Monday, 22 March 2021

VÌ SAO NGƯỜI MỸ GỐC Á KHÓ TÌM ĐỒNG MINH KHI BỊ KỲ THỊ? (Harriet Nguyen - Luật Khoa)

 



 

Vì sao người Mỹ gốc Á khó tìm đồng minh khi bị kỳ thị?

HARRIET NGUYEN  -  LUẬT KHOA

22/03/2021

https://www.luatkhoa.org/2021/03/vi-sao-nguoi-my-goc-a-kho-tim-dong-minh-khi-bi-ky-thi/

 

 

Chiếc huy hiệu thiểu số kiểu mẫu khiến người gốc Á trở nên vô hình trong xã hội Hoa Kỳ.

 

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-28.jpeg

"Ngưng thù ghét người châu Á" - một người cầm biểu ngữ tại quảng trường McPherson, Washington, DC, 21/3/2021. Ảnh: AFP.

 

Hôm 17/3, đài NBC News đăng một dòng tweet với nội dung “Làm thế nào để người Da Đen có thể là đồng minh mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Á lúc này” kèm theo một bài viết về cách mà liên minh các nhóm sắc dân thiểu số Mỹ có thể giúp chống lại sự thù ghét, phân biệt sắc tộc.

 

Trái với nội dung kêu gọi đầy tính đoàn kết, hỗ trợ người Mỹ gốc Á, hàng loạt các bình luận ở dưới lại mang màu sắc tiêu cực. Một trong số đó có nội dung như sau:

 

“Mấy người thật cả gan khi dám kêu gọi người Da Đen đấu tranh cho một nhóm người đã từng phân biệt đối xử với chính người Da Đen. Người Mỹ Da Đen đã đấu tranh đủ rồi… và nó đã đem lại lợi ích cho tất cả sắc dân thiểu số của đất nước này. Những người khác phải tự đấu tranh lấy cho chính họ.”

 

Bình luận này có tới 7.300 lượt yêu thích. Một loạt những bình luận sau đó cũng đều có nội dung tương tự: Người Mỹ gốc Á hãy tự lo lấy đi!

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-29-1024x640.jpeg

Ảnh chụp màn hình bài đăng của NBC News và bình luận trên Twitter. Tweet này sau đó đã bị xóa.

 

Không thể không đau lòng khi đọc những bình luận trên, nhất là khi ngày càng nhiều vụ tấn công người gốc Á trở nên bạo lực và táo tợn hơn.

 

Chuyện gì đang xảy ra ở nước Mỹ? Phải chăng giờ đây ngay cả các sắc dân da màu cũng căm ghét người gốc Á chúng ta? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần lùi lại một bước, hãy thử “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

 

 

Thiểu số “kiểu mẫu” vô hình

 

Từ Vũ Hán, Trung Quốc, dịch bệnh COVID-19 lan đến Hoa Kỳ trong một bối cảnh chuyển giao chính trị không thể gay gắt và chia rẽ hơn.

 

Mỹ đã từng được xem là chốn thiên đường cho cả những con chiên Thanh giáo lẫn những kẻ tha hương tìm đến bến bờ tự do, nhưng COVID-19 đã vạch trần những góc khuất tăm tối nhất, khoét sâu khác biệt tư tưởng tả – hữu, tích tụ dần thành một quả bom nổ chậm, chỉ chờ chực nổ.

 

Hồi tháng 3/2020, Donald Trump công khai gọi virus corona là “virus cúm Tàu” (Chinese virus). Đó là một cách gọi có lẽ không sai về lý, nhưng nó lại như một chiếc mũi dùi thô bạo đâm thủng lớp vỏ mỏng manh của quả bóng hận thù, từ đó làm bùng phát hàng loạt các cuộc tấn công đối với người gốc Á.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-21.png

Ảnh chụp bài phát biểu của Donald Trump vào ngày 19/3/2020, trong đó chữ “corona” được gạch bỏ và thay bằng “Chinese”. Nguồn: Jabin Botsford/ The Washington Post.

 

Đến cuối năm 2020, khi chứng kiến một người phụ nữ da nâu đứng cạnh Joe Biden trở thành người phụ nữ gốc Á đầu tiên giữ chức phó tổng thống Hoa Kỳ, người ta dễ tưởng rằng những cuộc tấn công người gốc Á sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, khi dịch bệnh ngớt đi ở một số bang, cuộc sống dần quay trở lại nhịp độ cũ, các vụ việc tấn công người gốc Á thay vì giảm lại ngày càng gia tăng.

 

Có lẽ những người bất ngờ hơn ai hết là cộng đồng châu Á, vốn trước giờ sống như những thành viên ngoan ngoãn của xã hội Hoa Kỳ. Họ chọn cách sống khép kín thu mình, không muốn gây phiền phức với ai, nhưng giờ lại trở thành nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc.

 

 

Mặt trái của chiếc huy hiệu “thiểu số kiểu mẫu”

 

Định kiến “model minority” (thiểu số kiểu mẫu) ban đầu như một chiếc huy hiệu được sắc dân châu Á đeo lên mình một cách tự hào, như một lời minh chứng rằng: “Chúng tôi cũng là dân nhập cư, nhưng chúng tôi thành công, chúng tôi hòa nhập rất tốt với xã hội Hoa Kỳ là đằng khác”. Nhưng cũng chính những chiếc huy hiệu ấy lại trở thành gông cùm của áp lực phải thành công, đồng thời che lấp những góc khuất, những nỗi ê chề của sắc tộc gốc Á – vốn thường rất trọng sĩ diện.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-30.jpeg

Các sắc dân gốc Á mang trong mình định kiến về một “thiểu số kiểu mẫu”. Ảnh minh họa: Kennedy School Review.

 

Những đứa trẻ gốc Á không có kết quả học tập hay sự nghiệp thành công đúng như kỳ vọng của gia đình và định kiến của xã hội thì gần như bị xem là thất bại. Điều này có thể thấy rõ nhất qua trường hợp những người Việt từng bị tù tội khi còn là thanh thiếu niên. Dù được mãn hạn tù, được chính quyền và xã hội Mỹ nói chung chào đón tái hòa nhập, họ vẫn bị chính cộng đồng của mình coi như một vết nhơ.

 

Khi nhiều người gốc Á như Việt Nam, Campuchia bị chính quyền Trump trục xuất về nước vào thời điểm 2018-2019, cộng đồng người gốc Á gần như chẳng đoái hoài đến họ.

 

Vì người châu Á quá thành công, quá nghe lời, quá cam chịu, và quá lười tham gia chính trị, gần như họ trở nên vô hình trong xã hội Hoa Kỳ. Thói quen sống quây quần trong cộng đồng khiến người Việt càng thiếu tương tác với các nhóm sắc tộc khác. Nghệ sĩ hài gốc Việt Ali Wong từng đùa trong một phân đoạn thuộc series hài độc thoại (standup comedy) “Baby Cobra” là bà mẹ gốc Việt của cô không có tới nổi một người bạn da đen.

 

Chi tiết gây cười này làm nổi lên một định kiến ngấm ngầm trong cộng đồng người gốc Á, trong đó có người Việt, mà ít ai dám thẳng thắn thừa nhận: sự coi thường, khinh miệt với những cộng đồng người da màu khác.

 

Chính vì những thái độ thiếu cảm thông và thấu hiểu này, họ càng ít tham gia ủng hộ các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho các nhóm sắc tộc thiểu số ở Hoa Kỳ như Black Lives Matter.

 

 

Lực cản hòa nhập

 

Có hai lực cản lớn dẫn đến chậm trễ trong việc hòa nhập vào xã hội Mỹ của người gốc Á. Đầu tiên là lực cản đến từ bên trong. Nhiều người gốc Á dường như cũng không coi chính mình là người Mỹ. Khi nhiều người thuộc thế hệ trước ra đi với tâm thế người tị nạn, họ mong muốn một ngày trở về cố hương, phục dựng lại những giá trị xưa cũ. Vì vậy, họ mang tâm thế sống nhờ, sống tạm.

 

Lực cản còn lại đến từ bên ngoài. Về diện mạo, người gốc Á vẫn luôn bị xem là quá khác biệt so với nhóm sắc dân da đen hay gốc Mỹ Latin. Một người gốc Á, dù sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, vẫn thường phải đối mặt với những câu hỏi, câu nói ngớ ngẩn như “bạn thực sự đến từ đâu?” hay “tiếng Anh của bạn tốt thật đấy”.

 

Đặc biệt với cộng đồng gốc Việt, có thể thấy, thế hệ lớn tuổi thì từ chối hòa nhập, sống như mình ở đất khách, đến cả lá phiếu cử tri trong tay cũng không tin nó là của mình. Họ sống ở đất nước bầu cử tự do mà vẫn cứ mong được bỏ một lá phiếu ở quê hương độc tài. Trong khi đó, thế hệ trẻ thì khao khát và có khả năng hòa mình vào dòng chảy sắc tộc hơn, nhưng vô tình bị tách ra rìa.

 

https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/03/image-31-1024x576.jpeg

“Các nhóm thiểu số phải đoàn kết lại”. Ảnh: Marcela/ Flickr.

 

Và rồi giờ đây, khi chính họ trở thành nạn nhân mới nhất của tình trạng phân biệt chủng tộc, nỗi ám ảnh của những trại tạm giam người Mỹ gốc Nhật thời Thế chiến II đột nhiên khiến tất cả bất giác rùng mình. Nhưng nhiều người gốc Á, vì quá mải theo đuổi danh vọng và tiền tài, đã quá xa rời những cộng đồng đấu tranh vì quyền lợi cho những người như chính họ.

 

Họ đã ở bên lề xã hội quá lâu, chọn cách đứng ngoài rìa của những cuộc tranh đấu đầy mồ hôi và nước mắt. Vì vậy, cũng chẳng ngạc nhiên khi đến một lúc, họ cũng bị cho ra rìa một cách lạnh lùng không thương tiếc.

 

Đã đến lúc người Mỹ gốc Á nói chung, và người gốc Việt nói riêng cần xác định danh tính của mình. Chúng ta là người Mỹ hay người Việt?

 

Là người Mỹ thì chúng ta có lẽ cần phải nói tiếng Anh. Là người Mỹ, chúng ta phải biết cách hòa nhập và sống chan hòa với các sắc tộc khác. Là người Mỹ, hãy đi bầu, hãy tham gia tranh cử. Là người Mỹ, phải biết lên tiếng trước những bất công trong xã hội, dù nó có liên quan mật thiết đến chúng ta hay không.

 

Vì biết đâu, một ngày nào đó, chính chúng ta lại trở thành nạn nhân.

 


Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài bình luận xin gửi cho Luật Khoa tại đây.

 .

========================================================================

 .

Biểu tình rầm rộ ở Atlanta, New York, Washington, DC chống kỳ thị gốc Á

Người Việt

Mar 21, 2021

https://www.nguoi-viet.com/photo/bieu-tinh-ram-ro-o-atlanta-new-york-washington-dc-chong-ky-thi-goc-a/

 

ATLANTA (NV) – Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trong hai ngày 20 và 21 Tháng Ba tại Atlanta, New York, Washington, DC chống nạn kỳ thị người gốc Á và tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát 8 người ở Atlanta, trong đó có 6 người gốc Á.

 

Các cuộc biểu tình đánh động lương tâm người Mỹ, nơi mà nạn kỳ thị và tấn công người gốc Á nổi lên trong vài năm qua nhất là khi có đại dịch COVID-19.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-01-1536x1024.jpg

Cuộc biểu tình nổ ra trên đường phố Atlanta hôm 20 Tháng Ba, bày tỏ sự ủng hộ đối với cộng đồng gốc Á châu Thái Bình Dương. (Hình: Megan Varner/Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-02-1536x1024.jpg

Người biểu tình mang theo biểu ngữ kêu gọi hãy ngừng tân công người gốc Á. (Hình: Megan Varner/Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-04-1536x1025.jpg

Cuộc biểu tình ở New York nổ ra hôm 21 Tháng Ba tại Columbus Park, tưởng niệm các nạn nhân ở Atlanta và kêu gọi ngừng kỳ thị người gốc Á. (Hình: David Dee Delgado/Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-03-1536x1022.jpg

Người biểu tình mang theo các khẩu hiệu với lời kêu gọi rất mạnh mẽ. (Hình: ED JONES/AFP via Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-05-1536x1024.jpg

 Cuộc biểu tình ở Times Square, New York hôm 20 Tháng Ba. (Hình: David Dee Delgado/Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/BieuTinh-06-1536x1025.jpg

Hàng ngàn người tham gia biểu tình ở Columbus Park, New York hôm 21 Tháng Ba. (Hình: Michael M. Santiago/Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-07-1536x1024.jpg

Cuộc biểu tình ở McPherson Square, thủ đô Washington, DC. Hôm 21 Tháng Ba. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/Bieu-Tinh-08-1536x1025.jpg

Một người mang biểu ngữ tìm nơi cao nhất để cất tiếng nói tronng cuộc biểu tình ở thủ đô Washington, DC. Hôm 21 Tháng Ba. (Hình: Alex Wong/Getty Images)

 

                                                     ***

 

TIN LIÊN QUAN

 

Chủ cây xăng gốc Á ở California bị xịt hơi cay, miệt thị chủng tộc

Mar 21, 2021

.

Hàng trăm người biểu tình ở Atlanta phản đối vụ giết người gốc Á

Mar 20, 2021

.

Ông da trắng cứu một cô gốc Á Châu khỏi bị tấn công ở San Jose

Mar 20, 2021

.

Một bà cao niên gốc Á Châu bị cướp giữa ban ngày ở Dali City

Mar 20, 2021

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats