LỊCH
SỬ LÂU DÀI, XẤU XÍ VỀ NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VÀ BẠO LỰC CHỐNG NGƯỜI CHÂU Á Ở
MỸ
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1812275078953616&id=100005134239619
Một thanh niên da trắng, Robert Aaron
Long, đã
giết chết tám người tại ba tiệm spa ở Atlanta vào tối thứ Ba; sáu trong số các
nạn nhân là phụ nữ gốc Á. Dường như vụ giết người có động cơ chủng tộc!
Nghi
phạm bị buộc tội giết 8 người trong vụ xả súng ở khu vực Atlanta nhằm vào các
spa do người châu Á điều hành.
Người
gốc Á đã có mặt ở Hoa Kỳ hơn 160 năm, và từ lâu đã trở thành mục tiêu của sự cố
chấp, kỳ thị. Dưới đây là cái nhìn về bạo lực và phân biệt chủng tộc mà người
nhập cư gốc Á và người Mỹ gốc Á đã phải đối mặt trong lịch sử nước Mỹ.
Theo
một nghiên cứu gần đây, tội phạm chống lại người châu Á đã tăng vọt 150% kể từ
khi đại dịch Covid bắt đầu. Chỉ trong 2 tháng vừa qua đã có trên 500 vụ tấn
công người gốc Á châu!
People
v. Hall
Những
người nhập cư Trung Quốc bắt đầu đến Hoa Kỳ với số lượng đáng kể vào những năm
1850, phần lớn đến California và các bang bờ Tây, để làm việc trong lĩnh vực
khai thác mỏ và xây dựng đường sắt. Nhu cầu đối với những công việc nguy hiểm,
lương thấp này khá cao, và người nhập cư Trung Quốc sẵn sàng làm việc đó. Gần
như ngay lập tức, trào lưu phân biệt chủng tộc “Người châu Á đến để ăn cắp việc
làm của người da trắng” ra đời. Năm 1854, Tòa án Tối cao California đã củng cố
vấn đề phân biệt chủng tộc đối với những người nhập cư châu Á với vụ kiện
"People v. Hall," ra phán quyết rằng những người gốc Á không có quyền
làm chứng chống lại người Da trắng trước toà. Như vậy, người da trắng có thể
thoát khỏi sự trừng phạt vì bạo lực chống lại người châu Á. Trong trường hợp
này, đó là một vụ giết người: George Hall bắn chết người nhập cư Trung Quốc
Ling Sing, và lời khai của các nhân chứng người Tàu đã bị bác bỏ vì họ đều là
người châu Á. George Hall thoát tội!
Thảm
sát người Hoa năm 1871
Ngày
24 tháng 10 năm 1871, sau khi một người đàn ông Da trắng bị chết trong cuộc
giao tranh giữa các băng nhóm người Hoa, hơn 500 người Da trắng và Hispanic đã
bao vây và tấn công cộng đồng người Hoa ở Los Angeles. Ít nhất 17 người đàn ông
Trung Quốc đã bị giết, trong đó có một bác sĩ. Họ bị treo cổ bất cứ nơi nào mà
những kẻ bạo loạn có thể treo dây thòng lọng. 8 trong số những kẻ bạo loạn bị
kết tội "ngộ sát," nhưng bản án của họ đã bị hủy. Không ai bị trừng
phạt!!!
Đạo
luật loại trừ người Hoa năm 1882
Khủng
hoảng kinh tế trong những năm 1870 đã tạo ra một đợt gia tăng chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc chống người châu Á. Năm 1882, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật
Loại cấm người Trung Quốc nhập cư trong 20 năm. Tổng thống Chester A. Arthur đã
phủ quyết nó, nhưng sau đó đã ký một phiên bản khác với lệnh cấm 10 năm. Đây là
luật đầu tiên đặt ra hạn chế người Tàu nhập cư vào Hoa Kỳ. Nó được gia hạn hơn
60 năm trước khi bị bãi bỏ vào năm 1943.
Bùng
phát bệnh dịch hạch ở San Francisco
Năm
1900, một trận dịch hạch bùng phát ở San Francisco. Nhiều khả năng dịch bùng
phát từ một con tàu từ Úc, nhưng vì nạn nhân đầu tiên của tiểu bang là một
người nhập cư Trung Quốc, nên cả cộng đồng TQ bị đổ lỗi. Khu phố Tàu của San
Francisco bị cảnh sát bao vây, không cho bất cứ ai, trừ cư dân Da trắng, ra
vào. Người Trung Quốc bị lực lượng chức năng khám xét nhà và phá hủy tài sản.
Đây
là khúc dạo đầu cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhắm vào người Mỹ gốc Á trong
đại dịch coronavirus, mà cựu Tổng thống Donald Trump thường gọi là “virus Trung
Quốc”, “virus Vũ Hán” và Kungflu!
Trại
tập trung người Nhật trong WWII
Vào
những năm 1940, đã có hàng chục nghìn người nhập cư Nhật Bản và người Mỹ gốc
Nhật sống tại Hoa Kỳ. Sau khi Nhật Bản ném bom Trân Châu Cảng và Hoa Kỳ tham
gia Thế chiến thứ hai, chính phủ Hoa Kỳ buộc tất cả họ vào các trại tập trung
trong suốt thời gian chiến tranh vì nghi ngờ rằng họ có thể viện trợ cho kẻ
thù. Điều kiện trong các trại rất khắc nghiệt, nóng như đốt vào mùa hè và lạnh
cóng vào mùa đông. Không có gián điệp nào được tìm thấy. Sau chiến tranh, họ
được trả tự do. Nhiều người quay trở về để thấy nhà cửa và cơ sở kinh doanh của
họ bị phá hoại hoặc bị tịch thu. Năm 1988, những người sống sót đã nhận được
lời xin lỗi của tổng thống Reagan và $20.000 bồi thường mỗi người.
Người
nuôi tôm Việt Nam và KKK
Đây
là câu chuyện mà nhiều người Việt Nam ở Mỹ thường kể cho nhau nghe...
Sau
Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều người Việt Nam chạy trốn cộng sản sang
định cư ở Texas, nhiều người trong số những người nhập cư đã theo nghề đánh bắt
tôm. "Chúng tôi thích thời tiết, chúng tôi thích đánh bắt tôm, chúng tôi
muốn có cơ hội để bắt đầu kinh doanh của riêng mình", Ông Nguyễn Văn Nam
nói với The Washington Post vào năm 1984. Khi họ làm việc chăm chỉ và bắt đầu
thống trị ngành tôm, khẩu hiệu "người châu Á đến lấy công việc của người
da trắng" quay trở lại, và lần này nó đội mũ trùm đầu màu trắng KKK!. Lãnh
đạo của Ku Klux Klan, Louis Beam, huấn luyện các thành viên KKK tấn công người
Việt theo kiểu biệt kích; họ đốt cháy những chiếc thuyền do người Việt làm chủ.
Vụ
giết Vincent Chin
Ngày
19/6/1982, người Mỹ gốc Hoa 27 tuổi Vincent Chin, chuẩn bị kết hôn và tổ chức
tiệc mừng với bạn bè ở Detroit. Hai người đàn ông da trắng đã gây lộn với Chin
ở quán bar, cho Chin là "người Nhật" đã phá hủy ngành công nghiệp ô
tô của Mỹ. Họ dùng gậy bóng chày đánh Chin. Chin chết vài ngày sau đó. Những kẻ
tấn công anh ta đã mặc cả về tội ngộ sát, có thể chịu mức án 15 năm. Nhưng thẩm
phán chỉ tuyên phạt quản chế và phạt $3.000. Bản án kỳ quặc đã gây phẫn nộ và
khích lệ cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Cuộc
bạo loạn ở L.A.
Căng
thẳng đã hình thành giữa cộng đồng người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Hàn ở Los
Angeles trong nhiều năm. Sau đó đến ngày 29 tháng 4 năm 1992, sự tha bổng các
nhân viên cảnh sát đánh Rodney King đã đẩy thành phố LA vào bạo loạn, các doanh
nghiệp Mỹ gốc Hàn trở thành mục tiêu; hàng ngàn cửa hàng bị đập phá trong thời
gian đó.
Hận thù nhầm vì 9/11.
Sau
vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, tội ác chống người Hồi giáo đã
tăng vọt. Bao gồm cả những người được coi là Hồi giáo, cả người gốc Nam Á. Chỉ
4 ngày sau vụ khủng bố, Frank Silva Roque đã sát hại Balbir Singh Sodhi, chủ
một cây xăng người gốc Ấn Độ theo đạo Sikh, mà thủ phạm Roque nhầm là người Hồi
giáo.
Đoản
Kiếm dịch từ bài báo trên WAPO:
https://www.washingtonpost.com/.../history-anti-asian.../...
The
long, ugly history of anti-Asian racism and violence in the U.S.
No comments:
Post a Comment