Nguyễn Hoàng Văn
18/02/2021
https://baotiengdan.com/2021/02/18/xam-luoc-chong-xam-lang/
“Hỡi quân xâm lăng, ta là quân xâm lược…
ợ..ợ..ợ..” Câu hát tếu táo mà cực kỳ “hiện thực phê phán” này bật ra tại
hậu trường một rạp hát cải lương trong Song Lang, bộ phim dựng trên bối cảnh xã
hội Việt Nam vào thập niên 1980.
Tối nọ, xem xong bộ phim tài liệu cực kỳ thú vị
trên đài ABC — bộ phim tái hiện chặng hành trình chông gai kéo dài 50 năm để từ
một thượng nghị sĩ trẻ tuổi nhất trở thành vị tổng thống già nhất trong lịch sử
nước Mỹ của Joe Biden — mà cơn buồn ngủ vẫn chưa đến; tôi loay hoay bật sang
chương trình Wolrd Movie của đài SBS thì gặp Song Lang đang chiếu dở dang, đúng
ngay cái cảnh hậu trường sân khấu cải lương nói trên.
Bị lời thoại “xâm lược chống xâm lăng” cuốn hút,
tôi chăm chú theo dõi cho đến hết phim, dù đã khuya!
Dồi phấn thoa son bên bàn trang điểm để chuẩn bị ra
sân khấu, nhân vật chính kể vui về một tai nạn nghề nghiệp: vừa uốn lưỡi xong
mệnh đề đầu thì bị lạc tai lời nhắc tuồng của phần còn lại, đành phải tự biên
tự diễn sao cho xuôi tai, sao cho có vần có điệu: “Hỡi quân xâm lăng, ta là
quân xâm lược… ợ..ợ..ợ..”
Tìm hiểu thêm, mới biết Song Lang chiếu ra mắt vào
ngày 17 tháng 8 năm 2018.
Trước đó chỉ hơn hai tháng thôi, ngày 10 tháng 6,
hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối ngăn chặn họa xâm lăng, quyết liệt phản
đối dự luật Đặc khu Kinh tế và sau đó, dĩ nhiên, là các vụ trấn áp thẳng tay.
Đó không phải lần đầu. Người dân – đa số là trí thức,
nghệ sĩ và sinh viên – xuống đường chống xâm lăng hay chỉ tụ tập để tưởng niệm
ngày mất Hoàng Sa, tưởng nhớ những liệt sĩ Gạc Ma để rồi bị chính chính quyền
của mình đàn áp một cách thô bạo và, thậm chí, còn phá rối theo những cách cực
kỳ tiểu nhân, cực kỳ đá cá lăn dưa, tỷ như tổ chức khiêu vũ trước tượng Lý Thái
Tổ ở Hà Nội, hay dời lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn.
Những trò thô bạo hay dơ bẩn như thế, thực chất,
chính là một dạng thức bất thành văn của câu cải lương “Hỡi quân xâm lăng ta là
quân xâm lược… ợ..ợ..ợ..”
Sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để bảo vệ quân
xâm lăng thì có khác gì nhắn gởi cho chúng một thông điệp rất rõ ràng rằng, ta
cũng là quân xâm lược?
Thế nhưng tại sao bộ máy kiểm duyệt vẫn để yên cho
câu cải lương “xâm lược gọi xâm lăng” ấy?
Trước đó 18 năm là vở kịch Nguyễn Trãi ở Đông Quang
của Nguyễn Đình Thi, do Nguyễn Đình Nghi – con trai Thế Lữ – làm đạo diễn. Kịch
diễn vài suất, đắt như tôm tươi thì bị cấm, đích thân Trường Chinh ký.
Thậm chí Trường Chinh còn gọi Nguyễn Đình Thi lên “làm việc”: “Viết
và đưa lên sân khấu như thế nào, cũng phải chú ý đến hoàn cảnh nước ta bây giờ.
Dân đói, Đảng và Nhà nước chịu không có cách gì, chỉ còn biết thắt lưng buộc
bụng, chia đều cái đói ra ra thôi. Dân tình bây giờ đang như nồi nước sôi, chỉ
cần thêm một giọt là sẽ tràn. Anh phải cẩn thận, nghĩ đến tình hình xã hội giữa
lúc này mà cân nhắc xem nên viết cái gì“.
So ra, lời thoại của Song Lang còn độc hơn nhưng
đến nay ê kíp làm phim vẫn không gặp rắc rối gì?
Đành tạm đưa ra mấy giả thuyết!
Phải chăng dân ta đã… no rồi, dân tình chỉ là nồi
nước ấm đã vơi, không thể nào tràn, chả có gì lo lắng với câu ca cải lương vớ
vẩn?
Hay là xã hội tràn ngập các phương tiện truyền
thông điện tử, bộ máy kiểm duyệt – tuyên giáo đã bị quá tải?
Hay là nó chùn tay, không muốn khui ra “lọ mắm
thối” của cái tình trạng nhập nhằng khi kẻ xâm lăng vẫn được xem là “bạn”, cái
quan hệ thù địch vẫn là “hữu nghị”, thậm chí còn dát vàng với 16 chữ kêu vang?
Cứ để yên thì chẳng ai chú ý, làm lớn chuyện ra thì
không khéo “các thế lực thù địch phản động” sẽ lạm dụng, khai thác.
Không biết khi nêu vấn đề này ra, tôi có bị dán
nhãn hiệu ấy hay không!
No comments:
Post a Comment