Kế
hoạch của G7 đối trọng với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc
Thanh
Hà -
RFI
Đăng ngày: 12/06/2021 - 15:04
Dự án của G7 đối trọng với « Con Đường Tơ Lụa
thế kỷ 21 » của Bắc Kinh là một trong những chủ đề chính ngày họp thứ
nhì của thượng đỉnh khối 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, hôm
nay, 12/06/2021. Dự án chính thức mang tên « Xây dựng lại một thế giới
tốt đẹp hơn ».
https://s.rfi.fr/media/display/3da31aaa-cb79-11eb-a8e0-005056a98db9/w:980/p:16x9/G7Sommet2021-1.webp
Hội nghị của các
lãnh đạo G7 tại Anh, ngày 11/06/2021. © Reuteurs/Leon Neal
Mục tiêu của dự án đối trọng với « Con
Đường Tơ Lụa » của Trung Quốc là nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và
đang trỗi dậy phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế,
kỹ thuật số và cuộc chiến chống bất bình đẳng, theo thông báo hôm nay của Nhà
Trắng. Trước đó, một quan chức cao cấp Mỹ xin ẩn danh cho hãng tin Anh
Reuters cho biết dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ của G7 « không chỉ nhằm để
đối đầu với Trung Quốc », mà còn nhằm xác lập một giải pháp mới « phản
ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế » của các
nền dân chủ.
Tới nay dự án « Con Đường Tơ Lụa mới »,
được Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng.
Chương trình nói trên liên quan đến hơn 2.600 dự án đầu tư, với tổng số vốn khoảng
3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020. Về dự án của G7, hiện chưa có mức tiền
nào được đưa ra. Theo quan chức cao cấp Mỹ, dự án này đòi hỏi khoảng 40.000 tỉ
đô la, từ đây đến 2035.
Hồ sơ thứ nhì cũng liên quan đến Trung Quốc,
được thảo luận tại thượng đỉnh G7 trong ngày, liên quan đến vấn đề Bắc Kinh cưỡng
bức lao động tại Tân Cương. Vẫn nguồn tin xin được giấu tên từ phía chính quyền
Mỹ tiết lộ với Reuters, có thể là trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh
Cornwall, các bên sẽ trực tiếp chỉ trích Trung Quốc cưỡng bức lao động nhắm vào
cộng đồng người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng,
không chắc Mỹ dễ dàng thuyết phục được các đối tác châu Âu trong nhóm G7 về điểm
này và Trung Quốc chỉ là một trong số những chủ đề mà hai bên Âu, Mỹ không hoàn
toàn ăn ý với nhau.
Các hồ sơ gai góc
khác của ngày làm việc thứ hai
Sau buổi lễ khai mạc tại thành phố biển
Falmouth, Cornwall, miền nam nước Anh, chiều Thứ Sáu 11/06/2021 dưới sự chủ tọa
của nữ hoàng Elizabeth II, ngay từ sáng sớm hôm nay 12/06/2021, lãnh đạo 7 nước
công nghiệp phát triển nhất thế giới họp lại với nhiều chủ đề nhậy cảm.
Đặc phái viên đài RFI Cléa Broadhurst có mặt tại
chỗ ghi nhận hôm nay mới là ngày các lãnh đạo G7 thực sự bắt tay vào việc với một
số hồ sơ gai góc khác, ngoài các hồ sơ liên quan đến Trung Quốc :
« Trước hết là trên vấn đề vac-xin ở quy mô
toàn cầu. Các bên cam kết viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước đang phát triển.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres đã hoan nghênh tuyên bố này và hôm
nay ông sẽ có mặt tại các cuộc họp của nhóm G7. Lãnh đạo 7 nước công nghiệp
hàng đầu thế giới muốn tìm mọi cách tránh để tái diễn khủng hoảng y tế như vừa
qua. Do vậy các bên sẽ đưa ra bản tuyên bố Carbis Bay.
Anh Quốc trong cương vị chủ nhà đánh giá đây là một
văn bản mang tính lịch sử. Tuyên bố này dự trù rút ngắn thời gian, từ các khâu
bào chế vac-xin đến trị liệu và chẩn bệnh ; tăng cường các phương tiện
giám sát về mặt y tế, cải tổ Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên, tranh cãi liên
quan đến vấn đề bảo vệ bằng sáng chế vac-xin. Mỹ và Pháp chủ trương từ bỏ bản
quyền sáng chế vac-xin, thế nhưng Berlin phản đối biện pháp này.
Ngoài ra, các lãnh đạo G7 hôm nay tập trung nhiều
vào vế ngoại giao, mà điển hình là hàng loạt các cuộc họp song phương diễn ra
trong ngày. Sáng nay chẳng hạn tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã có một buổi
làm việc với thủ tướng Anh Boris Johnson và đến chiều nguyên thủ Pháp sẽ họp với
đồng nhiệm Mỹ Joe Biden. Bang giao quốc tế là trọng tâm của các cuộc hội thảo
bàn tròn, với Nga và Trung Quốc là hai thách thức. Khối G7 muốn khẳng định những
giá trị dân chủ tự do. Ngay từ hôm qua, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt qua việc tố
cáo Washington « kéo bè, kết đảng ».
Sau cùng là dự án đánh thuế toàn cầu với các
doanh nghiệp đa quốc gia. Cuối tuần trước, chúng ta đã đề cập nhiều đến hồ sơ
này nhân cuộc họp cấp bộ trưởng Tài Chính G7. Khuya hôm qua, cố vấn an ninh quốc
gia của Nhà Trắng thông báo trên Twitter rằng G7 sẽ thông qua đề xuất của Mỹ
đòi các doanh nghiệp đa quốc gia đóng thuế tối thiểu là 15 % ».
No comments:
Post a Comment