Xung quanh chuyện tổng thống
Pháp bị tát
Bùi Thanh Hoa (Tổng hợp WP và Le
Figaro)
10/06/2021
http://www.danchimviet.info/xung-quanh-chuyen-tong-thong-phap-bi-tat/06/2021/23106/
Hình : http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2021/06/fotojet-4-1024x682-696x464.jpeg
Nước Pháp đã cho thế giới thấy rằng giới làm
chính trị nổi tiếng khó chịu, có nhiều chia rẽ về hầu hết mọi vấn đề lớn mà đất
nước phải đối mặt, vẫn có thể đoàn kết để lên án dứt khoát hành động bạo lực
chính trị.
Không có chính trị gia uy tín nào ủng hộ cái
tát vào mặt Tổng thống Emmanuel Macron, không ai biện minh cho hành động này, đổ
lỗi cho “thế lực thù địch”, khẳng định rằng người tát thực ra chỉ là một kẻ thô
lỗ, hoặc nói rằng các cuộc hành hung khác nhằm vào các chính khách còn tồi tệ
hơn.
Lãnh tụ phe cực hữu Marine Le Pen, được cho là đối thủ nguy hiểm nhất cho hy vọng tái đắc cử của Macron
vào tháng 4 năm 2022, đã sát cánh với vị nguyên thủ quốc gia và cảnh báo chuyện
này không thể dung thứ trong một chế độ dân chủ. Bà Le Pen tuyên bố: “Bạn có thể
thi đấu với ông ta về mặt chính trị, nhưng không thể chấp nhận việc hành hung tổng
thống.”
Thủ tướng Pháp Jean Castex tuyên bố tấn công vị nguyên thủ quốc gia là tấn công vào nền dân chủ của
Pháp. Ông nói trước quốc hội: “Dân chủ là tranh luận, là đối thoại, là xung đột
của các ý tưởng, là biểu hiện chính đáng của sự bất đồng; nhưng trong bất kỳ
trường hợp nào cũng không thể là bạo lực, tấn công bằng lời nói cũng không được,
huống hồ là hành hung.”
Hôm thứ Ba, trong chuyến thăm một thị trấn nhỏ
ở miền nam nước Pháp, Tổng thống Macron đã bị một ông tóc dài, mặc bộ đồ ô-liu
tát vào mặt trong lúc ông bắt tay đám đông. Nhân viên an ninh ngỡ ngàng, không
kịp đỡ trong lúc hằng trăm điện thoại thông minh thu được cảnh này. Có thể xem
video tại đây:
https://twitter.com/i/status/1402291941270827014
Hai người đàn ông đã bị bắt, cả hai đều 28 tuổi;
họ đối mặt với mức 3 năm tù và 50.000 đô la tiền phạt. Truyền thông Pháp xác định
hai người này thuộc phong trào Áo Vàng, mà thành viên thuộc tầng lớp lao động chủ
yếu là người da trắng đã biểu tình đả đảo Macron trong suốt hai năm năm 2018 và
2019.
Cuối tháng 9 năm 2016 tại Hà Nội, phóng viên
Quang Thế, báo Tuổi trẻ, bị công an đánh khi đang tác nghiệp. Để giảm nhẹ mức độ,
Công an Hà Nội giải thích không có chuyện đánh mà chỉ là do một công an đã gạt
tay trúng má.
Bắt chước công an Hà Nội, Phủ tổng thống Pháp
lúc đầu nói rằng thủ phạm “định tát” tổng thống, nhưng hình ảnh thu được cho thấy
rõ ràng đã có gạt tay trúng má. Tổng thống Macron sau đó tuyên bố chuyện nhỏ,
đây chỉ là “trường hợp đơn lẻ”.
Đã có những tiền lệ
Cách đây gần 20 năm, vào rạng sáng ngày 14
tháng 7 năm 2002, Maxime Brunerie, một nhà hoạt động cực hữu 25 tuổi, giấu một
khẩu súng trong hộp đàn ghi-ta. Trên đại lộ Champs-Élysées, anh ta lọt thỏm giữa
dòng người tham gia cuộc diễn binh mừng Quốc Khánh. Vào thời điểm đó, các biện
pháp an ninh vẫn còn khá lỏng lẻo. Anh ta bắn Tổng thống Jacques Chirac lúc ông
này ở vừa tầm ngắm nhưng trượt.
Tổng thống Chirac vẫn tỉnh bơ tiếp tục duyệt
binh, dù sau đó ông xác nhận có nghe thấy một “tiếng pháo nổ”. Hung thủ bị đám
đông khán giả đến dự cuộc diễu hành xúm vào bắt và giao cho cảnh sát.
Vụ ám sát Tổng thống Chirac không ăn nhằm gì
so với cuộc tấn công do tổ chức OAS thực hiện nhằm vào Tướng de Gaulle năm 1962,
khiến ông suýt chết.
Vài tuần sau khi chiến tranh Algeria kết thúc,
vào ngày 22 tháng 8 năm đó, một đội biệt động của OAS không muốn trả độc lập
cho Algeria do Trung tá Bastien-Thiry chỉ huy, nổ súng vào chiếc DS của tổng thống
đang chạy tại Petit-Clamart, gần phi trường Villacoublay.
Một năm trước đó, vào ngày 8 tháng 9 năm 1961
tại Pont-sur-Seine, OAS cho nổ một bình khí chứa đầy plastic khi xe của Tướng
de Gaulle đi ngang qua nhưng ông cũng không hề hấn gì.
Tổng cộng Tướng de Gaulle thoát 5 lần mưu sát.
No comments:
Post a Comment