Thượng
đỉnh Biden - Putin, cơ hội nào cho phép Nga - Mỹ cải thiện bang giao
Thanh
Hà -
RFI
Đăng ngày: 16/06/2021 - 15:16
Làm sao có thể hy vọng bang giao Nga-Mỹ được
« khởi động trở lại » nếu như trước khi lên đường sang Thụy Sĩ
gặp Joe Biden, Vladimir Putin nêu lên khả năng nhà đối lập Alexei Navalny
« vĩnh viễn ngồi tù ». Còn về phía Mỹ, thì Joe Bien, sau khi dự
thượng đỉnh NATO, đã tuyên bố « muốn tránh đi tới xung đột, nhưng nếu
Nga tiếp tục có những hoạt động hung hăng, Mỹ sẵn sàng đáp trả ».
Tổng thống Mỹ Joe
Biden (P) gặp nguyên thủ Nga Vladimir Putin tại Biệt thự La Grange, Geneve, Thụy
Sĩ, ngày 16/06/2021. AP - Patrick Semansky
Phong cảnh hữu tình của khu biệt thự Villa La
Grande bên bờ hồ Léman cũng khó làm hạ nhiệt không khí căng thẳng tại thượng đỉnh
Biden-Putin hôm nay. Giới quan sát không chờ đợi trông thấy một cử chỉ thân thiện
nào trong phong cách của hai nguyên thủ Nga Mỹ lần này giống như điều từng xảy
ra hồi năm 1985 nhân thượng đỉnh « lịch sử » giữa tổng thống
Ronald Reagan với lãnh đạo số 1 Liên Xô Mikhail Gorbatchev cũng trong khuôn
viên tòa biệt thự này.
Trước mắt, điểm duy nhất mà cả hai nguyên thủ
có cùng quan điểm, đó là quan hệ song phương đang ở mức tệ hại nhất, căng thẳng
nhất kể từ khi chiên tranh lạnh kết thúc. Ngay cả kênh liên lạc giữa Washington
với Matxcơva cũng bị chao đảo, kể từ tháng 4/2021 tới nay, vì cả Nga và Mỹ chưa
cho phép đại sứ của mình quay lại nhiệm sở sau khi triệu hồi về nước.
Một thành viên trong phái đoàn tháp tùng thổng
thống Biden đến Genève được Reuters trích dẫn cho biết : Washington không
chờ đợi gì nhiều sau buổi làm việc chiều nay. Cố vấn của tổng thống Nga về
đối ngoại, ông Youri Ouchakov cùng chung quan điểm.
Những đòn ăn miếng
trả miếng
Bên cạnh đó là cả một danh sách dài những chủ
đề gây bất đồng liên quan đến thời sự khu vực và quốc tế . Washington liên
tục tố cáo Matxcơva đứng đằng sau các chiến dịch loan tin thất thiệt và khuynh
đảo đời sống chính trị của các nền dân chủ phương Tây, can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Nga cũng là nơi dung túng các toán tin tặc tấn công vào những quyền lợi của Hoa
Kỳ. Trong chiều ngược lại, Matxcơva lên án Washington can thiệp vào công việc nội
bộ của nước Nga bằng bách hỗ trợ tài chính cho các tổ chức và phương tiện truyền
thông thù nghịch với điện Kremlin. Vào lúc mà thổng thống Biden xem vế nhân quyền
là một ưu tiên trong nhiệm kỳ và đã nhiều lần lên tiếng về trường hợp của nhà đối
lập Nga Navalny, thì tổng thống Putin đã rất rõ ràng với tuyên bố ông không loại
trừ khả năng nhà bất đồng chính kiến này sẽ « ngồi tù suốt đời »
và Nga vừa đưa vào danh sách các tổ chức « cực đoan » những hội
đoàn hay cá nhân ít nhiều liên quan đến ông Alexei Navalny.
Xét về mặt cá nhân, hai ông Biden và Putin
cùng là những chính trị gia lão luyện, họ đã từng tiếp xúc với nhau khi Joe
Biden trong cương vị phó tổng thống Hoa Kỳ và Vladimir Putin giữ chức thủ tướng
tạm giao chìa khóa điện Kremlin cho một người thân tín là ông Dmitri Medvedev.
Theo nhiều nhà quan sát, khác với những đời lãnh đạo tiền nhiệm, như là giữa tổng
thống Reagan với lãnh đạo Liên Xô Gorbatchev, hai ông Biden và Putin không đánh
giá cao đối phương. Tệ hơn nữa cả hai « cùng không mấy tin tưởng nhau ».
Đó sẽ là một yếu tố khiến đối thoại giữa Washington và Matxcơva thêm trắc trở.
Cánh cửa đối thoại
vẫn để ngỏ ?
Chuyên gia Michael Kimmage quỹ
nghiên cứu Marshall của Đức cho rằng trong bối cảnh đó « không bên nào
nỗ lực quá sức để tìm kiếm đồng thuận » cho dù nhiều hồ sơ nóng bỏng
đang chờ đợi cả đôi bên. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là cánh cửa đối thoại
bị khóa chặt. Ý thức được là Nga – Mỹ cần nhanh chóng thiết lập lại kênh ngoại
giao trực tiếp sau nhiều tuần lễ bị xáo trộn, cố vấn về chính sách đối ngoại của
tổng thống Putin, ông
Ouchakov nhìn nhận « nếu như đôi bên đạt được đồng thuận để các toà đại
sứ hoạt động trở lại bình thường, thì đó đã là một thắng lợi » Stephen
Sestanovich thuộc cơ quan tham vấn Mỹ Council on Foreign
Relations nêu lên một hồ sơ khác Nga Mỹ có thể « nói chuyện được với
nhau » đó là hồ sơ liên quan đến vấn đề kiểm soát vũ khí hạt
nhân : hiệp định New Start trên nguyên tắc hết hiệu lực vào năm nay và
ngay những ngày đầu bước chân vào Nhà Trắng tổng thống Joe Biden đã đề nghị với
Matxcơva triển hạn thêm 5 năm hiệp định này. Đây là một hồ sơ mà cả Vladimir
Putin lẫn Joe Biden cùng nắm rất rõ. Cuối cùng có lẽ một trong những điều mà
Washington chờ đợi hơn cả qua thượng đỉnh với Nga lần này là thiết lập một mối
quan hệ « ổn định và có thể lường được trước » với Matxcơva để
cho Hoa Kỳ rảnh trí đối phó với Trung Quốc, đó mới là « nỗi ám ảnh »
của Nhà Trắng.
Có một điều chắc chắc là Joe Biden vừa ngồi
vào chiếc ghế tổng thống được chưa đầy nửa năm. Ở góc đài bên kia Vladimir
Putin gần như liên tục kiểm soát điện Kremlin từ hơn 20 năm qua. Nguyên thủ Mỹ còn phải bận tâm để
lấy lại uy tín của Hoa Kỳ sau những năm tháng dưới thời Donald Trump.
Trong khi đó thì tổng thống Nga quan niệm mô hình dân chủ của phương Tây đã
« lỗi thời ». Do vậy, tại thượng đỉnh Genève lần này điều quan
trọng hơn hết có lẽ là nguyên thủ Mỹ phải chứng minh được với đồng nhiệm Nga rằng
Hoa Kỳ vẫn là đầu tầu của thế giới tự do và chớ vội chôn vùi mô hình dân chủ
phương Tây. Phải chăng đó mới là thông điệp chính của thượng đỉnh Genève lần
này và cũng là một tín hiệu nước Mỹ của Joe Biden bắn gửi tới Trung Quốc
?
==============================
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Mỹ-Nga
: Trao đổi « mang tính xây dựng » giữa Biden và Putin
Tổng
thống Mỹ - Nga gặp nhau bàn nhiều hồ sơ nóng trong quan hệ song phương
Thượng
đỉnh Putin-Biden: Ngoại giao Nga đề ra các mục tiêu khiêm tốn
Biden
- Putin : Chiến tranh lạnh hay hòa bình lạnh ?
No comments:
Post a Comment