Monday, 22 March 2021

QUÂN ĐỘI MIẾN ĐIỆN và NHỮNG "ĐỒNG TIỀN MÁU" (Thụy My - RFI)

 



NỘI DUNG :

Quân đội Miến Điện và những « đồng tiền máu »

Thụy My  -  RFI

.

Miến Điện: Biểu tình tiếp diễn, ASEAN và EU rắn giọng với tập đoàn quân sự

Minh Anh  -  RFI

 

===================================================

.

.

Quân đội Miến Điện và những « đồng tiền máu »

Thụy My  -  RFI

Đăng ngày: 21/03/2021 - 17:00

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210321-quan-doi-mien-dien-dong-tien-tai-chinh

 

The Economist tuần nàytrong bài « Đồng tiền máu » đã nhận định, áp lực kinh tế khó thể làm tập đoàn quân sự Miến Điện lùi bước trước phong trào phản kháng, nhưng sự bất tài của quân đội có thể khiến nền kinh tế suy sụp.

 

https://s.rfi.fr/media/display/e05ef2ca-6efc-11eb-8ccc-005056a964fe/w:1280/p:16x9/2020-06-10T132242Z_1_LYNXMPEG591D6_RTROPTP_4_MYANMAR-CHINA-JADE.webp

Nhân công lao động tại một khu khai thác khoáng sản ở Hpakant, bang Kachin, Miến Điện. © REUTERS/Soe Zeya Tun

 

Từ sau vụ đảo chính đến nay, đã có hơn 200 người Miến Điện thiệt mạng. Nhiều nạn nhân bị các tay súng thiện xạ bắn vào đầu khi họ xuống đường, số khác bị lãnh đạn một cách hú họa. Người dân vẫn tiếp tục biểu tình, nhưng trước sự kiên quyết của quân đội, nhiều người đặt hy vọng vào phong trào tẩy chay, bất tuân dân sự.

 

Một số dấu hiệu cho thấy tập đoàn quân sự đang thiếu tiền mặt. Vài ngày sau đảo chính, ngân hàng trung ương cố gắng chuyển 1 tỉ đô la từ Federal Reserve Bank ở New York về, nhưng bị chính phủ Mỹ chận lại. Hôm 15/02, chính quyền định bán 200 tỉ kyat (142 triệu đô la) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng không thành công.

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước lượng dự trữ ngoại hối của Miến Điện là 6,7 tỉ đô la, kể cả 1 tỉ đô đang nằm ở New York, tương đương 5 tháng nhập khẩu. Miến Điện phải nhập nhiều loại hàng thiết yếu.

 

Đầu tư nước ngoài đã bỏ đi không ít trong cơn lốc, các vụ đốt nhà máy Trung Quốc mới đây càng gây thêm lo ngại. Trước đảo chính, Ngân hàng Thế giới đã dự báo Miến Điện thâm hụt 8,1% GDP trong năm nay, và phong trào đình công càng làm nền kinh tế tê liệt.

 

Đối với mọi chính quyền bình thường, các con số báo động trên đây sẽ khiến phải thay đổi. Nhưng tập đoàn quân sự không phải là chính quyền bình thường.

 

Họ có thể tiếp tục với thu nhập khiêm tốn hơn từ nguồn lợi thiên nhiên. Tatmadaw (quân đội) từ lâu đã có liên can đến các vụ buôn lậu đá quý, gỗ, « bảo kê » các băng nhóm ma túy tổng hợp và có khi còn « trấn lột » cả đồng đội, như buộc quân nhân dùng một phần lương mua cổ phiếu. Tuần báo Anh nhắc lại rằng trong quá khứ, Tatmadaw đã nhiều lần làm kinh tế Miến Điện xuống dốc.

 

                                                  ***

Miến Điện: Biểu tình tiếp diễn, ASEAN và EU rắn giọng với tập đoàn quân sự

Minh Anh  -  RFI

Đăng ngày: 21/03/2021 - 11:58

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210321-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1.....BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1

 

Làn sóng đòi dân chủ tại Miến Điện tiếp tục thách thức giới quân sự. Trong đêm thứ Bảy rạng sáng Chủ Nhật 21/03/2021, người dân tại nhiều nơi ở Miến Điện lại xuống đường phản đối quân đội đảo chính. Trước các hành động trấn áp đẫm máu làm gần 250 người chết, nhiều nước ASEAN và Liên Hiệp Châu Âu đã có những lời lẽ cứng rắn hơn với giới quân nhân Miến Điện.

 

https://s.rfi.fr/media/display/a1a61eb4-8a18-11eb-940a-005056bf87d6/w:1280/p:16x9/000_96E288.webp

Ảnh minh họa : Người biểu tình với thiết bị chống hơi cay tren đường phố Rangoon, ngày 20/03/2021. AFP - STR

 

Ngoài con số hàng trăm người thiệt mạng, tính đến hôm nay đã có 2.500 người bị bắt và nhiều nhiều bị mất tích. Tại Mandalay, những người phản đối giương cao biểu ngữ đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, đang bị quân đội giam giữ tại một nơi bí mật từ 49 ngày qua. Còn tại bang Kachin, những người biểu tình tụ tập thắp sáng hàng trăm ngọn nến.

 

Theo AFP, các cuộc đình công từ giới bác sĩ, giáo viên, nhân viên ngân hàng hay đường sắt từ 6 tuần qua nhằm phản đối chế độ quân sự, làm tê liệt nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước.

 

Trước hành động trấn áp đẫm máu nhắm vào phong trào đấu tranh dân sự, áp lực quốc tế đang gia tăng. Nhiều nước láng giềng trong khối ASEAN cũng như nhiều đại sứ trong khối Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu rắn giọng.

 

 

Thông tín viên đài RFI, Carol Isoux, từ Bangkok tường thuật :

 

« Chúng tôi phản đối hành động bạo lực được sử dụng nhắm vào người dân nước láng giềng Miến Điện của chúng tôi », đất nước « rơi vào bất ổn do việc một nhóm thiểu số hành động chỉ vì những lợi ích riêng của mình ». Những lời lẽ cứng rắn này là từ thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin. Cùng với Indonesia, ông kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp các nước khối ASEAN về tình hình Miến Điện.

 

Giọng điệu mà các nước láng giềng của Miến Điện sử dụng giờ đây đã tỏ ra dứt khoát hơn so với thái độ trung lập thường thấy và luôn lo lắng tránh can dự vào chuyện nội bộ của các nước thành viên. Nhưng cuộc thảm sát thường nhật nhắm vào người biểu tình tay không vũ khí, những vụ bắt bớ ồ ạt và tùy tiện đã buộc những nước Đông Nam Á này phải giũ bỏ sự dè dặt quen thuộc.

 

Cuộc họp khẩn cấp sẽ phải xem xét các biện pháp trừng phạt có thể nhắm vào tập đoàn quân sự. Singapore, thành viên của ASEAN là quốc gia nước ngoài mà giới tướng lĩnh Miến Điện có nhiều tài khoản ngân hàng và những lợi ích tài chính nhất. Thế nên, hiệu quả của các biện pháp trừng phạt phần lớn dựa vào đảo quốc nhỏ này. »

 

Ngày mai, thứ Hai, 22/03/2021, Liên Hiệp Châu Âu thông báo trừng phạt 11 sĩ quan Miến Điện có tham gia trấn áp. Bruxelles đang hoàn tất các biện pháp cưỡng chế nhắm vào các lợi ích kinh tế của nhiều thành viên tập đoàn quân sự.

 

-----------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Miến Điện : Một tổ chức nhà sư kêu gọi quân đội ngừng tàn sát người biểu tình

 

Miến Điện: Dù bị đàn áp, người dân tiếp tục chống đảo chính quân sự

 

 “Liên Minh Trà Sữa”: Giới trẻ Châu Á ủng hộ phong trào chống đảo chính tại Miến Điện

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats