Người Việt
Nam cấp tiến là ai?
Nguyễn
Khoa
06/06/2021
http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenKhoa_CapTienLaAi!.html
Cấp
tiến (progressive) là từ phương Tây để chỉ khuynh hướng chính trị xã hội cởi mở hơn so với những quan điểm có trước đó. Sự cởi mở đó là cái nhìn thân thiện với những cộng đồng thiểu số, ủng hộ công bằng xã hội nhiều hơn, tự do tư tưởng
nhiều hơn,… Đó là cách tôi hiểu từ
này, và tôi cho rằng cũng có
khá nhiều người Việt hiểu như
vậy.
Tuy
nhiên, bên cạnh
cách hiểu như thế, còn có cách nhìn các nhóm
cấp tiến được phân chia theo sơ đồ Tả/Hữu,
cũng của phương Tây về chính trị xã hội.
Trong sơ đồ này, các nhóm cấp tiến được xếp về phía bên trái, tức là cánh tả, mà trong đó ý thức hệ
cộng sản cũng được định vị.
Vì
thế nhiều người Việt tin
là các nhóm cấp tiến, cánh
tả, là gần với
chủ nghĩa cộng sản, tệ hơn nữa là gần với kiểu cai trị toàn trị của
các nhà nước cộng sản theo mô hình Soviet của
Lenin, của Đệ tam quốc tế. Ví dụ rõ ràng nhất về niềm tin này của
người Việt là khuynh hướng của họ trong cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2020 vừa
qua. Rất đông người Việt, trong lẫn ngoài nước, nhìn theo cái nhãn dán của
Donald Trump cho các đối thủ chính trị là cộng
sản, họ tin rằng Bernie Sanders, Elizabeth Warren, Alexandra Ocasio-Cortez
(AOC),… thậm chí đến Joseph Biden là… cộng sản.
Tương
tự như vậy, khá đông người
Việt nhìn các chính phủ Tây Âu, Bắc Âu có khuynh hướng
cấp tiến, đánh thuế cao để lấy phúc lợi xã hội, là… xã hội chủ nghĩa (kiểu Việt
Nam, Trung Quốc), là gần với… cộng sản.
Ở đây chúng ta không đi vào
những
phân tích kiểu lý thuyết kinh tế chính trị với những quan điểm khác nhau, có
thể kéo dài không dứt những buổi tranh luận.
Chúng ta đặt khái niệm cấp tiến như là ở đoạn mở đầu: cởi mở về cách sống, tự do về tư tưởng, ủng hộ phúc lợi xã hội,… Ngoài ra tư tưởng cấp tiến cũng thường
dính vào những hoạt động kiểu như bảo
vệ môi trường (vì nó là phúc lợi xã hội), hay là chống chiến tranh, chống đàn áp bằng bạo lực. Từ việc
hiểu như vậy, chúng ta thử đi tìm xem có những người Việt cấp tiến
hay không, họ có phải là, hay gần với cộng sản hay không, mà cộng sản là cộng sản nào?
Những nhóm cấp
tiến đầu tiên của người Việt, theo nghĩa như trên, có lẽ là nhóm Tự lực
văn đoàn thời Pháp thuộc. Những ý tưởng của nhóm
này về bình đẳng
nam nữ, về tự do hôn nhân,… đối nghịch với những tín điều bảo
thủ của xã hội phong kiến. Bà Martina T. Nguyen, thuộc khoa sử, đại học
Baruch, Mỹ, trong tham luận tại một cuộc hội thảo về Việt Nam vào năm 2019 tại đại
học Oregon, đã xếp Tự lực văn đoàn thuộc nhóm khuynh tả
(left leaning). Quan điểm này có lẽ được rút ra từ
quyển sách khảo cứu của chính bà Martina T. Nguyen có
tên là Sức mạnh của chúng ta: Tự lực văn đoàn và chủ nghĩa dân tộc vào thời thuộc địa
muộn (On
our own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan
Nationalism in Late Colonial Vietnam). Tôi chưa được đọc
nghiên cứu này.
Trong
nhóm Tự lực văn đoàn có nhiều
người tham gia kháng chiến chống Pháp, và đa số họ
đứng trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng chứ không
phải Cộng sản. Văn thơ của
Tự lực văn đoàn bị các nhà tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam xếp vào loại lãng mạn
tiểu tư sản, và rất bị hạn chế trong các chương trình văn học của bộ giáo dục
nước Việt Nam cộng sản, từ thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở miền
Bắc, cho đến tận ngày nay trên cả nước.
Khuynh
hướng cấp tiến này của Tự
lực văn đoàn kéo dài trong những hoạt động văn học, xã hội,
báo chí tại miền Nam Việt Nam cho đến khi nhà nước Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.
Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng
hòa dẫn tới sự hình thành một cộng đồng đông đúc người
Việt tại hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ. Trên đất Mỹ, họ rơi vào một sự mâu thuẫn
trớ trêu. Một mặt họ cho là chính những nhóm cấp
tiến chống chiến tranh của Mỹ đã làm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ,
và vì thế họ phải về phe chống lại nhóm cấp tiến Mỹ, tức là nhóm bảo
thủ của Đảng Cộng hòa Mỹ. Mặt khác, với tư cách là một cộng đồng di dân, họ
lại có thể
có lợi
hơn với những chính sách cấp tiến của Đảng Dân chủ
như chính
sách di dân, chính sách phúc lợi xã hội. Trớ trêu ở chỗ là nhiều
người, một mặt là người nhận nhiều phúc lợi từ các chương trình cấp
tiến, nhưng về mặt ngôn luận, quan điểm bầu cử thì họ lại
bầu cho phe bảo thủ.
Nhưng
từ thế hệ thứ hai trở
đi, thậm chí là thế hệ 1,5 (những người sinh ra ở Việt Nam, sang Mỹ từ nhỏ), người Việt lại
có khuynh hướng cấp tiến hơn cha anh họ, ngày càng đồng
nhất với các cộng đồng di dân khác hơn. Sự phân cách thế hệ
này rõ nét hơn hết trong bốn năm cầm quyền của Donald Trump.
Những người Việt lớn tuổi ủng hộ Donald Trump hết mình, dù ông này chỉ là một
tay dân túy, chứ chẳng bảo thủ hay cấp tiến gì cả,
nhưng lại được một số giới bảo thủ Mỹ ủng hộ để có lợi
cho những toan tính của họ.
Bốn năm cầm quyền của
Donald Trump lại thúc đấy khuynh hướng cấp tiến trong những thế hệ
người Việt trẻ thêm tăng tốc. Ví dụ
rõ ràng cho việc này là sự thành lập Tổ
chức những người Mỹ gốc Việt cấp tiến (PIVOT). Một trong những người thành lập tổ
chức này là bác sĩ Tùng Nguyễn từ Đại học San Francisco. Ông Tùng từng
là cố vấn cho tổng thống Obama trong các vấn đề về người châu Á và hải đảo
Thái Bình Dương. Ông Tùng tự đánh giá khuynh hướng xã hội của
mình thuộc loại trung dung. Khi Trump lên cầm quyền ông
Tùng từ chức và thành lập
PIVOT.
Trong
tổ chức PIVOT có rất
nhiều người Việt trẻ tuổi ủng hộ ông Bernie Sanders, AOC.
Tổ chức này tham gia rất
nhiều vào những hoạt động chống tin vịt do các nhóm người Việt ủng hộ Trump tung
ra. Nhưng hoạt động nổi bật nhất của họ là thúc đẩy cử tri người Việt đi bầu.
Họ cũng đã góp phần thúc đẩy cử tri Việt Nam bầu cho Joseph Biden tại Georgia, làm nên
chiến thắng của ông này tại đây.
Chính
tại Georgia một chính trị
gia cấp tiến rất năng động người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi xuất hiện trong mấy năm
qua, là cô Bee Nguyễn, với những hoạt động đấu tranh giành quyền
đi bầu cử của các sắc tộc thiểu số. Cùng khuynh hướng chính trị xã hội
như cô Bee Nguyễn là một số dân biểu người Mỹ gốc Việt như
bà Stephanie Murphy, dân biểu liên bang từ
Florida, các bà Trâm Nguyễn và Kathy Trần dân biểu
tiểu bang Massachusetts và Virginia.
Một nhân vật
khác cũng được xem là thuộc nhóm cấp
tiến người Việt là anh Will Nguyễn, người đấu tranh cho
quyền của người đồng tính, từng bị nhà cầm
quyền Việt Nam bỏ tù vì tham gia một cuộc biểu tình tại
Việt Nam.
Nhà
văn người Việt đoạt giải
Pulitzer, Nguyễn Thanh Việt (em trai bác sĩ Tùng Nguyễn), hay nhà văn Andrew Lâm, đều là những
nhân vật cấp tiến của xã hội Mỹ hiện nay.
Những người cấp tiến này có gần với
cộng sản hay không? Họ không có chút nào giống với chế độ toàn trị kiểm
soát tư tưởng của những người cộng sản cả. Sách của Nguyễn Thanh Việt (Cảm tình viên, The Sympathizer) vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn để có thể xuất
bản bản tiếng Việt của nó ở Việt Nam, lý do là có nhiều
chỉ trích chế độ cộng sản từ nhà văn người Mỹ gốc Việt được xem là rất cấp
tiến hiện nay.
Ngoài
thành phần
trẻ tuổi thuộc các thế hệ sau, cũng có những
người lớn tuổi người Mỹ gốc Việt thuộc thành phần cấp tiến, tuy không nhiều.
Một luật sư tôi quen từng tham gia Mặt trận Hoàng Cơ Minh, đấu
tranh vũ trang chống chế độ cộng sản, tự nhận mình
cũng thuộc
phe cấp tiến Mỹ.
Đó
là cộng đồng người Việt ở
Mỹ. Còn ở
Việt Nam, có những người cấp tiến hay không?
Theo
quan niệm của tôi, cũng giống
như thời Tự lực văn đoàn, những người Việt trong nước
chủ tương dân chủ hóa Việt Nam, thoát khỏi chế độ toàn trị, đấu
tranh cho một sự minh bạch xã hội, … đều có thể được xếp vào nhóm những
người cấp tiến. Dĩ nhiên không phải bất cứ ai “có tên” là đấu
tranh chống cộng sản đều có thể được xem là những người có quan điểm cởi
mở và cấp tiến. Và như thế nhóm cấp
tiến ở Việt Nam có thể bao gồm cả một số người vẫn còn mang trong mình thẻ đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đâu phải ngẫu nhiên là một số
người từ phương Tây, đã và đang nhìn Đảng này có hai phe, phe cấp
tiến và phe bảo thủ. Báo chí Việt Nam cũng vậy, dù vẫn
chịu sự quản lý chung của ban tuyên
giáo trung ương, nhưng cũng có những tờ
có khuynh hướng cởi mở và cấp tiến, chẳng hạn như Tuổi
Trẻ, VnExpress, Vietnamnet,…
Tóm
lại là dù khuynh hướng
phân chia tả hữu của người Việt không cao như những ồn ào trên mạng
xã hội trong mấy năm qua, nhưng thực sự là có
những người Việt có khuynh hướng
cấp tiến, đặc biệt là ở Mỹ, và nên nhớ là họ chẳng
có quan hệ gì về ý thức hệ
với mô hình cộng sản toàn trị trong nước cả.
Tác
giả gửi cho viet-studies ngày 5-6-2021
*****
Những bài trước của Nguyễn Khoa trên viet-studies:
Cấu trúc
quyền lực “lõi” Cộng sản (11-4-21)
30/4
điểm lại câu chuyện dân chủ hóa Việt Nam (19-4-21)
Những làn
ranh màu xám thời hậu cộng sản (26-4-21)
Cách
mạng từ trên xuống ở Việt Nam (9-5-21)
Chủ
nghĩa quốc gia của Việt Nam nằm ở đâu? (19-5-21)
No comments:
Post a Comment