Đông
Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc
Lê Mạnh Hùng
Mar 3, 2021
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/dong-nam-a-giua-my-va-trung-quoc/
Trong trận chiến tranh lạnh kéo dài 45 năm giữa Mỹ
và Liên Xô, hai bên đã đụng độ hoặc nóng (qua những đại diện hoặc trực tiếp)
hoặc lạnh trên khắp thế giới. Nhưng chiến trường chính của cuộc chiến tranh
lạnh là Châu Âu, nơi mà Liên Xô thường xuyên lo ngại các chư hầu có thể tách ra
theo phương Tây, trong lúc Mỹ thì lo rằng các đồng minh của mình có thể tìm một
thỏa thuận riêng với Liên Xô.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/A1-Dong-Nam-A-giua-My-Trung-1536x1090.jpg
Ít nhất một quốc gia
Đông Nam Á, Cambodia nay trở thành hầu như là chư hầu của Trung Quốc. Trong hình, Chủ Tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ Tướng Cambodia Hun Sen. (Hình minh họa:
Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images)
Cuộc cạnh tranh lần này giữa Mỹ và Trung Quốc may
mắn là còn ít căng thẳng hơn. Lực lượng quân sự hai bên hãy còn chưa ở trong
tình trạng tích cực chuẩn bị chiến đấu qua một đường chiến tuyến vạch sẵn tuy
rằng tại Đài Loan và Bắc Hàn hai bên vẫn còn ở trong tình trạng căng thẳng vốn
có từ nhiều chục năm nay. Tuy nhiên giống như chiến tranh lạnh, hai bên cũng có
một chiến trường chính mà cạnh tranh sẽ gay gắt nhất: Đông Nam Á. Và tuy rằng
tại đây không có một chiến tuyến vạch sẵn như Châu Âu thời Chiến Tranh Lạnh,
nhưng điều đó chỉ làm cho cuộc đấu tranh trở thành phức tạp hơn.
Các nước Đông Nam Á lúc này đã nhìn Mỹ và Trung
Quốc như hai cực của một nam châm kéo đất nước mình đi theo hai chiều đối
nghịch. Tỷ dụ như những người chống lại cuộc đảo chính gần đây tại Miến Điện đã
giăng các biểu ngữ tấn công Trung Quốc vì đã ủng hộ các ông tướng cũng như kêu
gọi Mỹ can thiệp. Các chính phủ vì thế cảm thấy bị áp lực phải chọn bên.
Năm 2016, ông Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines,
hung hăng tuyên bố nước ông “ly dị nước Mỹ” và cam kết phục tùng Trung Quốc.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông và việc Mỹ bác bỏ
việc đòi chủ quyền này đã tạo ra những tranh cãi gay gắt bên trong tổ chức
chính tập hợp các quốc gia này, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) mà
Trung Quốc tìm cách thu phục.
Tranh chấp về Đông Nam Á sẽ còn trở nên gay gắt nữa
vì hai lý do. Thứ nhất Đông Nam Á càng ngày càng trở nên có tầm quan trọng
chiến lược đối với Trung Quốc. Đông Nam Á nằm ngay phía dưới Trung Quốc, chặn
ngang con đường hàng hải huyết mạch chuyên chở dầu hỏa và các nguyên liệu đến
cho Trung Quốc và mang hàng hóa Trung Quốc xuất cảng sang các nước khác. Trong
lúc Trung Quốc bị chặn ngang ở phía Đông bởi vì Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan,
thì cả ba đều là những đồng minh trung thành của Mỹ, do vậy Đông Nam Á là trận
địa đỡ khó khăn hơn cả về kinh tế và quân sự. Đông Nam Á cũng cung cấp cho
Trung Quốc cửa ngõ để có thể đi ra được cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương. Chỉ
trở thành thế lực chi phối tại Đông Nam Á, Trung Quốc mới có thể giải tỏa được
mối lo bị bao vây.
Nhưng Đông Nam Á không chỉ là một trạm trung chuyển
trên đường đi đến các nơi khác. Đông Nam Á tự nó cũng có tầm quan trọng. Đông
Nam Á là quê hương của 700 triệu người, đông hơn là Liên Hiệp Châu Âu, Châu Mỹ
La Tinh hay là vùng Trung Đông. Kinh tế vùng, nếu tính như là một quốc gia sẽ
đứng thứ tư trên thế giới tính theo chỉ số sinh họat, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và
Ấn Độ. Và các nước này còn đang tăng trưởng kinh tế rất mau. Indonesia và
Malaysia tăng trưởng với tốc độ 5-6% trong 10 năm qua; Việt Nam và Philippines
với tốc độ 6-7%. Các nước nghèo như Miến Điện và Cambodia còn tăng trưởng nhah
hơn nữa. Đông Nam Á nay trở thành nơi các công ty quốc tế lựa chọn làm nơi sản
xuất, trong lúc dân chúng nay đã giàu đủ để có thể tạo ra một thị trường hấp
dẫn. Trên phương diện thương mại cũng như trên phương diện địa chính trị, Đông
Nam Á là một phần thưởng đáng quý cho kẻ nào thắng.
Trong hai đối thủ, Mỹ và Trung Quốc, cho đến nay
Trung Quốc đang dẫn trước. Trung Quốc trở thành nước bạn hàng lớn nhất, và đầu
tư vào Đông Nam Á cao hơn Mỹ nhiều lần. Ít nhất một quốc gia Đông Nam Á,
Cambodia nay trở thành hầu như là chư hầu của Trung Quốc. Và hầu như không nước
nào dám công khai đứng về phía Mỹ trong các cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung
Quốc.
Tuy nhiên Trung Quốc cũng có nhiều nhược điểm lớn.
Đầu tư Trung Quốc tuy nhiều, nhưng có nhiều khuyết điểm. Các công ty Trung Quốc
bị tố cáo là làm hủ hóa hay phá hủy môi sinh. Nhiều công ty mang công nhân
Trung Quốc vào làm thay vì dùng dân bản xứ, tạo ra những tranh chấp với dân
chúng bản xứ. Và ngoài ra còn thói của Trung Quốc dùng những biện pháp trừng
phạt thương mại hoặc đầu tư để cảnh cáo các quốc gia nào đã làm Trung Quốc
không hài lòng.
Trung Quốc cũng làm cho các nước láng giềng bất mãn
bằng những hành động đe dọa quân sự. Việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng
những đảo nhân tạo vũ trang trên các cồn cát và ghềnh đá trên Biển Đông, cũng
như quấy rối các tàu đánh cá hoặc các tàu thăm dò của các nước khác, cũng là
một nguồn căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong vùng từ Việt Nam đến
Indonesia. Trung Quốc cũng giữ liên hệ với các đám phiến quân chống lại các
chính phủ trong quá khứ.
Chính những hành động đó đã làm Trung Quốc mất sự
ủng hộ nhiều của dân chúng Đông Nam Á. Các bạo động chống Trung Quốc thường
xuyên xảy ra tại Việt Nam và Indonesia. Ngay cả nước Lào nhỏ bé, một nước độc
tài Cộng Sản mà dân chúng cũng lên tiếng chống lại sự hiện diện gia tăng của
Trung Quốc. Lãnh tụ các quốc gia Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ
trích Trung Quốc vì sợ những ảnh hưởng kinh tế, nhưng họ cũng không dám thân
cận quá với Trung Quốc vì sợ phản ứng của chính dân chúng mình.
Thành ra việc Trung Quốc tìm cách bá quyền tại Đông
Nam Á chưa chắc đã có thể thành công. Các quốc gia Đông Nam Á có thể không muốn
từ bỏ buôn bán và đầu tư với nước láng giềng phía Bắc nhưng họ cũng muốn những
cái gì mà Mỹ có thể mang lại: hòa bình, ổn định và một trật tự thế giới dựa
trên luật pháp trong đó, Trung Quốc không phải cứ cậy sức của mình mà muốn làm
gì thì làm. Giống như tất cả những nước nhỏ khác, các quốc gia Đông Nam Á đều
muốn né tránh không theo một nước nào và tìm cách lợi dụng cuộc đấu tranh giữa
hai bên để kiếm mối lợi cho nước mình.
Đó là cơ hội cho Mỹ. Để tránh cho Đông Nam Á rơi
vào quỹ đạo Trung Quốc, Mỹ nên khuyến khích các quốc gia tại đây hãy mở cửa và
xây dựng các đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Một cơ cầu là xây
dựng việc hội nhập vùng cũng như củng cố các quan hệ với các nước Đông Á như
Nhật Bản và Nam Hàn. Trên hết Mỹ phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ trật tự quốc tế
mỗi khi có những vi phạm về phía Trung Quốc. [qd]
-------------
Xem Thêm
‘Nước
Mỹ đã trở lại,’ ưu tiên cho nhân quyền hay lợi ích?
Mar 2, 2021
.
Nền
dân chủ Myanmar nằm trong tay giới trẻ
Feb 23, 2021
.
Đông
Nam Á chọn Mỹ hay Trung Quốc?
Feb 16, 2021
No comments:
Post a Comment