THI
TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG TỰ DO CỦA TEXAS
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=772968460292432&id=100027378553596
Thị trường năng lượng tự do của Texas.
Texas chủ trương tư nhân hóa thị trường năng lượng
và họ đã làm điều đó từ nhiều năm nay. Các nhà sản xuất điện sẽ bán theo giá sỉ
cho các nhà phân phối. Và đến lượt các nhà phân phối này sẽ quyết định việc
chiêu mộ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm bằng nhiều gói dịch vụ và hợp đồng
khác nhau. Bạn muốn chọn cách trả tiền điện theo giá cả trồi sụt của thị trường
hay bạn muốn ký một hợp đồng cho cả năm với một giá duy nhất? Bất cứ mong muốn
nào cũng đều được các nhà phân phối đáp ứng. Thậm chí, vài công ty còn có thể
cung cấp cho khách hàng của họ một hợp đồng cung cấp với giá gần bằng giá mua
sỉ. Những công ty này kinh doanh theo hướng chiêu mộ được thật nhiều khách
hàng, đã có dạo hình thức kinh doanh đa tầng (MLM) đã xuất hiện trở lại tại
Texas với cơn sốt phát triển mạng lưới khách hàng của các công ty cung cấp
điện.
Và các công ty phân phối này, đến phiên họ phải ký
hợp đồng mua điện trên thị trường bán sỉ của những nhà sản xuất, theo quy luật
Cung-Cầu của thị trường tự do. Giá điện buổi trưa khác với giá điện buổi tối
(ít người xài). Giá điện của hôm nay sẽ khác với giá điện của ngày mai, tuần
sau, tháng tới ... Future và Options trong mua bán cho phép người ta ký hợp
đồng để mua và bán điện 3 tháng trong tương lai.
Những công ty cung cấp nào đã ký hợp đồng Bán cho
khách hàng của mình từ 3 tháng trước (hoặc lâu hơn) với giá $X,000 một
MegawattHour (MwH) thì hôm nay sẽ phải bỏ ra $Y,000 một MwH để có điện mà cung
cấp cho khách hàng.
Trước bão Uri, giá điện trung bình trên lưới điện
của Texas là $1,137 mỗi MwH. Hiện giờ, giá sỉ tối đa đụng trần mà tiểu bang cho
phép bán là $9,000 một MwH.
Tư nhân hóa năng lượng ở Texas đã mở đầu bằng một làn
sóng giành giật khách hàng tiêu thụ và chưa biết nó có kết thúc hay chưa nhưng
hiện tại thì đang có một đợt tháo chạy khỏi các khách hàng của mình. Nghe có vẻ
mỉa mai nhưng thật sự là các công ty cung cấp điện ở Texas đã bắt đầu gửi email
cho khách hàng của mình và năn nỉ người ta chuyển sang một công ty khác. Hoặc
chuẩn bị cho một hóa đơn tiền điện tăng đến 900%.
Griddy là một trong các công ty như thế và họ vừa gửi đi
29,000 email để năn nỉ khách hàng hãy bỏ họ. Vấn đề là hiện giờ chẳng có công
ty nào chịu nhận vào khách hàng mới. Người tiêu dùng có muốn bỏ chạy cũng chẳng
biết chạy đi đâu.
Những khách hàng chọn gói dịch vụ mắc tiền, nhưng
được bảo đảm một giá thì có thể tạm yên tâm - miễn là các công ty này không phá
sản. Nhưng các khách hàng chọn gói dịch vụ giá theo thị trường bán sỉ thì ...
chết chắc.
Nhiều công ty khác thì tìm cách vận động khách hàng
của mình bớt xài điện. Công ty Pulse Power ở Woodlands của Texas đang chạy một
chương trình khuyến mãi với phần thưởng là một chiếc Tesla Model 3, hoặc sẽ
được cung cấp điện miễn phí trong một năm. Điều kiện để được tham gia cuộc xổ
số này là khách hàng giảm bớt 10% lượng điện năng tiêu thụ trong những ngày sắp
tới. Công ty Bulb ở Austin thì hứa chiết giảm bớt tới $2.00 cho mỗi một
Kilowatt/Giờ. Khách hàng càng bớt sử dụng thì càng được chiết giảm thêm, lên
đến $200 cho một tháng.
Trong cuộc chạy đua chiêu mộ khách hàng, hãng
Griddy đã tự giết mình bằng cách đề nghị cho khác hàng gói dịch vụ điện theo
đúng với giá sỉ của thị trường nếu khách hàng chịu làm thành viên với mức phí
$9.00 một tháng.
Giả sử như Griddy có được 100,000 thành viên thì họ
đã thu về được $900,000 mỗi tháng, trước khi phải làm bất cứ chuyện gì. Số
lượng khách hàng và thành viên càng lớn thì giá trị cổ phiếu của họ càng cao.
Nhưng trong hoàn cảnh hiện giờ, với giá sỉ là
$9,000 một MwH, càng có nhiều khách hàng càng mau phá sản như trường hợp của
Griddy. Griddy phải mua điện với giá $9,000 một MwH để cung cấp cho các khách
hàng đã ký hợp đồng một giá. Còn các khách hàng tham gia vào chương trình thành
viên của Griddy thì ngoài chuyện phải trả giá điện tới $9.00 cho mỗi
KilowattHour (KwH), họ còn phải đóng thêm $9.00 phí thành viên, chỉ để được trả
tiền điện với giá cắt cổ.
Với nhiều
người ở Texas, sau cơn bão là những cái hóa đơn tiền điện trị giá hàng chục
ngàn đô la. Nhà cung cấp và khách hàng sẽ phải tự giải quyết
với nhau các "tranh chấp" dân sự này. Khách hàng không chấp nhận giá
trên trời của nhà cung cấp thì cứ bỏ đi tìm nơi khác. Còn nếu giả sử như tới
một lúc nào đó, hóa đơn tăng quá sức kham chịu của khách hàng và họ không thanh
toán thì nhà cung cấp đành phải ... cắt điện.
Có lẽ rồi cũng sẽ đến lúc lôi nhau ra tòa.
No comments:
Post a Comment