Đừng ‘chính trị hóa’ một
hành vi hình sự
Hà
Nguyên -
VNTB
https://vietnamthoibao.org/vntb-dung-chinh-tri-hoa-mot-hanh-vi-hinh-su/
(VNTB)
– Dường như đang có một thuyết âm mưu của việc chụp chiếc mũ chính trị trong vụ
án về vi phạm Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bài viết
này chỉ giới hạn trong phạm vi được cho là các phát biểu được trích từ ghi âm
qua điện thoại của bà mục sư Võ Xuân Loan trong bài viết đăng trên trang web RFA.
(Nói theo
câu từ của giới thầy cãi, đây là tin tức làm xấu đi tình trạng pháp lý của thân
chủ!)
“Tôi thấy
nó rất lạ vì trên đất nước Việt Nam thì ổ dịch nó bùng lên rất là nhiều nơi.
Chúng tôi không may bị nhiễm bịnh. Tôi đang là nạn nhân của COVID-19 mà lại bị
chụp luôn cái tội là làm lây lan dịch bệnh thì chúng tôi rất là ngạc nhiên. Tuy
nhiên, trong chừng mực nào đó chúng tôi vẫn cúi xuống chịu trách nhiệm về cái tổ
chức nhỏ của mình. Tôi vẫn đang ở trên giường bệnh và ao ước nếu có điều tra
hay làm điều gì đó thì cũng rất cần để mọi việc được sáng tỏ.
Tất cả những
tin tức trên báo đài thì thú thật tôi cũng không biết nó ở đâu ra. Con gái của
tôi, tín hữu của tôi bị rượt đuổi, bị nhắn tin vào điện thoại đòi giết, đòi
chém, đòi đốt…làm chúng tôi bị tổn thương rất là nặng nề. Mọi người cho tôi là
F0, có nghĩa là người đầu tiên lây truyền dịch bệnh nhưng tôi nghĩ mình là F1.
Có một số
anh em bên ngoài cũng khuyên tôi nên mời luật sư vào cuộc nhưng thật sự tôi
cũng chưa biết phải làm như thế nào vì cũng đang bị bịnh, nhưng nhà tôi thì lại
suy nghĩ là luật sư có thể làm gì được trên đất nước Việt Nam này. Ông cũng suy
sụp. Tôi nói với nhà tôi rằng cho dù thế nào đi nữa, nếu có một người biết luật
đứng bên cạnh mình thì vẫn tốt hơn là người ta cứ chụp hết cái mũ này đến cái
mũ kia mà mình không thể nói được lời nào hết”.
Với đoạn
trích băng ghi âm qua điện thoại như trên cho thấy rất có thể ở đây đương sự
đang phải chịu nhiều áp lực của dư luận và cả giới truyền thông, do đó bà đã bỏ
qua việc tìm hiểu pháp luật liên quan đến vấn đề này, vì cho đến nay vẫn chưa
khởi tố bị can, nên về mặt pháp lý không ai quy chụp cụ thể tội danh hình sự
nào với đương sự cả.
Đoạn trích
băng ghi âm cũng cho thấy dường như đương sự chưa có thời gian bình tỉnh để tìm
hiểu về việc khả năng phải đối mặt với luật chuyên ngành là Luật Phòng, chống bệnh
truyền nhiễm, phiên bản tu chỉnh 2018.
Theo diễn
giải của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì thời điểm mà đương sự có mặt ở
Hà Nội, thì nơi đây là có đến hai yếu tố được ghi trong Điều 2, đó là “Vùng có
dịch”, và “Vùng có nguy cơ dịch”.
Các khoản
2, 3, 4 của Điều 8 “Những hành vi bị nghiêm cấm”, ghi: “Người mắc bệnh truyền
nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền
nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định
của pháp luật.
Che giấu,
không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
theo quy định của pháp luật.
Cố ý khai
báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm”.
Như vậy,
rõ ràng là khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội danh “lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” liên quan Hội thánh truyền giáo Phục
Hưng để tiến hành điều tra vụ án, cho thấy đây sẽ là căn cứ để xem xét trách
nhiệm hình sự những ai liên quan trong vị trí bị can.
Ngay cả
khi là bị can, thì về nguyên tắc, người đó vẫn là công dân chưa có bất kỳ vi phạm
pháp luật nào được xác lập, vì có thể bị can này là ‘vô tình phạm tội’, hay vì
gì đó mà sau này sẽ được cho là chưa rõ ràng tội danh để truy cứu hình sự.
Hơn nữa,
trong số hành vi được cho là vi phạm, thì phía cơ quan quản lý địa phương chịu
trách nhiệm liên đới ra sao?
Và ở đây
cái đáng ngại hơn nhiều là những thuyết âm mưu dẫn đến việc đương sự đang ám ảnh
của ‘chính trị hóa’.
“Nếu mình
nói thẳng suy nghĩ của mình thì nó có nhiều cái nhạy cảm lắm. Ví dụ chuyện
chúng tôi bị bắt bớ vì đạo Chúa suốt bao nhiêu năm tháng nay tại Việt Nam thì
đây là cơ hội để sự bắt bớ lên đến tột cùng. Bao nhiêu ổ dịch trong thành phố
đâu có ai bị truy tố gì đâu mà một hội thánh nhỏ bé, một cuộc đời giảng đạo của
chúng tôi bị phơi ra giữa chợ chỉ trong một đêm. Bao nhiêu người xỉ vả, nhục mạ
từ đức tin cho đến cuộc đời chúng tôi.
Nếu xét về
phương diện tôn giáo, giả sử một vị sư trên một ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc
bị như vậy thì có bị rút giấy phép không? Có truy tố vị sư trụ trì không? Một
người vô thần có bị truy tố không?
Tôi nghĩ rằng
khi đặt ra những câu hỏi như vậy thì nhiều người cũng có ngay câu trả lời. Tôi
bây giờ như cá nằm trên thớt, bị kết cái án nào cũng phải chấp nhận, không nói
được gì cả”.
Đoạn trích
băng ghi âm trên được phát công khai trên kênh RFA, cho thấy sự việc đã chuyển hẳn sang một ý khác,
và điều này nếu tiếp tục được chuyển tải với các suy luận lẫn suy diễn, khả
năng sẽ đưa đến một vụ án khác liên quan đến Điều 116 “Tội phá hoại chính sách
đoàn kết” của Bộ luật Hình sự (tu chỉnh 2017). Điều luật này nằm trong nhóm “Các tội phạm
xâm hại an ninh quốc gia”, tức thuộc nhóm án liên quan chính trị.
Tin
Bài Liên Quan:
VNTB – Ban
Tuyên giáo trung ương: nhiều ban bệ để làm gì?
VNTB – Nếu
vì đi bầu cử mà bị lây Covid, ai chịu trách nhiệm?
VNTB
– Liệu có khởi tố hai nhà truyền giáo ở Hội thánh Phục Hưng?
VNTB
– Sẽ giảm án ở phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm và cả với Lê Hữu Minh Tuấn?
No comments:
Post a Comment