Có phải xã hội Việt
Nam đang chỉ tiền hơn là nhân quyền và dân chủ?
Võ Ngọc Ánh
Gửi bài từ Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ
18 tháng 3 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-56444545
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F457/production/_94215526_zing_chua_huong_cuop_loc.png
Người dân tranh nhau nhận lộc ở chùa Hương
Những năm qua, Việt Nam không ngớt săn tìm để
được giao thương, học hỏi kỹ thuật, tiếp thu giáo dục, công nghệ từ
các nước Phương Tây, nhưng lại tìm cách khước từ giá trị
dân chủ, nhân quyền mà các quốc gia này đưa đến.
Một điều dễ thấy những
năm qua, các đối tác kinh tế, công nghệ, giáo dục của Việt Nam đến từ các quốc
gia dân chủ lại thường không phải là đồng minh chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Thèm muốn thị trường, khước từ dân chủ
Các nền dân chủ từ Á,
sang Âu, đến Bắc Mỹ là những quốc gia phát triển, sức tiêu thụ lớn. Việt Nam
luôn theo đuổi để có được những hiệp định thương mại song hoặc đa phương với
các quốc gia này nhằm giao thương hàng hóa thuận tiện hơn, thu lợi nhuận cao,
ít rủi ro.
Việc bán được hàng vào
thị trường Âu, Mỹ, hay Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc còn mang ý nghĩa như hộ
chiếu chất lượng, nâng giá trị của hàng hóa để dễ dàng xâm nhập các thị trường
khác, tạo sức cho sản xuất trong nước, nâng tầm vị thế quốc gia.
Tuy nhiên, trong các hiệp
định thương mại, các nước phát triển phương Tây luôn đòi hỏi về dân chủ, nhân
quyền. Đây lại là vấn đề chính quyền Việt Nam tìm mọi cách hạn chế, tránh bị
ràng buộc để dễ dàng đàn áp trong nước.
Từ Myanmar nghĩ về bầu cử công
bằng cho Việt Nam
Nhân quyền Việt Nam năm
2020 - nhìn lại và hướng tới
Anh Quốc lên tiếng về vụ
xử ông Phạm Chí Dũng và cộng sự
'Bi hài kịch trong xã hội
Việt Nam thời hậu cộng sản'
Quá trình đàm phán các
hiệp định thương mại, vay vốn… lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, quyền lợi người
lao động luôn khiến Việt Nam tiêu tốn nhiều năng lượng mặc cả, "cò kè bớt
một thêm hai" với các nền dân chủ, hoặc định chế quốc tế.
Điều này dễ dàng nhìn
thấy qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
đến Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA)…
Nhìn từ Mỹ, tôi thấy rằng
trong thời gian đàm phán Việt Nam thường tỏ thái độ nín nhịn chịu đựng với các
nhà đấu tranh, nhưng nhanh chóng ra tay bắt họ sau khi hiệp định được ký kết.
Sau khi Hiệp định EVFTA
được ký kết không lâu, công an Việt Nam bắt ngay tiến sĩ Phạm Chí Dũng và các
thành viên của Hội Nhà báo Độc Lập.
Ông Phạm Chí Dũng không
ít lần kêu gọi Liên minh châu Âu gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền trước
khi ký kết EVFTA.
Hay hồi tháng 10 năm
ngoái, ngay sau khi kết thúc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, chính quyền Việt
Nam đã bắt giữ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.
Việt Nam xem ra không mấy
tôn trọng những điều đã cam kết. Chính quyền giải thích cho việc bắt bớ, đàn áp
tự do dân sự công dân với cáo buộc, người bị bắt vi phạm luật pháp được đặt ra
để triệt tiêu các tiếng nói khác.
Quan niệm về dân chủ,
nhân quyền của Việt Nam với thế giới tiến bộ còn khác biệt khá lớn. Bởi theo
những cam kết quốc tế của Việt Nam về lĩnh vực này, thì người hoạt động dân chủ
ôn hòa không thể bị buộc tội vi phạm luật pháp.
Mặt khác, theo chỉ trích
của nhiều người đã sống ở hải ngoại, chính quyền Việt Nam từ sau năm 1975 đến
nay thường biến tù nhân trong các vụ án liên quan dân chủ, nhân quyền thành món
hàng, như 'tài nguyên nhân quyền' để mặc cả với các nền dân chủ.
Ta dễ điều này qua việc
buộc Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Đài,
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… ra nước ngoài. Sự 'tự sướng' về "nhân đạo" của
chính quyền không che đậy được bản chất thực sự là trục xuất, đày biệt xứ những
người con của tổ quốc.
Bởi sau khi ra đi, họ khó
thể trở về quê hương, chừng nào Đảng Cộng Sản còn độc quyền lãnh đạo, hoặc nhận
thức về dân chủ, nhân quyền của hệ thống thật sự thay đổi.
Dân chủ là 'không phù hợp'?
Trái ngược với độ mở nền
kinh tế được đánh giá hàng đầu thế giới, chính trị, xã hội, truyền thông, giáo
dục trong nước vẫn do một đảng cộng sản độc quyền chi phối.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/165C2/production/_117468519_img_20210222_112536.jpg
Trong số người biểu
tình phản đối cuộc đảo chính tháng 2/2021 ở Myanmar có nhiều thanh thiếu niên
Lời giải thích rằng, xã
hội Việt Nam không thích hợp với kiểu dân chủ, nhân quyền của các nước Tây
phương theo tôi thật ra thiếu thuyết phục.
Chính quyền hiện nay cố
chứng minh rằng hệ thống nhiều đảng phái sau cách mạng tháng 8/1945 chỉ đưa
đến thất bại. Hay chính quyền dân chủ của miền Nam sau 1954 dẫn đến đấu đá,
tranh giành giữa các đảng, rước giặc vào nhà. Các dẫn chứng này để đi đến kết
luận Việt Nam không thích hợp với đa đảng, đa nguyên rất gượng ép và đã thuộc
về lịch sử.
Việt Nam nay coi hành
động thực tiễn của dân chủ, nhân quyền là mất chủ quyền, đe dọa quốc gia. Việc
tăng sức mạnh cho ngành công an, tòa án, nhà tù… cùng rất đông dư luận viên
thực ra đang cô lập Việt Nam trong tiến trình dân chủ của nhân loại.
Các quốc gia Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan đã thành rồng là nhờ mở ra về dân chủ, nhân quyền, yếu tố
then chốt vượt lên một ngưỡng khác, cho quốc gia phát triển hài hòa, bền vững,
kích thích sáng tạo.
Các "con rồng"
kinh tế châu Á trong quá khứ có nhiều điểm tương đồng văn hóa lớn với Việt Nam
vốn được xem "Đông Á đồng văn". Chẳng lẽ quốc gia đồng văn xây dựng
được dân chủ trên các nguyên tắc chung của nhân loại, Việt Nam lại tự gạt ra
trong lời giải thích, "không thích hợp"?
Những gì diễn ra trên
thực tế cho thấy chính quyền của Đảng Cộng sản VN nhìn các nước dân chủ Tây
phương một cách thực dụng, như chỗ mua bán, chưa sẵn sàng làm đồng minh chính
trị như nhiều quốc gia dân chủ ở Đông Á.
Không thấy thế hệ X, Y, Z cho dân chủ
Trên thế giới từ mùa xuân
Ả Rập, đến phong trào bảo vệ dân chủ phản đối sự can thiệp thô bạo của Bắc Kinh
ở Hồng Kông. Đòi dân chủ hơn ở giới trẻ Thái Lan. Bảo vệ nền dân chủ non trẻ ở
Myanmar vừa bị quân đội tiếm đoạt. Điểm chung của các phong trào này do những
người trẻ lãnh đạo và là lực lượng nòng cốt.
Đáng buồn tôi không nhìn
thấy những phong trào đấu tranh đòi dân chủ như thế ở Việt Nam, đặc biệt sự dấn
thân ở các bạn trẻ.
Trái ngược các phong trào
đấu tranh đòi dân chủ trên thế giới, nhiều nhà hoạt động dân chủ trụ cột, có
ảnh hưởng ở Việt Nam hiện nay phần đông lớn tuổi.
Trong quá khứ chúng ta
từng có thế hệ người đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp. Họ đã thắng. Thế hệ viết
thư bằng máu để được nhập ngũ đánh Mỹ. Họ tiếp tục thắng. Hàng triệu người dân
bên trong vĩ tuyến 17 đứng lên bảo vệ nền dân chủ non trẻ. Thế hệ sinh viên tại
miền Nam xuống đường trước năm 1975 để yêu cầu người Mỹ rút quân, thống nhất
Bắc - Nam.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1033B/production/_112236366_gettyimages-1211674325.jpg
Học sinh Việt Nam
- hình chỉ có tính minh họa. Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh phương thức 'lắng
nghe lời giảng'
Cái gene hào hùng đó của người Việt dường như chỉ xuất hiện trong quá
khứ. Từ thế hệ sinh ra, lớn lên trong chiến tranh, đến các thế hệ X, Y, Z ở
Việt Nam hiện nay đều có chung một mẫu số. Họ quan tâm đến tiền, địa vị,
hưởng thụ trong những điều được đảng Cộng Sản cho phép, thờ ơ với dân chủ, nhân
quyền.
Phải chăng người dân đã
bị chính quyền 'tẩy não' thành công, người Việt không cần dân chủ?
Số ít có quan tâm đến dân
chủ, nhân quyền bị các mối quan hệ của cuộc sống, nỗi sợ về an toàn, buộc họ
phải tự kiểm soát để sống trong sự bức bí.
Ngọn lửa từ các nhà hoạt
động trong nước hiện nay không đủ sức đốt lên đám cháy trong chất liệu xã hội
trơ cứng, không thể hiện nhu cầu đòi hỏi dân chủ, nhân quyền.
Xã hội Việt Nam đang cho
thấy khó tạo ra được Cách mạng Nhung, hay Hoa Hồng. Số đông người dân thay vì
dành cảm tình, bảo vệ cho những người đấu tranh, nhà hoạt động thì họ là nghi
ngờ, xa lánh, dè bỉu.
Sự thành công của đảng
Cộng Sản Việt Nam hướng người dân quan tâm đến tiền và biết sợ dân chủ.
Thế nhưng, buồn thay,
Đảng càng thành công thì sự thất bại đối với sự dân chủ, nhân quyền của quốc
gia càng lớn.
------------------
Bài
viết thể hiện quan điểm cá nhân của ông Võ Ngọc Ánh, sinh sống tại thành phố
Tacoma, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Xem
thêm:
Người Việt chỉ biết làm
thơ, viết truyện mô tả và dịch sách?
Đảo chính Myanmar: Giới
trẻ âm thầm tẩy chay quân đội
Người Myanmar 'đau buồn
nhưng đoàn kết hơn bao giờ hết'
***
TIN LIÊN QUAN
'Bi hài kịch trong xã hội
Việt Nam thời hậu cộng sản'
23 tháng 11 năm 2020
.
Bàn về lễ hội nhân nhà
sư phát lộc gây phản cảm ở chùa Hương
8 tháng 2 năm 2017
.
No comments:
Post a Comment