Vladimir
Putin và 5 đời tổng thống Mỹ : Hai thập niên thăng trầm
Thùy
Dương - RFI
Đăng ngày: 17/06/2021 - 11:14
Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi Vladimir Putin
chính thức bước vào điện Kremlin hồi cuối năm 1999, nước Mỹ đã trải qua 5 đời tổng
thống đảng Dân Chủ và Cộng Hòa : Clinton, Bush, Obama, Trump và nay là
Biden, nhưng ông Putin vẫn là nhân vật quyền lực nhất nước Nga và phủ bóng trên
nhiều hồ sơ quốc tế.
Vladimir Putin tại
dinh thự tổng thống ở ngoại ô Matxcơva, Nga, ngày 09/06/2021. © AP/Sergei
Ilyan
Hôm qua 16/06/2021 diễn ra một sự kiện quan trọng
là thượng đỉnh Putin - Biden tại Genève, Thụy Sỹ, trong bối cảnh quan hệ hai nước
Mỹ - Nga đang rất căng thẳng trên nhiều hồ sơ và bị xem là đã xuống dưới mức thấp
nhất tính từ sau Chiến Tranh Lạnh. Nhân dịp này, mời quý vị nhìn lại hơn 2
thập niên thăng - trầm trong mối quan hệ của Vladimir Putin với các đời tổng thống
Mỹ.
Clinton -
Putin và những bất đồng về Kosovo, hạt nhân và NATO
Vladimir Putin chính thức trở thành tổng thống
Nga vào ngày 31/12/2021. Báo Le Figaro nhắc lại nếu như quan hệ giữa tổng thống
Nga tiền nhiệm Boris Eltsine với tổng thống Mỹ Clinton được đánh giá là « nồng
nhiệt » thì ngay sau khi ông Putin nhậm chức, vào ngày
02/01/2000, ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madeleine Albright đánh giá tân thổng
thống Nga Putin là « một người cứng rắn (…) đầy quyết tâm,
thiên về hành động (…) Chúng ta sẽ phải rất chú ý theo dõi các hành động của
ông ấy ».
Chỉ 6 ngày sau khi ông Putin nhậm chức, tổng
thống Mỹ Bill Clinton sang thăm nước Nga. Chuyến tiếp xúc đầu tiên ngày
06/01/2000 là dịp để hai vị nguyên thủ quốc gia bàn về những bất đồng liên quan
đến việc Washington cho lắp đặt một lá chắn tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ châu
Âu nhằm củng cố an ninh quốc tế trước nguy cơ « các Nhà nước bất hảo » như
Irak và Iran phát triển hạt nhân. Vladimir Putin cho rằng hệ thống của Mỹ ở
châu Âu sẽ làm giảm khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Khởi đầu từ thời Putin -
Clinton, sự bất đồng này cho đến nay vẫn mang tính thời sự.
Một đề tài khác gây bất đồng là việc Liên Minh
Quân Sự Bắc Đại Tây Dương mở rộng về phía đông sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm
1991. Cuộc chiến Kosovo cũng là một yếu tố làm hỏng giai đoạn « trăng
mật » giữa Nga và Mỹ thời hậu Chiến Tranh Lạnh.
Bất chấp những bất đồng, trong thượng đỉnh
Clinton - Putin vào tháng 06/2000, nửa năm sau khi ông Putin lên cầm quyền và
cũng là nửa năm trước khi ông Clinton mãn nhiệm, tổng thống Mỹ đã khen ngợi đồng
nhiệm Nga là người có khả năng xây dựng « một nước Nga thịnh vượng
và mạnh mẽ mà vẫn bảo vệ được các quyền tự do và Nhà nước pháp quyền ».
Bush và
Putin : Tình bạn hữu và bất đồng sâu sắc trên nhiều hồ sơ
Nói đến quan hệ giữa Georges W.Bush (Bush
con) và Vladimir Putin, hẳn nhiều người chưa quên hai vị tổng thống có mối
quan hệ cá nhân rất tốt đẹp, hòa hợp, thậm chí chính ông Putin còn coi đó
là « quan hệ bằng hữu ». Ngay trong cuộc gặp đầu
tiên ngày 16/06/2001, Georges W.Bush đã nói « cảm nhận
được tâm hồn » của « một người cực kỳ tận tụy với đất
nước và với các lợi ích quốc gia ». Tổng thống Mỹ coi đồng nhiệm
Nga là « một nhà lãnh đạo đáng chú ý » và « đáng
tin cậy ».Putin cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được
G.Bush tiếp đón tại khu nghỉ dưỡng mùa hè của gia đình Bush. Đích thân tổng
thống Mỹ ra sân bay đón đồng nhiệm Nga và đưa ông về dinh thự gia đình. Còn tổng
thống Nga đánh giá cao « tính trung thực, tinh thần cởi mở và thái
độ lắng nghe » của đồng nhiệm Mỹ.
Ông Bush khi đó đã bị các đối thủ chỉ trích là
« thân Nga ». Thế nhưng, sự thân thiết trong quan hệ cá
nhân, những lời ngợi khen tôn trọng đôi bên dành cho nhau không khỏa lấp được
thực tế là quan hệ Mỹ - Nga thời G.Bush và Putin đã xuống cấp nặng nề, khi đó bị
coi là ở mức xấu nhất từ sau Chiến Tranh Lạnh, vì nhiều bất đồng, trong đó nổi
bật nhất là vụ Bush đơn phương rút Mỹ khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM
1972 để thiết lập lá chắn tên lửa đạn đạo ở châu Âu và bị Putin phản đối dữ dội.
Năm 2003, chính quyền Putin cáo buộc Mỹ xâm lược Irak. Một năm sau đó, chính
quyền Bush bị Matxcơva tố cáo gây ảnh hưởng trong « Cách mạng
cam » ở Ukraina. Sự độc lập của Kosovo cũng là một điểm gây bất đồng
sâu sắc.
Thế nhưng, tổng thống Nga Putin cũng đã sát
cánh với chính quyền Bush trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông Putin là lãnh đạo
đầu tiên gọi điện cho G.Bush sau vụ khủng bố 11/09 để bày tỏ tình đoàn kết
với nước Mỹ. Theo l’OBS, đôi bên cũng duy trì được hợp tác trong nhiều lĩnh vực,
nhất là chống sự phát triển hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và Iran.
Obama và
Putin : « Tái khởi động » bất thành, căng thẳng và ngờ vực gia
tăng
Năm 2009, Barack Obama được bầu làm tổng thống
Mỹ. Trước đó vài tháng, ông Putin nhường ghế tổng thống cho Dmitri Mdvedev và
giữ chức thủ tướng Nga. Dù tân tổng thống Obama khi đó muốn áp dụng
« reset » - chính sách tái khởi động - để làm mới mối quan hệ với nước
Nga, nhưng theo Le Figaro, ngay từ đầu, mối quan hệ Obama - Putin đã dự báo
tương lai không mấy êm ả. Trong chuyến công du đầu tiên đến Matxcơva, ông Obama
đã được thủ tướng Nga Putin mời dùng bữa sáng, nhưng nguyên thủ Mỹ đã mắc sai lầm
khi « ngó lơ » ông Putin và « đặt cược » vào
tổng thống Medvedev. Đối với Obama, Putin chỉ là thủ tướng còn ông thì chỉ muốn
trao đổi trực tiếp với đồng nhiệm, tức tổng thống Medvedev.
Sau khi ông Putin trở lại vị trí tổng thống
Nga vào năm 2012, quan hệ Nga - Mỹ xuống cấp nghiêm trọng với hàng loạt sự kiện.
Tháng 08/2013, Nga cho phép cựu nhân viên tư vấn an ninh Mỹ Edward Snowden, người
tố cáo hệ thống nghe trộm quy mô lớn của tình báo Mỹ, tị nạn chính trị. Vài
ngày sau đó, tổng thống Obama hủy thượng đỉnh với Putin, lấy làm tiếc về việc
Nga làm sống lại không khí thời Chiến tranh lạnh. Việc Washington hủy bỏ cuộc gặp
cấp nguyên thủ chưa từng xảy ra trong quan hệ Nga - Mỹ tính từ sau Chiến tranh
lạnh. Sau đó là cuộc khủng hoảng Ukraina và việc Matxcơva sáp nhập bán đảo
Crimée của Ukraina hồi năm 2014, cũng như cuộc chiến Syria trong đó Nga bằng mọi
giá tìm cách bảo vệ chế độ Bachar Al Assad rồi sau đó là can thiệp quân sự vào
Syria hồi tháng 09/2015.
Putin và tính
cách khó đoán định của Trump
Luôn bị các đối thủ chỉ trích là “thân
Nga”, tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump ngay từ khi lên nắm quyền
vào đầu năm 2017, thường xuyên ca ngợi các phẩm chất của đồng nhiệm Nga Putin.
Đến tận chiến dịch tái tranh cử tổng thống hồi tháng 09/2020, ông Trump vẫn khẳng
định « Tôi rất mến Putin. Ông ấy cũng vậy. Chúng tôi khá hợp
nhau ».
Thế nhưng, Le Figaro dẫn lời giám đốc Đài Quan
Sát Pháp - Nga, theo đó trên thực tế, quan hệ Mỹ - Nga thời Donald Trump còn
căng thẳng hơn dưới thời người tiền nhiệm Obama. Sự xuống cấp quan hệ song
phương không phải trực tiếp do Trump gây ra mà liên quan chủ yếu Quốc Hội và bộ
Ngoại Giao Mỹ. Nhưng suy cho cùng, chính thái độ “thân Putin” và
tính khí thất thường, khó đoán định của vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã khiến
Quốc Hội Mỹ phải đề phòng, thông qua một đạo luật nhằm hạn chế quyền hạn của tổng
thống Mỹ liên quan đến việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga.
Biden -
Putin : 6 tháng « lời qua tiếng lại » gay gắt
Khác với người tiền nhiệm Donald Trump, ngay từ
khi chính thức nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, ông Joe Biden đã thể hiện
thái độ rất cứng rắn với Vladimir Putin, nhất là liên quan tới các vụ tấn công
tin tặc quy mô lớn nhắm vào nước Mỹ. Tổng thống Biden đã nhiều lần nói đến việc “nước
Nga sẽ phải trả giá” “gánh hậu quả”. Không chỉ bằng lời nói, tổng thống
Biden đã phê chuẩn nhiều lệnh trừng phạt nhắm vào nước Nga của Putin.
Do quan hệ song phương không ngừng xấu đi, trước
thượng đỉnh ông Biden hứa sẽ nêu lên các giới hạn mà Nga không nên vượt qua,
nên chính quyền Putin cũng không trông chờ nhiều vào kết quả ngoại giao đột
phá, mà chỉ coi là đây là dịp để đôi bên tái khởi động đối thoại. Và quả đúng
như dự báo, đôi bên không họp báo chung, không ra được thông cáo chung. Thế
nhưng dẫu sao chủ nhân điện Kremlin đã đạt được điều ông muốn, việc tổ chức được
thượng đỉnh cho thấy nước Nga có tầm quan trọng trên trường quốc tế.
No comments:
Post a Comment