Quan
hệ Việt Nam - Bắc Hàn: tương đồng về ý thức hệ cộng sản, khác biệt trong quan hệ
với Trung Quốc
Giang
Nguyễn
2021-06-26
Buổi hội thảo qua mạng được Trung Tâm
East-West của Hoa Kỳ tổ chức hôm 23 tháng 6 với chủ đề “Bắc Triều Tiên và Việt
Nam, hai đồng chí ở xa nhau”. Đây là buổi hội đàm thứ ba trong chuỗi sinh hoạt
của trung tâm này cùng với Ủy ban Quốc gia về Bắc Triều Tiên tại Washington nhằm
tìm hiểu về vai trò của Bắc Hàn trên trường thế giới.
Tham gia hội thảo có ông Vũ Xuân Khang,
ứng cử viên tiến sĩ chính trị học tại Boston College ở tiểu bang Massachusetts,
Hoa Kỳ, chuyên về chính trị Đông Á và vũ khí hạt nhân. Ông cũng là tác giả một
chương trong quyển sách “Mối quan hệ Đông Nam Á-Bắc Triều Tiên: Động lực, Mối
liên kết và Môi trường chiến lược” của các tác giả Chiew-Ping Hoo, Shine Choi
và Brian Bridges biên tập. Sách sẽ xuất bản vào năm 2021.
Nhà lãnh đạo đầu
tiên của Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành
Ông nói, để hiểu được quan hệ giữa hai nước Cộng
hòa Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên và Công hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, cần phải
nhìn vào trải nghiệm chống chế độ thực dân chung của hai chủ tịch nước lúc ấy,
là Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành.
“Hai nhà lãnh đạo này mặc dù họ cách xa nhau về mặt
địa lý nhưng họ đã áp dụng những nguyên tắc tương tự. Ông Kim Nhật Thành và ông
Hồ Chí Minh đều cho rằng độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa Mác Lênin
và chủ nghĩa xã hội. Họ cũng tin rằng đất nước của họ phải thoát khỏi vòng tay
đế quốc để xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa trên đất nước mình. Hai quốc gia
này vào thời điểm thành lập đều có một số mối ràng buộc chung, không phải với
chính họ mà với Trung Quốc và Liên Xô”.
Vào năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến
17 theo Hiệp định Genève, thì Bắc Việt và Bắc Hàn đều thấy số phận của mình gắn
liền với nhau khi cả hai phải đối mặt với một chế độ thù địch tương ứng ở nửa
phía nam của nước mình. Từ cuối thập niên 50 quan hệ hai nước đã có một số cải
thiện. Sự việc Bắc Triều Tiên ủng hộ phía Bắc Việt cũng là một quyết định chiến
lược đối với Kim Nhật Thành.
Ông Vũ Xuân Khang nói:
“Họ đều muốn Mỹ rút quân. Việc này đưa họ vào chung
nhóm chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Như vậy, chúng ta thấy có một ý thức hệ
tương đồng giữa cả hai đất nước và bây giờ có một kẻ thù chung. Hai chính phủ Bắc
Việt và Bắc Triều Tiên đã ký rất nhiều văn kiện quan trọng, đặc biệt là Hiệp ước
Hữu nghị và Hợp tác năm 1961”.
Nội dung Hiệp ước không được công bố, nhưng
ông Khang ghi nhận sau đó Bình Nhưỡng đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho Hà Nội.
Ông Khang phân tích thêm về ý thức hệ mà hai
bên chia sẻ và khái niệm về thành phần mà ông gọi là “giới tinh hoa kép” trong
Đảng Lao Động Triều Tiên và Đảng Cộng Sản Việt Nam:
“Trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, Đảng Lao động
cầm quyền cai trị nhà nước. Tại Việt Nam cũng vậy, Đảng Lao động cầm quyền cai
trị đất nước. Và chúng tôi thấy vai trò của giới tinh hoa kép, nghĩa là những
người nắm giữ các vị trí cao cấp trong chính phủ cũng là đảng viên cấp cao. Vì
vậy, khi họ hoạch định chính sách đối ngoại, họ cũng cần cân nhắc mối quan hệ
tư tưởng của họ. Vì vậy, họ thường cho rằng đảm bảo an ninh của nhà nước không
đủ mà cần đảm bảo an ninh của đảng cầm quyền nửa".
“Trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, Đảng Lao động
cầm quyền cai trị nhà nước. Tại Việt Nam cũng vậy, Đảng Lao động cầm quyền cai
trị đất nước. Và chúng tôi thấy vai trò của giới tinh hoa kép, nghĩa là những
người nắm giữ các vị trí cao cấp trong chính phủ cũng là đảng viên cấp cao. Vì
vậy, khi họ hoạch định chính sách đối ngoại, họ cũng cần cân nhắc mối quan hệ
tư tưởng của họ. Vì vậy, họ thường cho rằng đảm bảo an ninh của nhà nước không
đủ mà cần đảm bảo an ninh của đảng cầm quyền nửa". -Ông Vũ Xuân Khang
Tuy nhiên mối quan hệ Triều Tiên và Việt Nam
không phải lúc nào cũng đầm ấm tình hữu nghị. Quan hệ giữa hai nước xấu đi khi
Bắc Việt vào năm 1968 theo Liên Xô trong khi Bắc Hàn đồng minh với Trung Quốc.
Ngày hôm nay chúng ta thấy một sự tách biệt
tương tự. Ông Khang nhận định:
“Chúng ta đã thấy sự chia tách Trung Hoa-Liên Xô.
Năm 1968, Bắc Việt quyết định theo Liên Xô, vì Liên Xô ủng hộ Việt Nam đàm phán
với Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thì không. (Hiện nay) Bắc Triều
Tiên và Bắc Việt vẫn có chung ý thức hệ cộng sản ở một mức độ nào đó mặc dù họ
bất đồng về kinh tế tư nhân và phân quyền, nhưng hầu như họ vẫn duy trì cùng một
cấu trúc chính phủ và vai trò của giới tinh hoa kép vẫn tác động đến chính sách
đối ngoại. Nhưng Triều Tiên chia sẻ chính sách chiến lược với Trung Quốc phản đối
sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Á, trong khi Việt Nam hoan nghênh sự hiện
diện của Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Đồng thời Việt Nam đang có những xung
đột với Trung Quốc trên Biển Đông.”
Nhà chính trị học Vũ Xuân Khang nhận định ông
chưa thấy phản ứng chính thức từ phía Bắc Triều Tiên về những xung đột ở Biển
Đông, nhưng ông cho rằng Bình Nhưỡng sẽ ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc. Năm
nay, dự kiến Bắc Hàn và Trung Quốc sẽ gia hạn các hiệp ước đồng minh mà hai quốc
gia này đã ký vào năm 1961. Trường hợp đó, ông lập luận, sẽ chỉ làm trầm trọng
thêm sự chia rẽ giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam khi hai nước này không chia sẻ
tầm nhìn địa chính trị như nhau.
No comments:
Post a Comment