NỘI DUNG :
Thượng
Viện Mỹ bất ngờ bỏ phiếu đòi nhân chứng ra khai trong phiên xử Trump
Người Việt
.
Graham
bị điều tra can dự bầu cử do gọi điện thoại cho giới chức Georgia
Người Việt
.
Lãnh
tụ Cộng Hòa Thượng Viện lên án Trump, dù bỏ phiếu tha bổng ông
Người Việt
==================================================
.
.
Thượng
Viện Mỹ bất ngờ bỏ phiếu đòi nhân chứng ra khai trong phiên xử Trump
Người Việt
Feb 13, 2021
WASHINGTON, DC (AP) – Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Bảy, 13 Tháng Hai,
bất ngờ bỏ phiếu quyết định gọi nhân chứng trong vụ xét xử cựu Tổng Thống
Donald Trump, người bị tố cáo “xúi giục nổi loạn” trong vụ Quốc Hội bị những
người ủng hộ ông tấn công hồi tháng trước làm năm người chết.
Quyết định này có thể kéo dài tiến trình xét xử ông
Trump tại Thượng Viện, vốn trước đó đã được dự trù sẽ chấm dứt bằng cuộc bỏ
phiếu ngày Thứ Bảy.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-Senate-021321-1536x865.jpg
Thượng Viện Mỹ chấp thuận việc gọi nhân chứng
trong phiên luận tội cựu TT Donald Trump. (Hinh: Senate Television via AP)
Các công tố viên phía Dân Chủ nay có thể sẽ gọi một
nữ dân biểu Cộng Hòa ra làm nhân chứng và đòi bà cung cấp các tài liệu đã ghi
chép những gì biết được, sau khi bà xác nhận được kể lại rằng vị cựu tổng thống
đã có thái độ ủng hộ thành phần bạo loạn khi tòa nhà Quốc Hội bị tấn công.
Dân Biểu Jamie Raskin (Dân Chủ-Maryland), người
đứng đầu toán công tố, nói rằng phía Dân Chủ muốn Dân Biểu Jaime
Herrera Beutler (Cộng Hòa-Washington) ra khai trước Thượng Viện sau
khi bà xác nhận hồi tối ngày Thứ Sáu rằng Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng
Hòa-California), trưởng khối thiểu số Cộng Hòa Hạ Viện, nói với bà rằng vị cựu
tổng thống nói với ông trong cuộc điện đàm lúc đang xảy ra cuộc tấn công vào
Quốc Hội, rằng ông McCarthy không giận giữ về kết quả bầu cử bằng người bạo
loạn.
Các tin tức do một số cơ quan truyền thông loan tải
nói rằng ông McCarthy đã “văng tục” với tổng thống trong cuộc điện đàm này.
Dân Biểu Raskin nói ông muốn có buổi lấy lời khai
ngắn gọn của Dân Biểu Beutler qua màn hình.
Ông nói rằng “chúng tôi tin rằng đã chứng minh
được” là ông Trump có tội.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng lời khai của Dân Biểu
Herrera Beutler là “thêm một chứng cớ quan trọng nữa để hỗ trợ cho cáo buộc đã
đưa ra.”
Tuy nhiên,
vì muốn sớm chấm dứt phiên xử, Thượng Viện đạt thỏa thuận với các dân biểu Hạ
Viện là không cần gọi Dân Biểu Beutler ra khai, mà chỉ cần đọc bản tuyên bố của
bà là đủ.
Sau đó, Thượng Viện bỏ phiếu 55-45 đồng ý với đề
nghị này. (V.Giang) [đ.d.]
------------------------------------------------
Graham
bị điều tra can dự bầu cử do gọi điện thoại cho giới chức Georgia
Người Việt
Feb 13, 2021
WASHINGTON, DC (NV) – Một biện lý ở Georgia dự
trù sẽ điều tra một cuộc điện đàm giữa Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (Cộng
Hòa-South Carolina) và bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang Georgia, trong khuôn khổ
cuộc điều tra hình sự về việc cựu Tổng Thống Donald Trump cùng là những người
thân cận với ông, để coi có vi phạm luật tiểu bang khi tìm cách ảnh hưởng kết
quả bầu cử hay không, theo bản tin của tờ Washington Post hôm Thứ Sáu, 12 Tháng
Hai.
Theo hãng thông tấn Reuters, Biện Lý Fani Willis ở
Fulton County sẽ xem xét cuộc gọi của ông Graham tới Bộ Trưởng Hành Chánh
Georgia Brad Raffensperger 10 ngày sau bầu cử hôm 3 Tháng Mười Một.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-Graham-021321-1536x1024.jpg
Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham. (Hình: Stefani
Reynolds/Pool via AP)
Ông Graham, một đồng minh thân cận của ông Trump,
đã hỏi ông Raffensperger rằng có quyền hủy bỏ tất cả các phiếu bầu tại một số
quận hạt hay không, theo lời ông Raffensperger kể với tờ Washington Post.
Theo lời ông Raffensperger thì ông Graham có vẻ đã
có lời yêu cầu sai trái là ông Raffensperger hãy tìm cách loại bỏ các lá phiếu
bầu hợp lệ.
Ông Kevin Bishop, một phát ngôn viên của ông
Graham, gọi cáo buộc này là “lố bịch.” Ông Bishop nói rằng ông Graham chỉ hỏi
ông Raffensperger về cách làm thế nào để “kiểm chứng chữ ký,” chứ không hề yêu
cầu loại bỏ bất kỳ lá phiếu nào.
Ông Bishop cũng nói ông Graham hiện chưa được thông
báo về cuộc điều tra nào liên quan đến cuộc gọi này.
Bà Willis hiện cũng đang điều tra cựu Tổng Thống
Donald Trump sau khi ông này gọi điện thoại hôm 2 Tháng Giêng để áp lực ông
Raffensperger, đòi ông này hủy bỏ kết quả bầu cử ở Georgia, dựa trên các tố cáo
không bằng chứng là có gian lận.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-Willis-021321-1536x799.jpg
Biện Lý Fani Willis. (Hình: Fulton County
Government)
Trong cuộc điện đàm với ông Raffensperger, vốn được
ghi âm, ông Trump nói: “Điều tôi muốn là như thế này: Tôi chỉ muốn kiếm ra
11,780 lá phiếu, nghĩa là chỉ một phiếu hơn con số hiện nay.”
Vào thời điểm có cuộc điện đàm, ông Biden đang dẫn
trước ông Trump 11,779 phiếu ở Georgia. (V.Giang) [qd]
---------------------------------------------
.
Lãnh
tụ Cộng Hòa Thượng Viện lên án Trump, dù bỏ phiếu tha bổng ông
Người Việt
Feb 13, 2021
WASHINGTON, DC (NV) – Thượng Nghị Sĩ Mitch
McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), trưởng khối đa số Cộng Hòa Thượng Viện, lên án
nặng nề cựu Tổng Thống Donald Trump dù trước đó bỏ phiếu tha bổng ông tội “xúi
giục nổi loạn” tại Quốc Hội Mỹ hồi Tháng Giêng, làm năm người chết.
Theo báo mạng The Hill, ông McConnell cho rằng
chính ông Trump kích động vụ tấn công vào Quốc Hội trong khi giải thích tại sao
ông tha bổng vị tổng thống thứ 45 của Mỹ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/TS-McConnell-Len-An-Trump.jpg
Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell phát biểu sau
khi Thượng Viện tha bổng cựu Tổng Thống Donald Trump. (Hình chụp từ màn hình TV
C-SPAN)
Nhà lãnh đạo Cộng Hòa ở Thượng Viện cũng cho rằng
vị cựu tổng thống có thể bị truy tố hình sự vì các hành động kích động hôm 6
Tháng Giêng, trong lúc các nhà lập pháp liên bang họp để chuẩn thuận kết quả
bầu cử tổng thống mà ông Trump thua cựu Phó Tổng Thống Joe Biden.
“Không có hoài nghi nào, hoàn toàn không, là Tổng Thống Trump
chịu trách nhiệm về mặt thực tế và về mặt luân lý, là đã kích động các sự kiện
xảy ra ngày hôm đó. Không có một hoài nghi nào về chuyện này. Người nổi loạn ập
vào tòa nhà Quốc Hội, tin rằng họ hành động theo ý muốn và chỉ thị của tổng
thống của họ,” ông McConnell nói, ngay sau khi Thượng Viện bỏ phiếu 57-43, không đủ túc số để kết tội
ông Trump.
Để kết tội một tổng thống, Thượng Viện phải có ít
nhất 2/3 số phiếu, tức là 67/100.
Ngoài 50 thượng nghị sĩ Dân Chủ, có bảy thượng nghị
Cộng Hòa cùng bỏ phiếu kết tội ông Trump.
“Và với niềm tin đó, là một hậu quả có thể thấy trước với những
tuyên bố giả tạo, thuyết âm mưu, và lời tuyên bố cường điệu vô trách nhiệm,
chính là những gì mà tổng thống bị thất bại trong cuộc bầu cử tiếp tục la lớn
vào các phương tiện truyền thông đại chúng trên trái đất này,” ông McConnell nói tiếp.
Mặc dù bỏ phiếu tha bổng vị cựu tổng thống, nói
rằng nó không nằm trong thẩm quyền của Thượng Viện, ông McConnell chỉ trích
mạnh mẽ hành động và sự ngụy biện của ông Trump.
Ông McConnell nói đám đông tấn công
vào Quốc Hội vì họ bị ông Trump nhồi sọ bằng “sự dối trá ngông cuồng,” và vì
ông “nổi giận sau khi thua bầu cử.”
Ông
McConnell, giống như đa số các thượng nghị sĩ Cộng Hòa, trong nhiều tuần lễ,
không thừa nhận ông Joe Biden thắng trong cuộc bầu cử ngày 3 Tháng Mười Một,
2020.
Tuy nhiên, vào ngày 15 Tháng Mười Hai, 2020, ông
McConnell chúc mừng ông Biden sau khi đại cử tri của 50 tiểu bang và thủ đô Washington
DC ngày hôm trước bỏ phiếu xác nhận vị cựu phó tổng thống thắng 306 phiếu đại
cử tri trong khi ông Trump chỉ được 232 phiếu.
Ông McConnell cũng nhắc lại ngày mà ông Trump “mở
ra một ‘cuộc chiến mới ngông cuồng hơn’ và đưa ra nhiều phát biểu vô căn cứ.”
“Nhà lãnh đạo của thế giới tự do không thể bỏ ra nhiều tuần lễ
la lối rằng có những thành phần trong bóng tối đánh cắp đất nước chúng ta và
rồi sẽ có một sự ngạc nhiên giả tạo,” ông McConnell nói, và thêm rằng ông Trump
“có vẻ quyết tâm phải lật ngược quyết định của
cử tri nếu không sẽ phá nát các định chế của chúng ta trước khi không thể làm
được gì khác.”
Trong khi đó, các luật sư của ông Trump bào chữa
cho hành động của ông vào ngày 6 Tháng Giêng, khi ông liên tục đưa ra các tuyên
bố giả tạo là cuộc bầu cử bị “đánh cắp” và khuyến khích những người ủng hộ ông
đi vào Quốc Hội khi mà Phó Tổng Thống Mike Pence lúc đó và các nhà lập pháp
đang đếm phiếu đại cử tri.
Các luật sư của ông Trump còn nói rằng lúc đó vị
cựu tổng thống không biết là mạng sống của ông Pence, phó tổng thống của ông,
đang bị đe dọa.
Thượng Nghị Sĩ McConnell phản bác những lập luận
này, nói rằng những gì xảy ra đều được chiếu trực tiếp trên truyền hình.
“Chúng ta biết lúc đó ông đang xem TV giống như chúng ta. Một
đám đông ô hợp tấn công Quốc Hội vì lời kêu gọi của ông…Tổng thống lúc đó không
có hành động nào ngay lập tức. Ông không làm công việc của ông. Ông không đưa
ra các mệnh lệnh để các nhân viên công lực liên bang có thể tin và hành động để
vãn hồi trật tự,” ông McConnell nói.
Tuy vậy, nhà lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện cũng
nói, truất phế ông Trump không nằm trong thẩm quyền của Thượng Viện vì ông
không còn là tổng thống nữa.
Trước đó, ông McConnell từng bỏ phiếu hai lần chống lại phiên xử ông
Trump vì cho rằng nó vi hiến, một nhận xét mà nhiều học giả về Hiến Pháp phản bác.
Mặc dù Hạ Viện luận tội ông Trump trong lúc đang là
tổng thống, phiên xử của Thượng Viện chỉ bắt đầu sau khi ông Biden tuyên thệ
nhậm chức tân tổng thống.
Trước ngày tuyên thệ, 20 Tháng Giêng, Thượng Nghị
Sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York), lúc đó là trưởng khối thiểu số tại Thượng
Viện, có yêu cầu ông McConnell, lúc đó là trưởng khối đa số, tập trung các
thượng nghị sĩ để xét xử ông Trump trước khi ông rời Tòa Bạch Ốc, nhưng vị thượng nghị sĩ đại diện
tiểu bang Kentucky không đồng ý.
“Có thể thảo luận vấn đề này, nhưng về mặt hiến
pháp, không thể xét xử cựu tổng thống,” ông McConnell nói lúc đó.
Trong phát biểu hôm Thứ Bảy, ông McConnell ngụ ý
rằng ông Trump vẫn có thể phải ra trước tòa án vì các hành động gây hậu quả của
ông.
“Tổng
Thống Trump vẫn chịu trách nhiệm pháp lý vì những gì ông làm trong lúc ông là
tổng thống, ngoại trừ việc cấm ông tái tranh cử… Ông không thể thoát được đâu,” ông McConnell kết luận. (Đ.D.)
No comments:
Post a Comment