Mỹ
và Trung Quốc ‘đấu khẩu’ tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề kỳ thị chủng tộc
Người
Việt
Mar
20, 2021
NEW
YORK, New York (NV) – Đại
sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, một phụ nữ da đen, đã đụng độ với đại sứ Trung Quốc ở
diễn đàn này hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Ba, khi bà kể lại các kinh nghiệm bị kỳ thị
chủng tộc ở Mỹ, coi đây là thử thách phải vượt qua, nhưng nói rằng đối với hàng
triệu người ở các nước như Trung Quốc và Miến Điện, đây là điều khiến họ mất
mạng.
Theo
bản tin của hãng thông tấn Reuters, trong cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc để đánh dấu Ngày Quốc Tế Tiêu Diệt Kỳ Thị Chủng Tộc, Đại Sứ Mỹ Linda
Thomas-Greenfield: “Kỳ thị
chủng tộc đã và đang là một thử thách hằng ngày cho dù chúng ta ở nơi đâu. Và
đối với hàng triệu người, điều này hơn hẳn thử thách. Điều này có thể làm người
ta mất mạng.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/03/TS-ThomasGreenfield-032021-1536x1025.jpg
Đại
Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield. (Hình: Spencer Platt/Getty
Images)
Bà
Thomas-Greenfield nói thêm: “Như ở Miến Điện, nơi có đông đảo người Rohingya và các
sắc dân thiểu số khác bị đàn áp, ngược đãi và giết hại. Hoặc ở Trung Quốc, nơi
chính quyền tiếp tục tiến hành chiến dịch diệt chủng và gây tội ác chống lại
loài người, nhắm vào người Uighur cùng là các sắc dân và tôn giáo thiểu số khác
ở Tân Cương.”
Phó Đại Sứ Trung Quốc
tại Liên Hiệp Quốc
Dai Bing đáp trả rằng bà Thomas-Greenfield là “một trường hợp cá biệt khi công
nhận tình trạng nhân quyền đáng xấu hổ tại quốc gia của bà, nhưng điều đó không
cho nước Mỹ quyền lên mặt dạy dỗ các nước khác phải làm gì.”
Cuộc
đấu khẩu này cho thấy sự căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất, nhì
thế giới hiện nay, chỉ một ngày sau khi Washington và Bắc Kinh có cuộc gặp tận
mặt ở cấp cao nhất kể từ khi ông Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ hồi Tháng
Giêng vừa qua.
Ông
Dai nói trước đại hội đồng gồm 193 quốc gia thành viên: “Nếu nước Mỹ thật sự quan tâm về vấn đề nhân quyền, họ nên giải quyết
các vấn đề đã có từ lâu nay là kỳ thị chủng tộc, bất công xã hội và cảnh sát
bạo hành, ngay trên đất nước của họ.”
Bà
Thomas-Greenfield, người cho hay mình có gốc gác nô lệ, nói: “Chúng tôi có những khuyết điểm trầm trọng.
Nhưng chúng tôi thảo luận về những điều đó. Chúng tôi tìm cách giải quyết việc
đó. Và chúng tôi đi tới, với hy vọng để lại được một quốc gia tốt đẹp hơn là
khi chúng tôi nhận lấy quốc gia đó.”
Trung Quốc đang bị cả thế giới lên án về việc đàn áp
người Hồi Giáo Uighur cùng các sắc dân thiểu số khác ở vùng Tân Cương, tập
trung hàng triệu người vào những nơi gọi là “trung tâm huấn nghệ” để tẩy não họ. Ông Dai nói rằng
không hề có “diệt chủng” ở Tân Cương. (V.Giang) [qd]
No comments:
Post a Comment