THƯ
GIÃN VỚI BÀI “NHỮNG TỪ DÙNG SAI TRONG TIẾNG VIỆT"
https://www.facebook.com/TuancongThuphong/posts/3030645967166102
Bài viết
“Những từ dùng sai trong tiếng Việt” lan truyền trên mạng chẳng khác nào một
phương thuốc được gã lang băm vô danh nào đó giới thiệu là “thập toàn đại bổ”,
nhưng thực chất lại chứa đựng quá nhiều vị độc. Kẻ biết thì im lặng, không
dùng; người không biết thì tha hồ chuốc cái hại vào thân.
Sau đây
xin mời bà con thư giãn với mục từ “ĐỘC LẬP” thuộc phần “2. SAI VÌ CỐ Ý SỬA
NGHĨA GỐC HÁN - VIỆT”(!) cũng là một cách bài trừ "mê tín dị đoan" -
những thực hành quái gở mạo danh khoa học:
Bài “Những
từ dùng sai trong tiếng Việt” viết:
“* ĐỘC LẬP:
“Độc” (獨) là “riêng một mình”, “lập” (立) là “đứng”. Vậy theo nghĩa gốc Hán -
Việt, “độc lập” là “đứng riêng rẽ một mình, không đứng chung với ai cả”. Rõ
ràng từ này là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc
nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có
liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Tôi thấy cụ Trần Trọng Kim, cụ
Dương Quảng Hàm dùng từ “tự chủ” để thay thế từ “độc lập”. Như thế là rất hay.
Có người bảo với tôi rằng từ “độc lập” là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không
thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn ngữ của Tàu
chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc
phải theo cái sai của họ”. (HẾT TRÍCH).
NHẬN XÉT:
Chỉ trong
một đoạn ngắn, nhưng tác giả bài viết phạm tới 3 lỗi nặng:
- LỖI 1:
Không có
nguyên tắc nào quy định nghĩa của mọi từ ngữ phải luôn bám sát vào nghĩa gốc của
từ. Đây là điều sơ đẳng mà bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ đều biết và
phải biết.
Để chứng
minh thì có tới cả trăm cả ngàn dẫn chứng, nhưng sau đây chỉ xin đưa ra một ví
dụ liên quan đến lĩnh vực khuyến nông:
Từ “thâm
canh” 深耕, nghĩa ban đầu của nó chỉ là “cày
sâu”.
“Hán ngữ đại
từ điển” giảng:
-“thâm
canh: cày ruộng đạt tới độ sâu sáu, bảy tấc trở lên. Cày sâu có thể cải tạo đất,
làm thay đổi kết cấu thổ nhưỡng, tăng độ phì trong đất, tăng năng suất cây trồng”.
[深耕: 耕地深度達六,七寸以上.適當的深耕可以改良土壤結構,提高土壤肥力,增加收成].
Nghĩa của
từ “thâm canh” phản ánh trình độ canh tác thuở xa xưa. Khi mà trồng trọt không
có phân tro, không có tiến bộ về giống má,… thì sự khác biệt duy nhất chỉ có thể
là “cày sâu, cuốc bẫm”, để tạo tầng canh tác tốt (“Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt
lúa” – tục ngữ).
Về sau,
khoa học nông nghiệp phát triển, trình độ canh tác được nâng cao, thì “thâm
canh” không còn được hiểu đơn giản là “cày sâu” nữa. Phương thức canh tác này
được hiểu là sự đầu tư phân bón, giống mới, áp dụng kỹ thuật trên một đơn vị diện
tích nhất định (không mở rộng), nhằm đạt được năng suất cao nhất.
Thế rồi
không chỉ đối với cây trồng nông nghiệp mới được gọi là “thâm canh”. Những khái
niệm “trồng rừng thâm canh”, “nuôi cua thâm canh”, “nuôi tôm thâm canh”…lần lượt
xuất hiện. Rồi từ “quảng canh” 廣耕
cũng ra đời, không phải với nghĩa “cày rộng”, hay “cày nông”, mà chỉ phương thức
canh tác mở rộng diện tích, không đầu tư chiều sâu, năng suất thấp (đối với
“thâm canh"). Ví dụ: “trồng rừng quảng canh”, “nuôi tôm quảng canh”, “trồng
lúa quảng canh”…
Như vậy,
có căn cứ vào nghĩa gốc “thâm canh” = cày sâu, để kết luận từ này “SAI VÌ CỐ Ý
SỬA NGHĨA GỐC HÁN - VIỆT” được không?
- LỖI 2:
Mỗi một từ
thường có nhiều nghĩa, có nghĩa gốc, nghĩa phái sinh, được sử dụng tuỳ theo ngữ
cảnh. Từ “độc lập” 獨立 cũng vậy.
Chẳng có lý do gì để buộc nó chỉ mang một nghĩa duy nhất là “đứng riêng rẽ một
mình, không đứng chung với ai cả”.
“Hán ngữ đại
từ điển” ghi cho “độc lập” tới 6 nghĩa:
1.) Đứng
đơn độc một mình (單獨站立).
2.) Cô lập,
không dựa dẫm (孤立無所依傍)
3.) Siêu
phàm, thoát tục, khác hẳn số đông (超凡拔俗,與眾不同)
4.) Tồn tại
mà không dựa dẫm vào gì khác; Tự lập, không dựa dẫm vào người khác (不依靠其他事物而存在;不依靠他人而自立).
5.) Quốc
gia, dân tộc hoặc chính quyền không chịu sự thống trị, chi phối của ngoại bang
mà hoàn toàn tự chủ. ( 謂國家、民族或政權不受外界統治支配而能完全自主地存在).
6.) Chim một
chân trong truyền thuyết thời cổ đại (古代傳說中的一足之鳥).
“Từ điển
tiếng Việt” (Hoàng Phê – Vietlex) cũng ghi nhận tới 3 nghĩa:
-độc lập •
獨立 I:
+ t. 1 tự
mình tồn tại, hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì
khác. sống độc lập từ bé ~ suy nghĩ độc lập;
+2 [nước
hoặc dân tộc] có chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác. một
đất nước độc lập, tự do.
-độc lập •
獨立 II: d. trạng thái của một nước hoặc một
dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc
khác. nền độc lập dân tộc.”.
Như vậy,
không có chuyện từ “độc lập” chỉ được hiểu một nghĩa duy nhất là “đứng riêng rẽ
một mình, không đứng chung với ai cả”.
- LỖI 3:
Tác giả
bài viết cho rằng: "Tôi thấy cụ Trần Trọng Kim, cụ Dương Quảng Hàm dùng từ
“tự chủ” để thay thế từ “độc lập”. Như thế là rất hay".
Thực ra từ
“tự chủ” không thể thay thế cho từ “độc lập”:
Có “độc lập”
獨立 thì mới có tự do, có quyền lập quốc;
trong khi “tự chủ” 自主 thường bị
trói buộc bởi quy chế. Giả sử các cụ “Trần Trọng Kim, cụ Dương Quảng Hàm có
dùng từ “tự chủ” để thay thế từ “độc lập”, cũng dễ hiểu, bởi trong hoàn cảnh nước
đã mất, thì làm sao có thể dễ dàng đem chuyện “độc lập” ra để điều đình với người
Pháp?
Cũng như Hồng
Kông có thể được Trung Quốc cho hưởng “quy chế tự chủ”, chứ “độc lập” thì đâu dễ?
Và tuy được hưởng quy chế tự chủ, nhưng Hồng Kông vẫn thuộc chủ quyền của Trung
Hoa đại lục, và có thể bị hạn chế hay tước bỏ quyền tự chủ ấy bất cứ lúc nào.
Ngay như Đài Loan đã giành được quyền tự chủ, tự quyết từ lâu, nhưng để có được
hai tiếng "độc lập" thực sự, vấn đề không hề đơn giản.
Có “tự chủ”
không có nghĩa là có “độc lập”, mà có “độc lập” nhưng nước nhược tiểu thì có thể
vẫn bị ngoại bang khống chế, chi phối. Thế nên mới có thêm khái niệm “độc lập tự
chủ” 獨立自主 là vậy.
Như vậy,
tác giả bài “Những từ dùng sai trong tiếng Việt” xúi quốc dân đem “độc lập” đổi
lấy “tự chủ”, cho rằng “thế là rất hay”, khác nào xúi người ta dâng nước cho
láng giềng, tự nguyện tước bỏ “độc lập tự do” để hưởng chút quy chế “tự chủ”, một
kiểu “tự do trong khuôn khổ”?
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3030645887166110&set=a.1558808777683169
SAI VÌ CỐ
Ý SỬA NGHĨA GỐC HÁN – VIỆT
No comments:
Post a Comment