từ khoảng hai đến ba chục năm trở lại đây, người ta nghiên cứu và
thấy rằng những áp lực trong cuộc sống có thể làm thay đổi DNA của con người,
thay đổi những căn bản trong nhiễm sắc thể di truyền từng chút một. Sự thay đổi
trong DNA đó diễn ra từng chút từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính di truyền của
bệnh tâm thần chiếm đến 60% nguyên nhân gây bệnh.”
Giải
thích về sự di truyền ở góc độ khác của chuyên môn, Bác Sĩ Clayton Châu nói:
“Khi cha mẹ bị trầm cảm, không đi chữa trị, ảnh hưởng đến vấn đề nuôi dạy con
cái. Họ quá gắt với con cái vì họ không hiểu được nỗi lòng của con mình, xảy ra
sự xa cách giữa cha mẹ với con. Những đứa trẻ thế hệ sau bị trầm cảm vì lớn lên
trong một môi trường có cha mẹ bị trầm cảm.”
Đây
chính là “sự tương tác” không cố ý của những vết thương tâm lý từ thế hệ trước
lan truyền đến thế hệ sau mà Bác Sĩ Suzie Đông đề cập trong bài thứ nhất.
Bà
giải thích thêm: “Có những bạn trẻ đến gặp tôi là những người chịu rất nhiều
tương tác trong môi trường gia đình từ nhỏ đến lớn, có bạn từng bị bạo hành. Do
đó, sang chấn từ thế hệ này sang thế hệ khác là điều khoa học đã chứng minh và
chúng ta cũng hiểu được. Bạo hành ở đây có thể về tinh thần, tình cảm, gây ra
những vết thương lòng.”
Khác
biệt thế hệ
“Một
trong những nguyên nhân lớn dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm lý ở thế hệ trẻ sau này
là ‘khác biệt thế hệ,’” Bác Sĩ Clayton Châu nói. “Với thế hệ sau, họ lớn lên
trong sự khác biệt giữa hai nền văn hóa, một của xã hội họ trưởng thành, hai là
của xã hội thuộc về thế hệ cha mẹ của họ.”
Bài
nghiên cứu “Conversations
on Mental Wellness in Vietnamese American Coummunity” của hai tác giả Linda
Vũ và Laura Quỳnh Như Nguyễn thực hiện năm 2021, đăng tải trên Asian American
Reasearch Journal của đại học UC Berkeley, chỉ ra: “Nhiều sinh viên người Mỹ gốc
Việt là người đầu tiên trong gia đình vào đại học nên áp lực cũng tăng thêm do
kỳ vọng vào sự thành công từ cha mẹ họ. Vì vậy, số lượng lớn người mắc bệnh tâm
thần có thể chủ yếu là do những kỳ thị về sức khoẻ tinh thần và những giá trị nằm
sâu trong văn hóa và lịch sử của người Việt ở Mỹ.”
Không
thể phủ nhận rằng cụm từ “ráng học để thành kỹ sư, bác sĩ” là một “nét đặc
trưng” của văn hóa gia đình Việt Nam. Theo Bác Sĩ Giao Nguyễn, đó chính là một
áp lực vô cùng to lớn làm cho người trẻ bị những vấn đề sức khoẻ tâm thần.
Ông
nói: “Gia đình họ kỳ vọng vào họ bao nhiêu thì họ bị áp lực bấy nhiêu. Điều đó
dẫn đến những lần nói dối và cảm giác có tội, rồi gây ra trầm cảm.”
Khi
cha mẹ, tức thế hệ thứ nhất, kỳ vọng vào con cái, điều này gần như đồng nghĩa với
việc họ luôn cố gắng làm để “đủ tiền cho con ăn học.” Câu chuyện dưới dây được
kể lại từ chính người trong gia đình cho thấy sự kỳ vọng và khác biệt văn hóa
gây ra hậu quả không nhỏ cho sức khoẻ tâm thần của cả một gia đình tị nạn.
Tên
nhân vật được thay đổi theo yêu cầu người kể lại.
Cách
đây khoảng ba năm, trong cộng đồng người Việt nhỏ bé ở tiểu bang Arkansas,
không ai không biết đến tên Tammy Nguyễn, sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Cô là con một
gia đình di dân vào cuối những năm 1980. Thành tích học tập của cô luôn ở “top”
của thành phố. Đường học vấn cao rộng trải dài trước mắt. Tammy là niềm hãnh diện
của gia đình cô, là bác sĩ tương lai của dòng họ.
Cha
mẹ của Tammy, ông bà Tâm Nguyễn, là công nhân làm hãng từ ngày đầu họ đặt chân
đến Mỹ. Theo lời kể của người trong gia đình, ông bà làm hai việc. Làm ngày làm
đêm, thậm chí hiếm khi lấy ngày nghỉ. Gần 30 năm ở Mỹ, cả gia đình chưa lần nào
có chuyến du lịch chung. Đối với ông bà, đi làm có tiền để sinh sống và tiết kiệm
là quan trọng nhất.
Nghịch
cảnh cũng từ đó xảy ra. Những triệu chứng sa sút tinh thần ở cô gái trẻ xảy ra
mà gia đình không hề hay biết. Cho đến một ngày, Tammy không trở về nhà nữa.
“Tammy tham gia một nhóm hội nào đó, mà cả cha lẫn mẹ cô cũng không vào gặp được,
và chính cô cũng không muốn gặp,” người trong gia đình kể lại.
“Có
vài lần tôi nhận được điện thoại từ bệnh viện nói con tôi muốn tự tử. Tôi chạy
vào, cũng không thể nói được gì với nó,” ông Tâm kể.
Tammy
chấm dứt tất cả liên lạc với gia đình, dòng họ. Cả khi trở về nhà, cô cũng
không về với cha mẹ, mà ở với một người bà con. Dĩ nhiên, cánh cửa tương lai rạng
rỡ của cô bác sĩ tương lai cũng đóng sập.
Không
riêng Tammy, giữa anh và chị cô với cha mẹ cũng có một “khác biệt thế hệ” rất lớn.
Ông bà Tâm Nguyễn chưa bao giờ có được một cuộc trò chuyện thân tình với các
con của mình.
“Tụi
nó lớn lên nói tiếng Anh, đến khi kết hôn cũng không lấy người Việt. Tui muốn
cùng ngồi ăn cơm với các con, nói chuyện với các con, nhưng chẳng bao giờ được,”
bà Tâm nói.
Cho
đến hiện tại, cô gái thông minh một thời Tammy Nguyễn vẫn sống “mơ hồ” trong
gia đình người quen, tuyệt nhiên không liên lạc với cha mẹ. Ông bà Tâm Nguyễn vẫn
ngày ngày đi làm hãng tám tiếng. Căn nhà rộng thênh thang, không tiếng cười.
Căn phòng của Tammy vẫn giữ nguyên cách bài trí khi cô còn ở nhà.
“Khác
biệt thế hệ” trong chính gia đình của mình, mâu thuẫn văn hóa trong môi trường
mình đang sống, dẫn đến nhiều hệ luỵ, trong đó có sự cô đơn.
Bác
Sĩ Giao Nguyễn nói rằng: “Sự cô đơn là một vấn đề lớn trong xã hội bây giờ.
Nghiên cứu cho thấy rất nhiều người dân trên thế giới nói chung và ở Mỹ nói
riêng hiện đang sống trong sự cô đơn. Nó là một ‘bệnh dịch.’ Nó đưa đến những
biểu biện của bệnh tâm thần và thể chất. Sự tàn phá của nó tương đương với việc
hút một ngày 10 điếu thuốc.” [đ.d.]
—
Liên
lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com
Bài
3: Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình:’ Hãy từ ái với bản thân mình!
*****
Bệnh
tâm thần: ‘Kẻ thù vô hình’ suốt nửa thế kỷ của người gốc Việt (kỳ cuối)
Kalynh Ngô/Người Việt
March
24, 2024
Bài
3: Đẩy lùi ‘kẻ thù vô hình’: Hãy từ ái với bản thân mình!
Đã
gọi là cuộc chiến dai dẳng suốt nửa thế kỷ, mà kẻ thù vừa vô hình, vừa đa dạng,
thì đó là một cuộc chiến rất khốc liệt. Để chiến thắng kẻ thù ấy, chúng ta phải
làm gì?
Đừng
che giấu, đừng kỳ thị
Cách
đây khoảng 20 năm, một nghiên cứu của
tác giả Quyên Ngô-Metzger đăng trên tạp chí Journal of the American Geriatrics
Society từng tìm hiểu điều này. Bài nghiên cứu khảo sát trên 359 người Mỹ gốc
Việt và 25,177 người Mỹ trắng ở California. Kết quả cho thấy 21% nhóm người gốc
Việt có triệu chứng trầm cảm hoặc hội chứng lo âu so với 10% nhóm người Mỹ trắng.
Nhưng chỉ có 20% người gốc Việt chấp nhận trao đổi tình trạng của mình với bác
sĩ so với 45% nhóm người Mỹ trắng.
Nghiên
cứu của tác giả Quyên Ngô-Metzger kết luận rằng người Mỹ gốc Việt “rất miễn cưỡng
tìm kiếm sự chăm sóc cho các vấn đề sức khỏe tâm thần vì nó bị coi là một điều
cấm kỵ, không nên nói ra.”
Hơn
20 năm sau, thế hệ thứ nhất vẫn chưa cải thiện được tình trạng này theo hướng
tích cực.
Ông
Michel Quân Nguyễn nói: “Xã hội Việt Nam chúng ta có thành kiến không tốt về bệnh
tâm thần. Ngay cả cha mẹ cũng không bao giờ chấp nhận con mình bị bệnh tâm thần.
Gia đình nào có con bị bệnh tâm thần thì người ta sẽ xa lánh, không chơi với
nó.”
Ông
giải bày thêm: “Chữ ‘tâm thần’ nó mông lung lắm. Nó là một thuật ngữ chung, có
nhiều dạng. Khi mình gắn chữ ‘tâm thần’ vào thì coi như trời sập, chết cả gia
đình người ta.”
Chính
sự kỳ thị, ghét bỏ, và sợ hãi làm cho gia đình không chấp nhận con mình bị bệnh.
“Họ
cho rằng con mình làm bộ này nọ, rồi la mắng nó,” ông Michel Quân Nguyễn nói.
Chia
sẻ, thay đổi
Nhưng
may mắn, khi cộng đồng gốc Việt càng phát triển, thì càng có nhiều người dấn
thân vào sứ mệnh phục vụ cộng đồng.
VAMHA,
hoặc Project Hope của The Orange County Asian and Pacific Islander Community
Alliance (OCAPICA), đều có những chương trình chăm sóc và giúp đỡ những người gặp
vấn đề sức khoẻ tâm lý trong cuộc sống.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/VAMHA.webp
Ông
Michel Quân Nguyễn (thứ hai từ phải) và các thành viên VAMAHA trong buổi sinh
hoạt tổ chức cho những người cần trợ giúp sức khoẻ tâm thần. (Hình: VAMHA cung
cấp)
“Chúng
tôi mở ra những lớp học, mời các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để nói chuyện,
giải thích cho họ biết về tình trạng bệnh của người thân của họ. Có rất nhiều
cha mẹ không biết phải làm gì khi con mình bị tâm thần,” ông Michel Quân Nguyễn
nói.
Kinh
nghiệm 10 năm ở VAMHA cho ông thấy, nếu bệnh tâm thần được phát hiện sớm, chữa
trị đúng và uống thuốc, sẽ giảm thiểu tối đa những lần họ phát bệnh.
Bác
Sĩ Giao Nguyễn xác định: “Người bệnh bắt buộc phải uống thuốc.”
Với
ý kiến chuyên môn của Bác Sĩ Clayton Châu, ngoài thuốc ra, “bắt buộc phải có kế
hoạch tâm lý trị liệu, không những cho bệnh nhân mà còn phải cho cả gia đình của
họ, gọi là ‘family therapy.’”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/BS-Clayton-Chau.png
Bác
Sĩ Clayton Châu tại văn phòng ông. (Hình: Kalynh Ngô/Người Việt)
Theo
ông, cách đối xử với nhau trong gia đình vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân bình
phục, mà gia đình không thay đổi cách cư xử với nhau, không có cách trị liệu
cho cả gia đình, thì không có kết quả tốt.
“Họ
phải thay đổi cách đối xử với nhau, thay đổi cách liên hệ với nhau, thay đổi
cách nói chuyện với nhau để đồng cảm nhau nhiều hơn. Nếu không, sẽ không có
cách nào chữa trị,” Bác Sĩ Clayton Châu nói.
Theo
lý giải của Bác Sĩ Giao Nguyễn, một người bình thường sẽ không hiểu nỗi đau về
tâm lý, tinh thần nó đau đớn thế nào khiến cho một người không muốn sống nữa.
Chỉ có cái chết mới làm cho họ thoát khỏi đau đớn về tâm lý, tinh thần của họ.
“Nghiên
cứu đã chỉ ra cái đau đớn về tâm thần không khác gì đau đớn của một người bị
ung thư. Trách nhiệm của người bác sĩ tâm thần, trị liệu tâm lý phải giúp cho họ
sống,” Bác Sĩ Giao Nguyễn nói.
Do
đó, “trị liệu” đầu tiên mà người có vấn đề sức khoẻ tâm thần cần nhận được
chính là từ gia đình của mình.
“Đừng
ghét bỏ con cháu mình, hãy chấp nhận sự thật rồi yêu thương nó như những đứa
con khác. Hãy bỏ thành kiến, hãy hợp tác với bác sĩ và con mình để chữa trị cho
nó,” ông Michel Quân Nguyễn chia sẻ.
Một
dấu hiệu đáng mừng được nhắc đến trong đề tài nghiên cứu “Conversations on
Mental Wellness in Vietnamese American Community” đăng trên Asian American
Research Journal (Issue 1, Volume 1 2021) cho thấy: “Người Mỹ gốc Việt thế hệ
thứ hai cởi mở hơn khi thảo luận về sức khỏe tâm thần và họ chủ động tìm kiếm
các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn hơn so với thế hệ người nhập cư đầu tiên.”
Bác
Sĩ Suzie Đông cho biết, trong môi trường trị liệu sức khoẻ tâm lý, tâm thần, cô
gặp rất nhiều “khách” thuộc thế hệ trẻ thứ hai, thứ ba. Theo cô, đó là điều
đáng mừng vì các bạn trẻ có có những suy nghĩ thoáng hơn, tiến bộ hơn.
“Nếu
thế hệ trước xem sức khoẻ tâm thần, tâm lý là một cái gì đó bất thường, tồi tệ,
xấu, không nên cho mọi người biết, thì thế hệ sau suy nghĩ khác. Các em tự tìm
đến đây để giúp cho bản thân của mình. Các em hiểu sức khoẻ tâm thần là một phần
rất quan trọng trong toàn bộ sức khỏe của mình,” cô Suzie Đông nói.
Từ
ái với bản thân
Nếu
ông Michel Quân Nguyễn tìm đến VAMHA để học cách chấp nhận, thấu hiểu, để yêu
thương người thân nhiều hơn, giúp cho chính mình và cho người cùng cảnh ngộ,
thì bà Phan Chiêu Hà vượt qua biến cố từ sự giúp đỡ của Trung Tâm Chăm Sóc
Orange County (Caregiver Resource Center OC).
Không
ngần ngại, bà kể lại: “Mọi chuyện ngoài sức tưởng tượng, ngoài sức chịu đựng của
mình. Nhưng nhờ nhân viên, nhờ trung tâm, nhờ nhóm tu học của tôi, mọi người
giúp đỡ tôi, chia sẻ với tôi những khó khăn, nó làm cho mình vơi bớt đi. Khi
tôi tu thiền, tập thiền thì mình tập mình bình an. Khi an rồi thì tự nhiên mình
chuyển hoá được cái khổ của mình.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/Phan-Chieu-Ha-1536x864.jpg
Bà
Phan Chiêu Hà chia sẻ về phương pháp chiến thắng ‘kẻ thù vô hình.’ (Hình:
Kalynh Ngô/Người Việt)
Bà
nói: “Đến với các hoạt động của trung tâm, gặp những người đồng cảnh ngộ, được
mọi người giúp đỡ, rồi tôi cũng đi học thiền, tôi đã vượt qua chính hoàn cảnh của
mình.”
Sức
khỏe tâm lý, tâm thần của bà đã được chữa lành. Cái chết vĩnh viễn không còn tồn
tại trong tâm trí của bà.
Bác
Sĩ Suzie Đông gọi đó là phương pháp “từ ái với bản thân.”
“Họ
hiểu sức khoẻ của mình là quan trọng nhất,” cô nói. “Cái cây cần ánh nắng mặt
trời, cần đất, cần phân bón để lớn. Vậy tại sao mình không tập sống từ ái với bản
thân, sống tử tế với bản thân? Chỉ có mình đi với mình trong suốt chiều dài cuộc
sống, mà mình bầm dập với chính mình thì làm sao mình có sức khoẻ về tâm lý được?”
Vậy
tập như thế nào? Và có dễ không?
Cô
trả lời: “Không dễ. Vì sao? Vì chúng ta đã bị điều kiện hóa quá lâu là sống phải
vừa lòng người này, vừa lòng người kia. Đâu có ai dạy mình phải thương bản thân
mình? Đâu ai dạy mình phải nói chuyện tử tế với mình?”
Trong
một xã hội có quá nhiều phán xét, trong một gia đình có nhiều bạo hành thì những
điều con người học được là bản thân họ không có giá trị gì cả. Đặc biệt, các em
nhỏ lớn lên trong môi trường như thế thì các em sẽ luôn nghĩ mình sai, không tự
tin, không yêu bản thân mình. Những mặc cảm không tốt cứ thế mọc lên như cỏ dại
bên đường. Nó không thể cho người ta năng lượng sống.
Cô
nhắc về lời dạy của một thiền sư: “Hãy xem người ta giống như một cái cây. Nếu
lá nó hư thì phải xem cái cây nó bị gì, phải bón phân hay tưới nước thay vì
mình chặt bỏ cái cây đi. Con người ta cũng nên nhìn như thế. Đó chính là từ ái
với bản thân, một phương pháp trị liệu mà ngày nay, người ta hướng nhiều về thiền
định.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/03/Bac-si-Suzie-Dong-1536x866.png
Bác
sĩ Suzie Đông trong buổi chia sẻ về sức khoẻ tâm lý của người gốc Việt. (Hình:
Kalynh Ngô/Người Việt)
Thiền
định ở đây không hàm ý tôn giáo, mà là sức khỏe của não. Rất nhiều cuộc nghiên
cứu về sức khỏe của não qua cách tập sống tỉnh thức (mindfulness).
“Trong
sống tỉnh thức người ta học được rất nhiều cách tử tế với bản thân,” cô nói.
“Từ
ái với bản thân” là cách nói của một bác sĩ trị liệu tâm lý.
Còn
lời khuyên của Bác Sĩ Giao Nguyễn thường nói với bệnh nhân của ông là: “Nếu có
bệnh rồi hãy uống thuốc theo chỉ định và tìm đến bác sĩ tâm lý thường xuyên.”
Tuy
nhiên, theo ông, ngừa bệnh tốt hơn chữa bệnh.
Ông
nói: “Tự lo cho chính mình. Ngừa bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Ngừa bệnh thế nào?
Hãy tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh. Tập thể thao thường xuyên. Một
ngày cố gắng đi bộ khoảng 10,000 bước. Hãy giảm bớt áp lực trong cuộc sống nhiều
chừng nào tốt chừng đó.”
Nhưng
thực tế cuộc sống đầy những áp lực, ngày càng phức tạp hơn theo hướng đa chiều,
thì chúng ta phải đối diện và giảm bớt bằng cách nào?
Ông
trả lời: “Hãy giảm sự ham muốn của chúng ta.”
“Miễn
sao chúng ta có xe chạy và cái xe tốt là được, đừng đòi hỏi phải xe sang, xe đẹp
để rồi làm thêm việc thứ hai, thứ ba. Có một ngôi nhà ở ấm cúng, bình an là đẹp,
đừng phải ‘cày’ để có thêm nhà nữa, rộng hơn. Do đó, hãy bớt áp lực trong
cuộc sống cho chính mình và cho những người xung quanh mình. Điều đó rất quan
trọng,” ông kết luận. [đ.d.]
—
Liên
lạc tác giả: ngo.kalynh@nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment