NHÀ VĂN
NGUYỄN HUY THIỆP QUA ĐỜI (1950-2021)
https://www.facebook.com/khanhtuanng/posts/10158199521973181
Tin cho hay, nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất
đi một cây bút tài năng và tính cách.
Nguyễn Huy Thiệp là một
người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện
ngắn của ông, khởi đăng trên báo Vǎn nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986.
Chỉ một vài nǎm sau đó, cả làng vǎn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là
trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi
ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay
gắt, thậm chí coi vǎn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi
ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay...
Theo ghi chú của
Wikipedia, Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Vì bố ông có làm
việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại "không sạch”.
Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc
tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.
Trong cuộc gặp phỏng vấn
với nhà báo Đức Katharina Borchardt vào năm 2015 (tờ Neue Zürcher Zeitung), ông
có xác nhận về điều này, ông nói rằng "Tại các nước cộng sản người ta luôn
nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và
viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia
đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị
xếp vào loại “không sạch”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn
này, nhân dịp Hà Nội tổ chức rầm rộ chiến thắng 30-4, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
nói thêm "Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết
ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến.
Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả
của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến
tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải
phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi
khi người ta muốn gán ghép cho tôi".
Các tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Bởi cuộc
sống thơ ấu của ông cùng gia đình phải di chuyển nhiều nơi, lao động cực nhọc
để sinh tồn. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và
văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội
làng quê và những người lao động.
Ngoài ra ông còn viết
kịch, thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các
truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong
nước. Sách của ông cũng được dịch ra các thứ tiếng như ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ và
Thụy Điển. Năm 2008, ông nhận được giải thưởng văn học Nonino Risit D’Âur Prize
2008 từ Ý, tôn vinh những cây bút xuất sắc trên toàn thế giới.
Câu chuyện đi nhận giải
của ông cũng là một điều thú vị: ông lặng lẽ đi, giấu kín chuyện mình cho đến
khi bị phát hiện. Giải thích về điều này, Nguyễn Huy Thiệp nói "Tôi nhận
giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ.
Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người
trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành
công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là... Lòng ghen tỵ vốn
là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là
còn tham, sân, si..."
Có lẽ ông đã quá thấu
hiểu con người Việt Nam, đặc biệt là với cái gọi là trí thức Việt Nam khi phải
cùng sống trong cái lồng Xã hội Chủ Nghĩa.
Trả lời trên VNExpress,
khi được hỏi là vì sao các giải thưởng văn chương nhà nước không ngó đến ông,
dù ông đã vang danh ra thế giới, Nguyễn Huy Thiệp nói, và cười với cái kiểu rất
quen thuộc của mình "Đến Chúa Jesus còn bị hắt hủi tại quê nhà cơ mà. Tôi
thì ăn thua gì", ông nói "Bây giờ nghĩ lại, vào những năm 1988-1992,
việc người ta phản ứng dữ dội với sáng tác của tôi là chuyện bình thường. Cũng
giống như ngày xưa, khi cả xã hội đang mặc đồ bộ đội, một cô gái đột nhiên xuất
hiện với chiếc quần bò sẽ làm người khác ngứa mắt. Sau này rồi thì người ta sẽ
quen dần đi. Nhưng điều tệ hại là trong cuộc tranh luận văn nghệ đó, có những ý
kiến không thuần văn chương, của những người ngoài giới, thậm chí còn có những
vu cáo phi văn học..."
Đã có những nhận định
rằng, chỉ cần ra mắt sớm hơn 10 năm, Nguyễn Huy Thiệp có thể ngồi tù như số
phận của Phan Đan, Hoàng Hưng... ở miền bắc.
Những năm cuối đời, đặc
biệt vào lúc 70 tuổi, ông mang nhiều bệnh và luôn đau yếu. Không chỉ đến khi
ông ra đi, mà ngay lúc ông dừng viết, văn học Việt Nam sau thời kỳ thống nhất
địa lý, cũng hiện ra một khoảng trống vô cùng.
---------
"Ở Việt Nam người ta
phải có khả năng chờ đợi. Đôi khi, guồng máy chính trị mở ra, rồi lại đóng kín
lại. Khi mình bắt được cơ hội đúng lúc – và việc này tôi rất khá – thì nhiều
việc không thể ngờ nhưng cũng có thể xảy ra ở nước tôi", (Nguyễn Huy
Thiệp)
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10158199531263181&set=a.416766308180
Nguyễn Huy
Thiệp
.
Top 10 tác phẩm
hay nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
https://toplist.vn/top-list/tac-pham-hay-nhat-cua-nha-van-nguyen-huy-thiep-10599.htm
No comments:
Post a Comment