Dự án điện mặt trời tăng đột biến – Nên vui hay buồn?
Anh Hoàng - Việt Nam Thời Báo
17/03/2021 12:10
VN
chỉ ngồi không mà hưởng lợi khi có nguồn cung điện chất lượng mà không tốn tiền
đầu tư, đồng thời có thể phủi bỏ đi trách nhiệm xã hội trong kế hoạch xanh hóa
năng lượng tại Việt Nam.
Năng lượng sạch là mục tiêu của nhiều quốc
gia phát triển hướng đến, một trong số đó năng lượng mặt trời được lựa chọn để
phát triển. Xuất hiện từ năm 1977, chi phí để sản xuất điện ngày một rẻ từ
76,67 USD/Wh vào thời điểm đó xuống còn 0,3 USD/Wh vào năm 2014 với những tấm
pin tinh thể silicon.
Thái Lan là nước đi đầu trong ASEAN về
phát triển điện mặt trời, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, Thái Lan xếp
thứ 15 trong Top toàn cầu năm 2016, với công suất hơn 3.000 MW, cao hơn tất cả
các nước ASEAN khác cộng lại.
Tương tự Thái Lan, Việt Nam với lợi thế lớn
phát triển năng lượng điện mặt trời khi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với tổng
số giờ nắng lên đến hơn 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình mỗi năm rơi
vào khoảng 230-250 kcal/cm2 và tăng dần khi đi đến các tỉnh phía nam.
Chính quyền Việt Nam đã ban
Quyết định số 13 dựa theo luật về FIT (feed-in tariff) để khuyến khích phát
triển điện mặt trời tại Việt Nam, với những điểm đáng chú ý.
Bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng
được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới phát lên lưới điện quốc gia
phù hợp với quy định.
Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với
các dự án điện mặt trời nối lưới là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Mức giá mua điện được ưu đãi để khuyến khích
phát triển các dự án điện mặt trời.
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg sẽ chính thức hết
hiệu lực sau sau ngày 31-12-2020 , đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp và
nhiều hộ gia đình đẩy nhanh tiến độ lắp đặt để được hưởng mức giá ưu đãi (FIT).
Thực tế đã phản ánh những kết quả đáng khích
lệ, theo ghi nhận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có 101.029 công trình
điện mặt trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện, chiếm khoảng 25% tổng
công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia.
Mặt
trái của nhiệt điện than ở Việt Nam
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của năng lượng điện mặt
trời là điều đáng mừng, bởi lẽ Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào nhiệt điện
than. Cụ thể, theo báo cáo của EVN công suất điện đặt nguồn điện vào năm 2020,
nhiệt điện than chiếm 42.7% và dự kiến đến năm 2030 con số cho nhiệt điện than
cũng chỉ giảm nhẹ 0.1%.
Sự phụ thuộc vào nhiệt điện than sẽ khiến EVN
hay nói rõ hơn là chính quyền Việt Nam sẽ gánh thêm những khoản nợ lớn khi các
dự án nhiệt điện than Việt Nam đang vay vốn từ ngân hàng nước ngoài chiếm 52%
theo tính toán của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) Việt Nam năm
2017. Trong đó 50% vốn vay nước ngoài đến từ Trung Quốc, điều khiến cho Việt
Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cụ thể, với việc xây dựng thêm nhà máy nhiệt
điện, Việt Nam sẽ tiếp tục phải gia
tăng nhập khẩu than từ Trung Quốc. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan,
trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu khoảng 140.000 tấn từ Trung Quốc,
ít hơn so với từ Indonesia và Nga. Tuy nhiên, giá khoảng 6,2 triệu đồng/tấn,
cao gấp gần 3 lần so với giá mua bình quân của các nước khác và giá trên thị
trường.
Hơn nữa với công ty nhiệt điện
than có vốn Trung Quốc như Vĩnh Tân 1, Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 sẽ tạo cơ hội
cho Trung Quốc chuyển giao công nghệ điện than lạc hậu ra nước ngoài. Hệ quả,
gây tăng ô nhiễm không khí và đất, bởi khí thải và xỉ than không được xử lý hiệu
quả.
Doanh
nghiệp đầu tư điện mặt trời có đang bị chèn ép
Tuy nhiên, mô hình này có thực sự mang lại lợi
ích về dài hạn các doanh nghiệp và xã hội ở hay không?
Thực tế, theo Quyết định 13 bên bán tức là
các hộ gia đình và doanh nghiệp không chỉ phải chịu chi phí đầu tư ban đầu và vận
hành mà còn phải gánh thêm chi phí bảo dưỡng các thiết bị đường dây và trạm biến
tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của Bên bán điện tới điểm đấu nối với lưới điện
của Bên mua điện (EVN)
Thêm nữa, theo quyết định 13 Tập đoàn EVN phải
mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời. Tuy nhiên, tập
đoàn này đã viện lý do vì đường dây phụ tải điện bị quá tải vào những ngày trưa
nắng nên phải cắt
giảm lượng điện mua từ các dự án năng lượng mặt trời. Thêm nữa, các dự án
điện mặt trời chỉ có thể thu phát điện vào ban ngày khi có nắng, do đó các
doanh nghiệp muốn bán điện liện tục cho EVN phải đầu tư thêm các thiết bị pin
tích trữ điện năng để hỗ trợ chuyển dịch năng lượng.
Pin
mặt trời khi hết hạn sử dụng
Tuổi thọ pin mặt trời trung bình khoảng 25
năm đối với những nước phát triển. Tuy nhiên, pin mặt trời đang sản xuất đại
trà tại Việt Nam dùng công nghệ Trung Quốc sẽ khó mà cao được như, có thể chỉ
được khoảng 7 đến 10 năm.
Châu Âu là khu vực đi đầu về tái chế các tấm
pin mặt trời, đã ban hành thông tư Waste Electrical and Electronic Equipment
(WEEE) – Chất thải Điện và Điện tử. Theo thông tư này, các công ty sản xuất và
sử dụng các tấm pin mặt trời phải có trách nhiệm thu gom, tái chế và tái sử dụng
các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng đạt hiệu suất lên đến
Vương Quốc Anh là nước đầu tiên thực hiện
thông tư WEEE và đi đầu trong áp dụng công nghệ vào tái chế các tấm pin mặt trời
đã qua sử dụng, tiếp theo là Đức và Cộng hòa Séc.
Trái lại, Mỹ
là một trong những nước tiên phong và đi đầu trong phát triển điện mặt trời,
tuy nhiên, tình trạng tái chế của những tấm pin mặt trời phụ thuộc vào quy tắc
của mỗi bang khác. Hầu hết pin mặt trời hết hạn đều đang được đưa ra các bãi
rác thải chất rắn. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ chi phí tái chế,
theo Garvin Heath, nhà khoa học lâu năm của phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo
quốc gia, chi phí cho tái chế một tấm pin mặt trời vào khoảng 20 đến 30 đô la Mỹ,
trong khi đó chi phí đem vứt những tấm pin đó ở các bãi rác chất thải rắn chỉ mất
1- 2 đô la Mỹ.
Điều này làm dấy nên mối lo rồi những tấm pin
mặt trời hết hạn sẽ đi về đâu ở Việt Nam, khi mà năng lực tái chế rác thải ở Việt
Nam là hết sức yếu kém. Cụ thể, hiện nay rác thải tại Việt Nam vào khoảng
50,000 tấn/ mỗi ngày; tuy nhiên rác thải từ các hộ gia đình không hề được phân
loại và khoảng 80% những rác thải này được xử lý bằng hình thức chôn lấp.
Theo nhiều nghiên cứu, với những tấm pin mặt
trời chứa các chất độc hại như chì hay cadimi là những kim loại nặng dần dần ngấm
vào trong đất làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi dùng đất hay nước từ những
khu vực đó. Đáng chú ý, chì sẽ làm tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ nhỏ, trong khi đó cadimi là chất có thể gây ra ung thư. Như vậy, trong 5 –
10 năm tới Việt Nam có thể tràn ngập những tấm pin mặt trời không được tái chế
gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe của nhiều người dân.
Hiện nay với những công ty sản xuất pin mặt
trời ở Việt Nam như First Solar, Canadian Solar hay IREX Solar chỉ có chức năng
và nhiệm vụ là sản xuất và bán các tấm pin mặt trời, chứ không hề có trách nhiệm
thu gom hay tái chế các tấm pin mặt trời như các nước Châu Âu như Anh Quốc hay
Đức đang áp dụng.
Theo khoản đ điều 8 thông
tư số 18/2020/TT-BCT, bên bán điện tức là các hộ gia đình và doanh nghiệp
phải chịu hoàn trách nhiệm thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách
nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh của các công trình điện
mặt trời trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc dự án điện mặt trời
nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật về
môi trường.
Như vậy với Quyết định 13 và thông tư 18 ở
trên, chính quyền Việt Nam đang đổ dồn toàn bộ trách nhiệm phát triển điện năng
lượng mặt trời tại Việt Nam cho các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Việt Nam với
những khoản chi phí phát sinh vô cùng lớn.
Như vậy EVN chỉ ngồi không mà hưởng lợi khi
có nguồn cung điện chất lượng mà không tốn tiền đầu tư, đồng thời có thể phủi bỏ
đi trách nhiệm xã hội của mình trong kế hoạch xanh hóa năng lượng tại Việt Nam.
Vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng nhiều nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà với các dự
án năng lượng sạch trong tương lai; tình trạng thiếu điện, mua điện giá cao từ
Trung Quốc và tiếp tục phát triển thêm những dự án thủy điện vừa và nhỏ gây hại
môi trường sẽ lại tái diễn.
Tin
bài liên quan:
VNTB
– Ngày Môi trường thế giới 5-6: Than Trung Quốc giá mắc đến mấy thì Việt Nam
cũng phải mua
VNTB – ‘Điện – nước’ và điện mặt
trời
VNTB
– Làm thế nào Việt Nam đạt được tầm nhìn mới về tương lai của Đồng bằng
sông Cửu Long
VNTB – Ô
nhiễm môi trường: sao không thử cách giải quyết khác?
No comments:
Post a Comment