Vi phạm quyền tự do tôn giáo qua việc cấp căn cước công dân
Quang Nguyên - VNTB
21/03/2021 1:39
https://vietnamthoibao.org/vntb-vi-pham-quyen-tu-do-ton-giao-qua-viec-cap-can-cuoc-cong-dan/
(VNTB) – Hành vị bắt buộc
hay ‘lừa” người dân phải ghi vào mục tôn giáo KHÔNG là vi phạm quyền tự do tín
ngưỡng, và niềm tin.
Chính
quyền VN đang yêu cầu người dân từ 14 tuổi trở lên thay hay làm mới thẻ căn
cước công dân, tuy nhiên trong những ngày qua, nhiều người phản ánh rằng
khi đăng ký làm thẻ căn cước công dân gắn chip, mục 7 tôn giáo thường bị cán bộ
phòng cảnh sát quản lý hành chính của công an bắt ghi là ‘không tôn giáo’. Hành
vi này cho thấy rõ ràng chính quyền VN cho phép công an quản lý hành chính vi
phạm tôn giáo thô bạo.
Trong
tình trạng người tin theo Phật Giáo bị o ép, làm khó dễ không được quyền
ghi mục “Tôn Giáo: Phật Giáo”, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội
Phật Giáo VN, vẫn thường tuân rất dễ dàng lệnh của chính phủ, phải lên tiếng:”
..có nhận được phản ánh, kiến nghị của một số ban trị sự về việc một số phật tử
khi đi làm thẻ căn cước công dân đăng ký mục tôn giáo là Phật giáo nhưng không
được cơ quan cấp chấp nhận.”
Công
văn số: 52/HĐTS-VP1 của GHPGVN về việc đăng ký mục 7 Tờ khai CCCD khi làm
Căn cước công dân ngày 16 tháng 3 2021 của GHPGVN “hướng dẫn Phật tử khi đi
đăng ký làm CCCD phải mang theo Giấy Chứng nhận Phật tử, Giấy Chứng nhận Quy y
Tam Bảo…”
Nhà báo Chu Minh Khôi cũng viết trên trang
báo Giác Ngộ (*):
Ngày
5-1-2021, tôi đến Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội của Công
an thành phố Hà Nội (số 6 Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) để xin
cấp lại thẻ căn cước công dân. Một cán bộ mang quân hàm đại úy phụ trách tiếp
nhận hồ sơ tại đây yêu cầu tôi xuất trình giấy chứng nhận xuất gia, với lý do
trong bản khai của tôi, ở mục “Tôn giáo” có ghi thông tin là “Phật giáo”. Khi
tôi giải thích không phải người xuất gia, mà chỉ là cư sĩ, tức là Phật tử, thì
vị cán bộ nói rằng phải có giấy chứng nhận xuất gia thì mới được công nhận tôn
giáo là “Phật giáo”. Vị cán bộ đưa cho tôi tờ khai khác, yêu cầu tôi viết lại,
ở phần “Tôn giáo” phải ghi chữ “Không”.
Tôi
tiếp tục giải thích rằng tín đồ Phật giáo bao gồm các Tăng, Ni – tức là tu sĩ ở
chùa, và những người Phật tử tu tại gia – tức là không ở chùa và cho biết thêm
thông tin tôi có giấy chứng nhận quy y – tu tại gia do nhà chùa cấp. Vị cán bộ
vẫn khẳng định: “Nhìn anh đầu không cạo tóc, không mặc áo tu sĩ thì biết không
phải người xuất gia rồi! Giấy chứng nhận quy y như anh nói không có giá trị
công nhận tôn giáo là Phật giáo. Phải có giấy chứng nhận xuất gia do Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cấp thì mới có giá trị!”, rồi nhất quyết yêu cầu tôi phải
viết lại bản khai. Một lần nữa, tôi trình bày về vấn đề tôn giáo và khẳng định
tôi có tôn giáo là Phật giáo.
Thấy
tôi “dây dưa” tranh luận mà không chịu “sửa”, một vị mang hàm thiếu tá – dường
như là lãnh đạo của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng
tham gia vào việc “giải thích” cho kẻ cứng đầu là tôi. Vị này tiếp tục khẳng
định: “Chỉ người xuất gia mới được khai tôn giáo Phật giáo!”. Mặc dù vậy, tôi
vẫn kiên quyết không viết lại bản khai. Tưởng như các cán bộ chức trách “xuống
nước” khi đại úy phụ trách tiếp nhận hồ sơ bảo: “Để tôi làm thủ tục của anh cho
nhanh”. Ngay sau đó, anh mở ngăn kéo lấy bút phủ (bút xóa) bôi trắng chữ “Phật
giáo” trong bản khai của tôi, rồi viết đè lên chữ “Không”. Ngay sau đó, tôi
được mời vào bàn lấy dấu vân tay và chụp ảnh, rồi họ đưa cho tôi bản in phiếu
thu nhận thông tin căn cước công dân, trong đó phần tôn giáo có chữ “Không”.
Nhà
báo này cho biết thêm :
Tôi
vẫn tiếp tục khẳng định mình có tôn giáo, bởi trong nhiều năm qua, trên các bản
lý lịch đều tự mình ghi chữ “Phật giáo” trong mục này. Nhưng với những Phật tử
khác thì sao? Chắc hẳn sẽ không ít người đã và sẽ nghe theo lời của cán bộ kê
khai, để tự xóa chữ “Phật giáo”.
Việc
bằng lòng khai hay không tôn giáo trong mục 7 tờ khai CCCD là quyền tự do của
mỗi công dân. Việc tự nhận, hay không là tín đồ của bất cứ tôn giáo nào trong
bản thống kê dân số cũng không ngoại lệ.
Theo
luật tín ngưỡng của VN năm 2016 Khoản 5 Điều 2 quy định: Tôn giáo là niềm tin
của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn
thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hành vị bắt buộc hay ‘lừa” người
dân như trường hợp nhà báo Chu Minh Khôi của báo Giác Ngộ nói trên, phải
ghi vào mục tôn giáo KHÔNG là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, và niềm tin.
Người
dân không cần phải đưa ra bằng chứng mình theo tôn giáo nào khi điền mẫu căn
cước, hay bản thống kê dân số.
Công
văn Số: 52/HĐTS-VP1 về việc đăng ký mục 7 Tờ khai CCCD khi làm Căn cước công
dân ngày 16 tháng 3 2021 của GHPGVN (**) là một văn bản chấp nhận sự sai trái
của người cấp CCCD và phụ lòng tin của hàng triệu người con Phật nhưng
không xuất gia hay quy y, không có pháp danh. Giáo hội PGVN đáng lẽ phải lên
tiếng phản đối sự vi phạm tự do tôn giáo của những người thi hành công vụ thì
lại yêu cầu người đi làm CCCD phải mang theo giấy tờ chứng minh mình là người
đi tu. Hàng triệu người tin Phật, tự nhận mình theo Phật Giáo nhưng không quy
y, không có pháp danh theo công văn này bắt buộc phải để nhân viên công an ghi
vào CCCD ‘niềm tin vào tôn giáo’ của họ. Hàng triệu người Việt không xuất gia,
không quy y vẫn tự nhận mình là Con Phật, trong nhà vẫn có Bàn Thờ Phật
Mục
số 7 trong bản khai để cấp CCCD xâm phạm quyền riêng tư của người dân. Công ước
về quyền con người ghi: Không ai phải bị hỏi về niềm tin tôn giáo của
mình.
Chính
phủ VN quy định trẻ em từ 14 tuổi trở lên phải có CCCD. Các em vị thành niên
chỉ mới vừa học hết cấp hai rất dễ nghe theo lời chỉ dẫn của người lớn, nhất là
lại của nhân viên chính quyền. Những người chân chất thật thà, hay ít học,
thường sợ hãi dễ nghe theo lời nhân viên cán bộ. Hai nhóm đối tượng này
dễ bị vô tình khước từ tôn giáo, niềm tin của mình khi nhân viên cảnh sát bắt
ghi tôn giáo không.
Người
có tín ngưỡng xin cấp mới hay đổi căn cước để người làm căn cước cho mình ghi
Tôn Giáo KHÔNG là đã vô tình hay cố ý khước từ tôn giáo mình. Người theo Phật
bỏ Phật, người theo Chúa chối Chúa, Người Hòa Hảo chối Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ,
người Cao Đài bỏ Đấng Chí Tôn…
Việt
Nam có rất nhiều người theo Đạo Mẫu, thờ Mẫu, tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại
suốt cả mấy nghìn năm. Tôi nghĩ người thờ Mẫu phái ghi vào mục tôn giáo: Thờ
Mẫu hay Đạo Mẫu. Đây là một hãnh diện vinh danh Mẫu của mình.
Ngoài
ra hàng triệu công dân Việt vẫn tự nhận là theo đạo Ông Bà cần ghi vào CCCD Tôn
giáo: Đạo Ông Bà, để không trở thành người vô thần cộng sản.
Trao
đổi với PV Một Thế Giới (***) về vấn đề này, sư thầy trụ trì của một ngôi chùa
ở Hà Nội cho rằng: Là phật tử thì hãy kê khai là Phật giáo trong thẻ căn cước
công dân. Thầy nói rằng, quý phật tử khi đi làm lại thẻ căn cước công dân mới
trên 63 tỉnh thành khắp cả nước, hãy mạnh dạn kê khai và kiểm tra xác nhận lại
ở mục Tôn giáo là Phật giáo trước khi ký xác nhận vào tờ khai xác nhận thông
tin. Đây là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân được pháp luật bảo vệ và
đây cũng là trách nhiệm của mỗi phật tử đối với sự phát triển Phật giáo của
Việt Nam.
“Đối
với những phật tử vừa mới được quy y tam bảo, hoặc những phật tử đã quy y tam
bảo, hoặc gia đình ba mẹ theo đạo Phật, nhưng vì lý do nào đó mà trước đây chưa
kê khai tôn giáo là Phật giáo thì nhân khi làm lại thẻ căn cước công dân mới có
gắn chip hãy kê khai ở mục Tôn giáo là Phật giáo”, vị sư thầy nhấn mạnh.
Vụ
xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của những nhân viên, cán bộ trong chính quyền
VN qua việc cấp phát CCCD chưa nghe các tôn giáo khác như Công Giáo, Hòa Hảo,
Cao Đài, Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, Tin Lành, Bà La Môn, Hồi Giáo… phản
ứng hay hướng dẫn tín đồ của mình.
*****
Công
ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được VN công nhận viết:
Điều 18.
1.
Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này
bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự
do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người
khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực
hành và truyền giảng.
2.
Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin
theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
3.
Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp
luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng,
sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của
người khác.
4.
Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha
mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo
và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.
Điều 19.
1.
Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2.
Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận
và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên
truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua
bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ.
3.
Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa
vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế
nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và
là cần thiết để:
a)
Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b)
Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã
hội.
______________
Ghi
chú:
(***)
https://1thegioi.vn/lam-the-can-cuoc-ghi-ton-giao-la-phat-giao-phai-co-giay-chung-nhan-162630.html
https://tuoitre.vn/nhung-luu-y-ve-thu-tuc-cap-can-cuoc-cong-dan-moi-20210319075825718.htm
Tin
bài liên quan:
VNTB
– Quyền tự do tôn giáo nhìn từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
VNTB
– Dân chủ, nhân quyền Việt Nam không kỳ vọng gì vào Nguyễn Phú Trọng.
VNTB
– Cuộc chiến 1979: tình nghĩa Đảng anh – Đảng em
VNTB
– Vì sao thủ tục lý lịch cá nhân lại có mục “tôn giáo”?
===============================================
TÀI LIÊU :
'Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo'
VOA Tiếng Việt | 31/07/2014
No comments:
Post a Comment