SÁNG 5-6, NGƯỜI
Ở SÀI GÒN THỨC DẬY THẤY MÌNH BỊ “NHỐT” TRONG NHÀ
https://www.facebook.com/he.via.54/posts/1232168597229191
(Xin nói rõ, người ở Sài Gòn không chỉ là người
có hộ khẩu TP.HCM mà còn mấy triệu bà con nhập cư từ các tỉnh thành)
Từ 0g sáng 5-6-2021, người dân TP.HCM từ
TP.HCM đi 15 tỉnh thành thuộc diện cách ly với nhiều mức độ khác nhau: Bạc
Liêu, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bến Tre, Đồng Tháp, Thừa
Thiên Huế, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An, Thanh
Hóa (tính đến sáng 5-6). Có lẽ sẽ không dừng lại con số này.Thật ra, từ sáng
5-6, không ít người không hiểu sao đã biết thông tin này. Như… tôi chẳng hạn.
Nên khi nghe tin ba một người học trò nay là huấn luyện viên võ thuật của mình
qua đời đột ngột, tôi vẫn quyết đi ngay. Họp một nhóm nhỏ trong cơ quan xong, gần
11g trưa, nắng, tôi vẫn phóng chiếc xe máy cùi của mình đi một mạch 40km từ Sài
Gòn, qua sân gôn Long Thành vài cây, đến đường Phùng Hưng, thắp nhang cho ông Đậu
Khắc Liêm, cựu hiệu phó Trường ĐH Tài nguyên –môi trường, mới hưu vài năm.
Có tỉnh khoanh, phân định thành phần, mức độ:
Người từ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12: cách ly tập trung; người về
từ địa phương khác có dịch: cách ly tại nhà. Có tỉnh quyết “cách đều hơn bỏ
sót” như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng… và điển hình là Đồng Nai: tất cả ai
từ TP.HCM về Đồng Nai đều phải cách ly y tế 21 ngày.
Không chỉ dân mà nhiều cán bộ ở TP.HCM ở
TP.HCM phản ứng. Hàng vạn người dân, công nhân, chuyên gia qua lại TP.HCM – Đồng
Nai mỗi ngày. Thiệt hại kinh tế với nhiều con người, gia đình hai tỉnh là khó
hình dung nổi. Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất TP.HCM, ông Hứa
Quốc Hưng đã hỏa tốc gửi công văn “cầu cứu” lên UBND TP.HCM khi hơn 6.000 công
nhân các khu này từ Đồng Nai đi lại làm việc ở TP.HCM hàng ngày.
Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng
Nai, phó trưởng Ban phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai “khẳng định Đồng
Nai không ngăn sông cấm chợ như một số luồng ý kiến đang hiểu sai văn bản của tỉnh”.
Ông giải thích: “Đồng Nai chỉ muốn người lao động không đi về tăng ổ dịch”.
Nói vậy mà người ta cũng nói được. Ông nói sao
là chuyện của ông, của Đồng Nai. Còn thực tế, sáng 5-6, xe quá đông, chốt cầu Đồng
Nai không kiểm soát hết 100%. Lực lượng chủ yếu chỉ kiểm tra ôtô, xe khách. Một
cán bộ trực chốt thú thật: Xe máy rất khó kiểm soát, đặc biệt trong thời tiết
này người dân di chuyển dưới nắng quá lâu đảm bảo thân nhiệt sẽ cao.
Ngay khi lệnh này mới áp dụng, Ban Chỉ đạo quốc
gia phòng chống dịch cho biết đang kiểm tra ngay quyết định cực đoan của Đồng
Nai, áp dụng từ 0g sáng 5-6, yêu cầu người từ TP.HCM về phải cách ly y tế tại
nhà hoặc cách ly tập trung 21 ngày và tự trả phí, trong thời gian cách ly phải
xét nghiệm hai lần và phải trả phí xét nghiệm.
Gia Định xưa (bao gồm cả Bình Dương hiện nay)
và Đồng Nai tuy hai mà một. Ông cha ta kết luận, gắn kết hai nơi này từ lâu rồi:
"Nhà Bè nước chảy chia hai - Ai về Gia Định - Đồng Nai (hai vùng dễ làm
ăn) thì về".
Trước 1975, xa lộ lớn nhất miền Nam là xa lộ
Sài Gòn - Biên Hòa, nối hai vùng này. Khu công nghiệp Biên Hòa (trước 75) thuộc
vệ tinh của Đô thành Sài Gòn. Xưa hơn nữa, Biên Hòa phát triển đầu tiên, sau đó
bị Tây Sơn thảm sát hàng vạn người, dân Biên Hòa mới chạy về Chợ Lớn, Sài Gòn.
Biên Hòa hiện còn công viên Trấn Biên (trấn vùng biên giới Đại Việt, khi chưa
có Sài Gòn). Hủ tíu, thịt quay Biên Hòa ăn rất giống hủ tíu, thịt quay Chợ Lớn.
Còn Bình Dương, Bình Dương xưa thuộc tỉnh Gia
Định, sau tách ra. Bản đồ Sài Gòn năm 1815 trước khi Pháp vô, do Trần Văn học vẽ,
ghi rõ Sài Gòn thuộc huyện Bình Dương. Hiện nay, thu ngân sách ba tỉnh thành
(TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai) gần bằng một nửa thu ngân sách quốc gia.
Số ca bệnh Covid-19 đang tăng từng ngày. Chúng
ta không phủ nhận thực tế này. Nhưng có một thực tế khác mà ít ai chú ý: đến
trưa nay 5-6, TP.HCM có 339 ca Covid/13 triệu dân; tỉ lệ 1/khoảng 40.000 dân. Rất
thấp so với Bắc Giang: hơn 2.900/1,8 triệu dân = tỉ lệ khoảng 1/700.
Và cho tới nay, sau gần một năm rưỡi Covid-19,
TP.HCM chỉ mới một bệnh nhân này không qua khỏi.
“Chống dịch như chống giặc” là cần thiết.
Nhưng chống giặc thế nào để dân ít bị ảnh hưởng nhất lại là chuyện khác. Không
thể chống bằng cách ném bom rải thảm, kệ dân ra sao thì ra.
Xin nói rõ: Covid-19 kiểu không quản được thì
cấm, trước mắt khổ cho dân, không chỉ với dân TP.HCM mà cả với mấy triệu bà con
các tỉnh đang mưu sinh ở thành phố lớn nhất nước này. Họ đang ở thế kẹt cứng:
đã không có việc, không có lương mà về thì bị cách ly, tự trả tiền; còn ở lại
thì mua bán, công ăn việc làm dang dở, tiền đâu ăn, tiền đâu trả nhà trọ…
Đâu đâu ở TP.HCM giờ cũng thấy những con hẻm,
tòa nhà, khu chợ… bị phong tỏa. Phong tỏa có lẽ là cách làm automatic dễ nhất để
thể hiện quyết tâm chính trị “chống dịch như chống giặc”. Cũng được thôi, vấn đề
là bà con lao động đâm đầu vào đâu khi chưa thấy tăm hơi gói cứu trợ nào?!
Hình : https://www.facebook.com/he.via.54/posts/1232168597229191
No comments:
Post a Comment