Bộ
tứ ngăn chận Trung Quốc tại Đông Nam Á bằng vaccine
Jackhammer Nguyễn
13/03/2021
https://baotiengdan.com/2021/03/13/bo-tu-ngan-chan-trung-quoc-tai-dong-nam-a-bang-vaccine/
Ngoại giao vaccine
của Trung Quốc
Ngày 11/3/2021, hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Hungary mua
vaccine Covid-19 từ Trung Quốc với giá 37.50 Mỹ kim một liều. Đây là giá
vaccine mắc nhất thế giới được biết cho đến nay.
Điều trớ trêu là vaccine Trung Quốc SinoPharm không
được cộng đồng châu Âu (EU) chấp nhận vì người Trung Quốc không công bố minh
bạch những số liệu thử nghiệm lâm sàng, mà Hungary lại là một thành viên của
EU, nhưng dịch tăng nhanh chóng, không có thuốc kịp thời đành chấp nhận mua của
Bắc Kinh.
Các quốc gia không phải là thành viên EU như Serbia thì bắt đầu dùng vaccine Trung Quốc gần hai
tháng trước.
Ở Trung Đông, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống
nhất cũng sử dụng vaccine Trung Quốc. Ở Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam, chín nước còn lại đều đặt hàng,
nhận viện trợ, hay tính đến chuyện sử dụng vaccine Trung Quốc, nhất là sau hai
chuyến công du 9 nước (trừ Việt Nam) tại vùng này của ngoại trưởng Vương Nghị.
Ngay sau khi kiểm soát được dịch, và bắt đầu sản
xuất vaccine, Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ cái gọi là ngoại giao vaccine này để
thu phục cảm tình của cả thế giới, mặc dù năng lực công nghệ và khoa học của
Bắc Kinh kém phương Tây. Khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lược ngoại giao
này, có một số người nhận định rằng họ thất bại, như một bài viết trên blog của RFA hồi đầu tháng 12 năm
2020.
Tác giả bài viết này chú trọng vào năng lực khoa
học và công nghệ của Trung Quốc, để đưa đến kết quả là Bắc Kinh sẽ thất bại.
Nhưng trong tình hình hiện nay, với đại dịch, sự hiếm hoi, và nhiều rào cản
khác từ phía các hãng dược phẩm phương Tây, người Trung Quốc chưa chắc đã thất
bại trong chiến dịch ngoại giao vaccine của họ. Có thể thuốc của họ không tốt,
nhưng trong mối nguy khốn khẩn cấp, các quốc gia thiếu thốn cứ vớ lấy như người
chết đuối vớ được phao.
Nhận định của tác giả bài viết trên có thể bị sai
vì đưa ra vào thời điểm quá sớm, khi mà châu Âu chưa bị khốn đốn vì thiếu
vaccine như hiện nay, đến nỗi nước Ý phải chận cả đồng minh mình là nước Úc để
giành lấy các lô thuốc quý giá.
Trung Quốc có một ưu thế so với phương Tây trong
chiến dịch ngoại giao vaccine này là, họ tương đối khống chế được dịch nhờ vào
cấu trúc xã hội độc tài, và chuyện họ đi viện trợ cho bên ngoài, dù trong nước
chưa chắc đã đầy đủ, để ve vuốt các quốc gia khác vốn là một truyền thống của
họ, để chứng minh với thế giới là họ có lòng tốt. Ngược lại với phương Tây, như
tổng thống Biden tuyên bố rằng, khi nào nước Mỹ được chủng ngừa xong, Mỹ sẽ giú
Bộ tứ ra tay
Phương Tây hoàn toàn ý thức được rằng, Trung Quốc
đang dùng vaccine của họ để gây ảnh hưởng, mà một số người lo ngại, thậm chí
gây ảnh hưởng lâu dài trên cả đất châu Âu, chưa kể tới các nước láng giềng Đông
Á, Đông Nam Á. Bắc Kinh vừa lên tiếng họ sẽ cung cấp vaccine cho Nhật Bản để tổ
chức thế vận hội mùa hè sắp tới đây. Vì thế cuộc họp chính thức đầu tiên (qua
phương tiện internet) của nhóm Bộ tứ, trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương, là bàn
về vaccine.
Bốn quốc gia này là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Úc tạo
nên một khối địa chính trị quân sự nhằm bao vây Trung Quốc. Trong cuộc họp đầu
tiên diễn ra ngày 12/3/2021, nguyên thủ bốn quốc gia này không nói về tàu chiến
và máy bay, mà nói về vaccine ngăn ngừa Covid-19.
Trong cuộc họp này, bốn nước bàn về việc để cho Ấn
Độ sản xuất vaccine Johnson & Johnson của Mỹ, cung cấp cho vùng Đông Nam Á
và thế giới. Nhật Bản cũng sẽ tham gia vào dự án sản xuất này và nước Úc cung
cấp những điều kiện hậu cần, và chịu trách nhiệm trong việc phân phối vaccine
này cho Đông Nam Á. Johnson & Johnson là loại thuốc vừa dễ bảo quản, vừa
chỉ cần có một lần tiêm để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Như vậy cuộc chiến đầu tiên của Bộ tứ với Trung
Quốc trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, không phải là súng đạn, cũng không
phải là thuế quan, mà là những lọ serum nhỏ xíu nhằm cứu nguy các quốc gia nhỏ
thoát hai nạn cùng lúc, nạn dịch Covid và ảnh hưởng khó chịu bởi cái bóng của
Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment