Mục tiêu kép: Vừa xin gạo cứu đói,
vừa đòi làm trùm lúa gạo quốc tế?
Chủ Nhật, 06/27/2021 - 06:12 — Gió Bấc
https://www.rfavietnam.com/node/6857
Đó không phải chuyện khôi hài, giả tưởng mà là nội
dung trọng tâm cuộc điện đàm giữa Thủ Tướng Phạm Minh Chính và Tổng Giám Đốc tổ
chức Y Tế thế giới WHO ngày 24-6 vừa qua, được báo chí nhà nước Việt Nam loan
truyền rầm rộ. Một hiện tượng không lành mạnh báo động nguy cô chống dịch bất
thành
Thông điệp mới mẻ của Tân Thủ Tướng Phạm Minh
Chính làm nức lòng người đân Việt là sẽ tấn công dịch Covid 19 đồng thời với
các viển pháp phòng thủ là giản cách xã hội trước đây.
Xin ưu tiên
vacxin, làm trung tâm sản xuất
Chứng như Virus Covid 19 muốn thách thức thông
điệp của ông nên nhân cơ hội cả nước vui vẻ lễ hội 30-4 và ngày hội non sông bầu
cử đã lẻn vào phục kích và lần lượt bùng phát khắp hơn 40 tỉnh thành chờ ông tấn
công phản kích.
Hóa ra trong tay người phát pháo tấn công lại
không hề có vũ khí duy nhất là vacxin, cả dụng cụ trợ chiến đắc lực kính chiếu
yêu test thử nhanh sàng lọc nhân diện virus cũng thiếu nốt. Mua trễ, nhận
chậm, chưa biết khi nào mới có vacxin, cả tam trụ Chủ tịch nước, Thủ Tướng,
Chủ tịch Quốc Hội đến cấp Bộ Trưởng phải mở chiến dịch ngoại giao xin, mua
vacxin.
Trong cơn vật vã ngoại giao xin xỏ ấy, chiều
24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với ông Tedros Adhanom Ghebreyesus,
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cùng tham dự cuộc điện đàm có ông
Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO.
Nội dung chính của cuộc điện đàm cũng giống
như với các lãnh đạo quốc gia khác trước đó, ông Chính “đề nghị WHO hỗ trợ và
ưu tiên để Việt Nam sớm nhận được các lô vaccine tiếp theo của chương trình
COVAX đã cam kết, khẳng định sẽ triển khai chiến lược tiêm chủng hiệu quả, kịp
thời và an toàn”.
Cả thế giới đang bị dịch, nhiều nước như Ấn Độ,
Brazin bị nặng số lượng bị nhiểm lên đến hàng chục triệu người, số tử vong
lên đến hàng trăm ngàn đang rất cần vacxin.
Việt Nam từng ngăn chặn hiệu quả, số lượng người
nhiểm chưa nhiều, mức đóng góp tài chính của Việt Nam vào quỷ COVAX cũng chưa
phải nổi trội, nên việc xin ưu tiên cho Việt Nam tuy thể hiện trách nhiệm với
người dân nhưng xét trên bình diện quốc tế thì e rằng không có cơ sở. Nguồn
Vacxin COVAx là do Mỹ và các nước phương tây tài trợ đươc phân phối theo nguyên
tắc công bằng nhân đạo nên cho dù ông Tedros Adhanom Ghebreyesus có muốn ngắt
nhéo ưu tiên cho Việt Nam chắc cũng khó lòng thực hiện.
Việc xin ưu tiên đã là không hợp lý, ấy thế mà
ông Phạm Minh Chính lại còn “khuyến mãi” kèo nài thêm một điều lạ lẩm khác nữa
là “đề nghị WHO ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản
xuất vaccine cho khu vực Tây Thái Bình Dương” Ông Chính nhấn mạnh “năng lực của
ngành y tế Việt Nam cũng như tiềm lực của một số doanh nghiệp Việt Nam có thể sản
xuất vaccine đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”. (1)
Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang web Viết-studies
khi giới thiệu thông tin này đã giật minh lưu ý “Philippin, Indonesia,
thậm chí Singapore, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... nghe có "ứa
gan" không? (Tai sao không chỉ xin "hỗ trợ sản xuất vaccin" (chấm),
có khiêm nhường hơn không?)”
Thật vậy, nước Nhật dù mới giảm mức độ lây
lan, tiêm ngừa chưa đạt mức miễn dịch cộng đồng cho quốc gia, đã hào hiệp
tặng Việt Nam 2 triệu liều vacxin. Singapor với nền y học tiên tiến hàng
năm thu hút hàng tỉ đô la của người Việt đi trị bệnh, Philiippine nơi có nhiều
trụ sở, học viện của WHO… Lẻ nào các nước này vui vẻ nhìn Việt Nam bóp
còi hoa mật để thành “trung tâm sản xuất vacxin cho khu vực”? Liệu sau
tuyên bố quá hớp này, Nhật có còn hào hứng tiếp tục hổ trợ cho Việt Nam.
Niềm tin vào doanh
nghiệp trong nước
Người Việt có câu chuyện cổ tích và ngạn ngữ
“chưa đổ ông Nghè đã đe hàng tổng” chỉ những kẻ hoang tưởng, kiêu căng, còn
đang học hành chưa đỗ đạt đã lên giọng chưởi mắng người ơn từng giúp đỡ bảo bọc
mình.
Có lẽ ông Phạm Minh Chính không hoang tưởng
như vậy. Ông hẳn có cơ sở, có niềm tin nội tại nào đó để hướng tới mục tiêu
kép: Vừa xin gạo cứu đói, vừa đòi làm trùm lúa gạo quốc tế.
Điểm tựa niềm tin của ông Chính có cơ sở từ
triết lý “đi tắt đón đầu, biến nguy cơ thành thời cơ” của đảng nhà nước và đội
ngũ đại gia của Việt Nam đã và đang áp dụng. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ
thống các nước XHCN Đông Âu đã giúp Việt Nam hình thành thế hệ nhiều tỉ phú đô
la cực kỳ nhạy bén, có đủ tiềm lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Từ đặc quyền
đất đai là “sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” các đại gia phất lên như diều
gặp gió với các dự án đấu tư bất động sản độc chiếm đất vàng đất bạc trên cả nước
rồi mở ra đa ngành tài chính, ngân hàng, hàng không, sản xuất ô tô, giáo dục, y
tế.
Xưa nay, dù ngành y tế đã xã hội hóa, tư nhân
và thương mại hóa trong khám và điều trị nhưng lịnh vực phòng chống dịch bệnh vẫn
nằm do hệ thống y tế công đảm trách theo mô hình chung của thế giới. Hệ thống y
tế dự phòng được tiếp sức các nguồn lực của hệ thống chính trị từ trung ương đến
địa phương.
Trong chống dịch Covid 19 và tiêm vacxin lần
này từ chính phủ đến Bộ Y tế đều hô hào sẽ tiêm chủng miễn phí toàn dân nhưng
bên cạnh đó đã bắt đầu có đan xen yếu tố tư nhân, thương mại từ những cánh cửa
mở nhập vacxin, tiêm dịch vụ và sản xuất vacxin.
Cũng có thể lý giải việc nhà nước Việt Nam chậm
trễ thậm chí bỏ mặc cho doanh nghiệp VNVC bỏ tiền mua Vacxin nên đến khi dịch
bùng phát lần 4 này, chính phủ Việt Nam trắng tay, hoàn toàn trông cậy vào nguồn
tặng cho là do tác động này.
Thời cơ cho gà
vacxin nội đẻ trứng vàng
Có lẽ chính phủ kỳ vọng và trộng đợi vào nguồn
vacxin nội do các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất. Riêng với ông
Phạm Minh Chính, sự quan tâm với vacxin nội càng sâu sắc. Qua thông tin báo chí
cho thấy từ tháng 5 đến hạ tuần tháng 6 này, ông Chính liên tục có ý kiến, quan
điểm chỉ đạo về vacxin.
Từ việc cho phép doanh nghiệp tìm mua nhập
vacxin, thúc đẩy Bộ Y tế và các Bộ ngành đơn giản thủ tục nhập, thúc đầy khuyến
khích doanh nghiệp trong nước tăng tốc nghiên cứu sản xuất vacxin…
Đỉnh điểm là ngày 21-6 Thủ tướng chỉ
đạo: “Chống cạnh tranh giữa tư nhân và nhà nước trong việc mua vắc
xin” Theo chỉ đạo của ông Chính “các ngành lưu ý phải thống nhất một mối,
phối hợp thật tốt để đảm bảo cấp phép, quản lý, đảm bảo chất lượng vắc xin; chống
cạnh tranh giữa tư nhân và nhà nước; tiếp cận một cách bình đẳng, trong sáng vô
tư; chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm sinh phẩm, vắc xin”. Một ý
kiến chỉ đạo mơ hồ khó hiểu. (2)
Giáo sư Trần Hữu Dũng đã nhận định hóm hỉnh rằng
“Chống cái này! Làm cái kia! Ông này ra lệnh lung tung, như người ngồi cầm tay
lái xe, bẻ sang trái, xoay bên phải, đạp phanh, đạp ga, bóp kèn inh ỏi... nhưng
cái xe đang nằm cao trên bục sửa, không có máy! Và chung quanh thì... garage
đang bốc cháy, dân chúng tán loạn!”
Ngay trời điểm nóng bỏng này, dư luận lại càng
nóng lên việc doanh nghiệp vượt mặt Bộ Y Tế gởi văn bản thẳng cho Thủ Tướng xin
cấp phép cho sản xuất khẩn cấp vacxin. Bộ Y Tế lập tức lên tiếng cho rằng doanh
nghiệp nóng vội vì chưa quá trình đủ điều kiện để cấp phép.
Thật lạ lùng và hiếm hoi trong thể chế
nhà nước toàn trị của Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất vacxin không chịu thua mà
còn có văn bản, trả lời báo chí tố Bộ Y Tế gây khó. Tạo nhiều thủ tục nhiêu
khê… Phải có cộ trụ chống lưng vững chắc nào đó doanh nghiệp mới đủ gan làm điều
đó.
Không đươc lựa chọn,
có gì xài dó!
Như vô tình hay hữu ý đáp lại kiến nghị này,
ngày 23-6 Văn phòng Chính phủ ra thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm
Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó Thủ tướng nhắc nhở “cần truyền thông khách quan về việc tiếp cận
bình đẳng tiêm các loại vaccine khác nhau, tránh tình trạng, tâm lý chờ đợi, lựa
chọn vaccine, có loại nào phải dùng ngay loại đó, tinh thần là kịp thời, an
toàn, hiệu quả”. (3)
Quan điểm của Thủ Tướng thật đáng quan ngại,
vì trong các loại vacxin đang sử dụng trên thế giới rõ ràng có mức độ tác dụng,
hiệu quả khác nhau có thể đo đếm đươc theo tỉ lệ phần trăm. Theo quan sát từ dữ
liệu trên Our World in Data, nhóm các quốc gia dùng vaccine Trung Quốc như
Chile, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) hiện đang có tỷ lệ
số ca nhiễm mới gấp hàng trăm, thậm chí đến 1.000 lần so với nhóm các quốc gia
dùng vaccine Mỹ như Canada, Malta, và Mỹ. Trong khi Ixrael, Canada tuy tỉ lệ
tiêm thấp hơn nhưng nhờ sử dụng Vaxcin của Anh, Mỹ nên đã yên tâm tháo dở giản
cách.
Virus đâu phải là đảng viên mà cứ dán tên
vacxin là nó sẽ ngoan ngoãn thi hành theo nghị quyết. Hơn thế nữa, vacxin là chế
phẩm sinh học, gây ra phản ứng tạo kháng thể trong con người, ngoài công dụng
chính chống virus còn có những tác dụng phụ trước mắt và lâu dài cần nghiên cứu
đánh giá dự báo thật khoa học. Tiêm vacxin là để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe của
người dân, đâu phải như đại hội đảng hay bầu cử Quốc Hội mà cứ ép cho đủ chi
tiêu tỉ lệ phần trăm?
Bài báo “Tiêm 70% dân số cũng chưa chắc
đạt miễn dịch cộng đồng” trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã phân tích,
thống kê hiệu quả tiêm các loại vacxin của các nước và kết luận rằng “thành
công tại Israel là một gợi ý để tỉnh táo và kiên nhẫn để chọn vaccine hiệu quả
cao từ 95% trở lên như Pfizer hay Moderna để dập dịch triệt để.
Những vaccine hiệu quả thấp chỉ là giải pháp
“câu giờ” nhưng cũng đầy tốn kém cho Việt Nam vì không thể đạt miễn dịch cộng đồng.
Dù biết rằng việc đặt mua vaccine không dễ,
nhưng thà chậm mà chắc. Việt Nam và Philippines liên tiếp mua thành công những
liều Pfizer đầu tiên cho thấy nếu quyết tâm sẽ đạt được, khi nhu cầu tại các quốc
gia phát triển đang giảm dần.
Suy cho cùng, vaccine giá rẻ đôi khi lại thành
rất đắt và ngược lại”.(4)
Với Vacxin điều cần thiết nhất là phải tốt,
phòng dịch hiệu quả và bảo vệ sức khỏe mạng sống con người. Vacxin nội càng tốt
nhưng quan trọng phải đạt chuẩn chứ không thể ủng hộ hàng nội bằng mọi giá.
Bộ Y Tế phải cùng ấp
trứng, đở đẻ đúng ngày
Sự thúc ép của ông Chính cho vácxin nội sớm ra
đời càng lúc càng thể hiện rõ hơn sự bất cập, mang tính áp đặt
hơn. Khi dịch đang bùng phát kỷ lục ỏ TP HCM, với hơn 600 ca nhiểm trong một
ngày, thì chiều 24-6, ông Chính đã tới thăm và làm việc tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech- thuộc tập
đoàn Vingroup) thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Kết thúc buổi làm việc, Thủ Tướng Phạm Minh
Chính đã “giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ xử lý, những vấn đề thuộc thẩm quyền của
các Bộ sẽ xử lý trước, nếu vượt quá thẩm quyền sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định; quyết tâm phải sản xuất bằng được vắc xin COVID-19, chậm
nhất là tháng 6-2022”. (5)
Quyết tâm chính trị của ông Thủ Tướng khẩn
trương nghiên cứu thành công vacxin là rất tốt nhưng việc ra kỳ hạn cụ thể sản
xuất vacxin vào tháng 6 năm sau khi việc nghiên cứu còn dở dang là điều hết sức
quan ngại. Lẽ nào có thể xác định thời gian nghiên cứu hoàn tất một chế phẩm
sinh học như ấp một đàn gà?
Việc nghiên cứu khoa học nhất là trong lĩnh vực
vacxin liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người thì phải hết sức
thận trọng, nghiêm nhặt, sự thành bại, mức độ hiệu quả tùy thuộc rất nhiều yêu
tố đâu có thể áp đặt bằng ý chí chính trị dù là của nguyên thủ quốc gia.
Nếu có thứ khoa học ngoan ngoãn hoàn thành
theo ý muốn của lãnh đạo thì chắc chắn Hitler đã có bom nguyên tử trước người Mỹ
và bản đồ thế giới ngày nay sẽ khác đi rất nhiều.
Chưa dừng lại ở đó, sáng 26-6, ông Chính dẫn đầu
đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen -
Công ty vừa có văn bản xin cấp phép khẩn cấp cho vắc xin Nano Covax.
Tại cuộc gặp này Bộ Trưởng Bộ Y tế báo
cáo “đã "cắt bỏ" tất cả các thủ tục hành chính để đi vào các vấn đề
chuyên môn. “Khi chưa hết giai đoạn 2, Bộ Y tế đã triển khai cho Hội đồng y đức
triển khai giai đoạn 3 gối đầu. Giai đoạn 3 thực hiện ngày 11-6 đến nay chỉ mới
1.000 người tiêm mũi 1. "Giai đoạn này quan trọng nhất là dò liều tối ưu
nhất. Bước đầu xác định có sinh kháng thể, còn mức độ bảo vệ đến đâu thì chưa
thể nói được.” Quan điểm của Bộ Y tế là tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy
quá trình thử nghiệm nhưng phải đảm bảo an toàn cho sinh mạng của con người"
Ấy vậy nhưng, ông Chính lại chỉ đạo “Phải
hỗ trợ doanh nghiệp về các quy định, quy chế và Bộ Y tế phải cùng với công ty
làm nhanh nhất để giải quyết các vấn đề cấp bách về vắc xin hiện
nay", Thủ tướng nói.
Ông đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế thành lập tổ
"hành động hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao và sản xuất vắc xin phòng chống
COVID-19". Tổ này giao cho một người có thẩm quyền có thể xử lý nhằm thúc
đẩy có vắc xin trong nước nhanh nhất có thể nhưng phải đảm bảo các quy chuẩn an
toàn khoa học.(6)
Một chỉ đạo hết sức trái khoáy của người đứng
đầu chính phủ là buộc Bộ Y Tế phải đá lộn vai. Từ một cơ quan nhà nước hoạch định
chính sách, xem xét đánh giá và ra quyết định cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất
lại trở thành người đồng hành cùng nghiên cứu, sản xuất với doanh nghiệp. Đây
là sự áp đặt chủ quan, tạo áp lực lớn và vi phạm nguyên tắc, tạo ra sự xung đột
lợi ích, khó bảo toàn sự khách quan của Bộ Y Tế trong công nhận, đánh giá,
cấp phép.
Bị thương mại hóa,
sẽ khó đạt miễn dịch cộng đồng
Điều đáng nói là với báo chí, truyền thông
chính thống của nhà nước chỉ thông tin một chiều về các sự kiện này, thậm chí
còn kích hoạt niềm tin lạc quan về loại vacxin nội, giá rẻ dành cho người Việt
như là niềm tự hào, như là viễn ảnh tốt đẹp mà không dự báo những rủi ro, nguy
cơ khi ý chi chính trị áp đặt lên khoa học, những nhóm lợi ích đã lấy thảm họa
của dân tộc làm thời cơ cho thương vụ kinh doanh béo bở.
Trên mạng xã hội, nhiều nhà khoa học, chuyên
gia ý tế đã bày tỏ sự lo ngại không chỉ về năng lực mà còn cả về ưu quyền của
doanh nghiệp sản xuất vacxin.
Tiến Sĩ, Bác sĩ Trần Tuấn, một chuyên gia y tế
cộng đồng nhiều năm linh nghiệm đã có bài viết trên trang Tiếng Dân đặt vấn đề:
“Trận chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19: Việt Nam cán đích “miễn dịch cộng đồng”
bằng vaccine vào đầu năm 2022?”
Tiến sĩ Trần Tuấn đã dẫn chứng chỉ 6 tháng sau
khi có vacxin những nước từng điêu đứng đã khống chế dịch và dần tái lập sinh
hoạt bình thường. Tiến sĩ Tuấn cho rằng: “Muốn có miễn dịch cộng đồng bằng
vaccine đạt được vào cuối năm nay, có 3 cấu phần chiến lược phải làm tốt đồng bộ:
(1) có đủ số liều vaccine cho nhu cầu (và phải là vaccine qua được vòng kiểm định
khoa học khách quan, chuẩn mực, đạt độ an toàn dịch tễ học cho người dùng); (2)
Tổ chức hệ thống tiêm chủng chạy ổn định theo đúng nguyên lý ”y học dự phòng vì
dân” (không vì thương mại), và (3) hệ thống truyền thông cho mục tiêu “khoa học
vì Dân” đảm bảo người dân hiểu đúng và tham gia tiêm đủ liều vaccine có chất lượng
phê duyệt bởi WHO, FDA (Mỹ) , hay hội đồng y học Âu châu EMA (the European
Medicine Agency)!’
Tiến sĩ Trần Tuấn đặt ra những dấu hiệu bất
thường của hoạt động phòng chống dịch sau 18 tháng ngăn chặn dịch thành công dù
chưa có vacxin. Đó là sự chậm trễ khó hiểu khi Bộ Y Tế đã đăng ký mà không
mua vacxin, chỉ ủy quyền cho VNVC đứng mua.
Đặc biệt, Tiến sĩ Trần Tuấn phân tích sâu vào
bất thường của nhà sản xuất vacxin nội. “Tại sao doanh nghiệp Nanogen, lại
có thể “bỏ qua” Bộ Y tế lên thẳng Thủ tướng trong câu chuyện xin cấp phép cho
vaccine còn chưa xong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, mà bài báo khoa học xuất
bản kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng cũng chẳng thấy nốt, kể cả trên trang web
của chính doanh nghiệp này? Để rồi thản nhiên phản biện kiến nghị cấp phép của
công ty là “thay mặt cho người dân để sớm có vaccine phòng COVID-19” trên
phương tiện truyền thông đại chúng?”
Vaccine là sản phẩm phải tuân thủ kiểm định
khoa học chặt chẽ nhất, thậm chí hơn cả thuốc chữa bệnh! Cho mục đích gì mà phải
“mau với chứ, vội vàng lên với chứ” đến độ chưa thấy bài báo khoa học xuất bản
quốc tế kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, chưa trải qua đầy đủ các giai đoạn
nghiên cứu đánh giá hiệu lực trên lâm sàng (chưa nói đến đánh giá hiệu lực thực
tế trên cộng đồng- Cost effectiveness study), mà đã “mau mau cấp phép” cho sản
xuất hàng loạt để “phục vụ riêng cho người dân Việt nam”?”
Với góc nhìn khách quan của chuyên gia y tế cộng
đồng, Tiến Sĩ Trần Tuấn khẳng định: “Soi chiếu đúng hành động của doanh nghiệp
Nanogen trong trường hợp này, phải đặt tên là: Ngụy khoa học, đậm chất thương mại!”
Nhìn về toàn cục sự hanh tiến, phi khoa học của
doanh nghiệp cũng như sự sốt sắng, áp đặt quyền lực nhà nước lên trên các chuẩn
mực khoa học, niềm tin đưa Việt Nam làm “trung tâm vacxin của khu vực Tây Thái
Bình Dương” của ông Phạm Minh Chính, Tiến sĩ Trần Tuấn cảnh báo: “Để bàn tay
thương mại thò vào y tế dự phòng, để tiêm chủng thương mại đứng vào trận chiến
phòng COVID-19, để nguồn lực y tế công trong tay y tế tư nhân điều hành “dịch vụ
tiêm chủng”- “Public Health in Private Hand”, thì việc không thực hiện được mục
tiêu “miễn dịch cộng đồng” vào đầu năm 2022, là chuyện đương nhiên!” (7)
Với thực tế và những ý kiến phản biện đã nêu,
mục tiêu kép dù là vừa xin gạo vừa đòi làm trùm hay là kết hợp chống dịch cộng
đồng với thương mại hóa vacxin, đặt quyền lực chính trị lên trên các quy tắc
khoa học thì dân tộc Việt sẽ lảnh hậu quả khôn lường. Dịch sẽ kéo dài, sức khỏe,
sinh mạng người dân sẽ bị tổn thất nặng nề, kinh tế đời sống sẽ bị khủng hoảng.
----------------
Tham khảo :
1-https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/who-se-cu-chuyen-gia-giup-vie...
2-https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-chong-canh-tranh-giua-tu-nhan-va-...
3-https://zingnews.vn/khong-lua-chon-vaccine-co-loai-nao-phai-dung-ngay-lo...
4-https://www.thesaigontimes.vn/317643/tiem-70-dan-so-cung-chua-chac-dat-m...
5-https://tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-cham-nhat-thang-6-2022-phai...
6-http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2021-06-26/thu-tuong-chin...
7-https://baotiengdan.com/2021/06/25/tran-chien-day-lui-dich-benh-covid-19...
No comments:
Post a Comment