The
Economist
Đỗ Đặng Nhật Huy biên
dịch
08/02/2021
http://nghiencuuquocte.org/2021/02/08/the-gioi-hom-nay-08-02-2021/
Hàng
chục nghìn người đã xuống đường ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar,
và các nơi khác để phản đối cuộc đảo chính quân sự gần đây lật đổ bà Aung San
Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước. Các cuộc biểu tình phần lớn
vẫn diễn ra trong hòa bình, với những người tham gia mặc đồ đỏ và giơ ba ngón
tay thể hiện ủng hộ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi.
Khoảng
125 người mất tích và có nguy cơ thiệt mạng sau khi một tảng băng trượt lở
đâm vào một con đập ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, khiến nó bị
sập. Vụ vỡ đập có thể đã giết chết khoảng 50 người làm việc tại đây và làm
ngập các ngôi làng ở hạ lưu.
Nghiên
cứu mới cho thấy vắc-xin covid-19 của Đại học
Oxford-AstraZeneca không giúp bảo vệ các trường hợp nhẹ hoặc trung bình do biến
thể Nam Phi của coronavirus gây ra. Hiện vẫn chưa rõ liệu nó có hiệu quả đối
với tình trạng bệnh nặng hay không. Các nhà phát triển vắc-xin cho biết họ
kỳ vọng mùa thu này sẽ có một liều được chỉnh sửa, có hiệu quả chống lại
biến thể này.
Chính
quyền Joe Biden đã đình chỉ các thỏa thuận với ba quốc gia
Trung Mỹ về việc quá cảnh người xin tị nạn đến Hoa Kỳ. Chính quyền Trump đã ký
các thỏa thuận “quốc gia thứ ba an toàn” theo đó yêu cầu người tị nạn phải xin
tị nạn ở El Salvador, Honduras và Guatemala thay vì ở Mỹ.
Bốn
thủ lĩnh biểu tình bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ, và đang chờ xét xử về các
tội danh từ hủy hoại tài sản cho đến các tội liên quan khủng bố. Các cuộc biểu
tình tiếp diễn kể từ sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bổ nhiệm đồng
minh trong đảng của ông làm hiệu trưởng trường Đại học Bogazici danh tiếng,
cho thấy sự xâm phạm ngày càng tăng của nhà nước vào các tổ chức học
thuật.
Tổng
thống Haiti Jovenel Moïse tuyên bố bắt 20 người mà ông cáo
buộc có âm mưu ám sát ông và giành chính quyền. Ông tiết lộ rất ít chi
tiết, nhưng cho biết trong số này có một thẩm phán được phe đối lập ủng hộ,
và cũng là người đã kêu gọi ông từ chức.
Trung
Quốc ban
hành các quy tắc chống độc quyền công nghệ, dựa trên một dự thảo luật từ
tháng 11. Ví dụ, quy tắc cấm việc bắt buộc các nhà bán lẻ phải lựa chọn
giữa hai dịch vụ thanh toán kỹ thuật số. Trung Quốc, sau một thời gian dài để
các công ty công nghệ của mình như Alibaba, Tencent và Ant Group phình to, đã
bắt đầu cắt giảm quy mô của chúng.
Rolls-Royce công bố kế
hoạch đóng cửa các nhà máy động cơ phản lực vào mùa hè này như một phần của nỗ
lực tiết kiệm chi tiêu. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1980 công ty phải
làm như vậy. Trên thực tế các hãng hàng không trả tiền cho Rolls theo số
giờ sử dụng động cơ; và số giờ bay đã giảm không phanh trong đại dịch.
TIÊU ĐIỂM
Quỹ Tầm nhìn của Softbank bắt đầu phục
hồi
Mỗi
doanh nhân đều có những câu chuyện về thời điểm khó khăn. Thời kỳ đầu, những
người sáng lập goPuff, một công ty giao đồ ăn khởi nghiệp của Mỹ thuộc đế chế
SoftBank, từng giả giọng nói trên điện thoại với khách hàng để tạo ấn tượng về
một công ty lớn hơn. Người sáng lập SoftBank, Son Masayoshi, có thể vẫn nhớ
câu chuyện đó khi ông bước ra khỏi một giai đoạn tồi tệ. Năm ngoái, các khoản
“đánh cược” của Quỹ Tầm nhìn trị giá 100 tỷ đô la của ông, một quỹ đầu tư công
nghệ, đã đẩy SoftBank vào tình trạng thua lỗ tồi tệ nhất từ trước đến nay. Danh
tiếng đầu tư của ông Son tan biến.
Nhưng
kết quả quý 3 cho giai đoạn tháng 10 đến tháng 12, được công bố hôm nay, sẽ cho
thấy quãng thời gian khó khăn đã qua đi. SoftBank đang kỳ vọng lợi nhuận cao
nhờ ngành công nghệ toàn cầu nóng lên nhanh chóng giúp thúc đẩy lợi nhuận
của Quỹ Tầm nhìn. Một thành công gần đây là DoorDash, một công ty giao đồ ăn
khi niêm yết trên sàn chứng khoán đã giúp quỹ kiếm được số tiền gấp 15 lần
khoản đầu tư của mình. Nếu phục hồi vẫn tiếp tục, ông Son chắc chắn sẽ thích
kể những câu chuyện về thời điểm mọi thứ gần như sụp đổ vào năm 2020.
Thương mại Israel-UAE phát triển nhờ
thỏa thuận hòa bình
Hôm
nay tại Abu Dhabi, thủ đô của UAE, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư UAE-Israel lần
đầu sẽ bế mạc. Hội nghị là kết quả của thỏa thuận hòa bình “Hiệp ước
Abraham” giữa những cựu thù, do Mỹ làm trung gian vào năm ngoái. Thương mại
nhỏ giọt qua các nước thứ ba trước đây giờ hứa hẹn sẽ được khai thông. Sẽ bùng
nổ các chuyến hàng kim cương, kim loại quý và các mặt hàng dầu lửa, nhựa,
nhôm, xi măng và gốm sứ từ UAE đến Israel.
Israel
thường nhập khẩu hầu hết các mặt hàng hạng nặng từ các nước xa xôi, do đó
các nhà cung cấp của UAE sẽ có lợi thế hơn. Israel sẽ xuất khẩu sang UAE rất
nhiều phần mềm và bộ công cụ phức tạp phục vụ an ninh, chăm sóc sức khỏe và sản
xuất năng lượng. Và nông dân Israel cũng được lợi. Sản phẩm của Israel tại
UAE giúp cắt giảm nhập khẩu từ châu Âu. Người mua sắm tại các Tiểu Vương
quốc cũng có vẻ hài lòng với những nhà cung cấp mới của họ. Và UAE đang
khuyến khích nông dân địa phương tăng năng suất bằng cách thuê các chuyên gia
tư vấn Israel.
Vấn đề công đoàn tại Amazon Mỹ
Hôm
nay, công nhân tại một nhà kho Amazon ở Alabama bắt đầu bỏ phiếu về việc nên
có công đoàn hay không. Nếu thành công, đây sẽ là chiến thắng công đoàn đầu
tiên tại gã khổng lồ thương mại điện tử — và là chiến thắng hiếm hoi ở miền
Nam nước Mỹ vốn không ưa các công đoàn. Nhà tuyển dụng lớn thứ hai của Mỹ
đã tìm mọi cách ngăn cản nỗ lực này, từ câu giờ cho đến yêu cầu bỏ
phiếu trực tiếp. (Các giám sát chính phủ cho biết cuộc bỏ phiếu phải qua đường
bưu điện, với kết quả có sau vài tuần.)
Trên
toàn quốc, chỉ 6,3% nhân công của khu vực tư nhân là thuộc các công đoàn. Tuy
nhiên, đại dịch đã thúc đẩy đấu tranh lao động. Đại dịch đã phơi bày khoảng
tối và làm tăng rủi ro của các công việc nhà máy lương thấp – từ các nhà máy
chăn nuôi gia cầm cho đến các trung tâm đóng gói hàng [của Amazon] – vốn
được coi là “thiết yếu”. Hơn 19.000 công nhân Amazon đã mắc covid-19; và 40
người gần đây dương tính tại cơ sở Alabama. Kêu gọi bình đẳng chủng tộc cũng
là một phần của lời kêu gọi công đoàn, vì hầu hết nhân viên ở đó là người da
đen. Các nhân viên của Amazon ở mọi nơi sẽ theo dõi sát cuộc bỏ phiếu.
Bế tắc xoay quanh bầu cử tổng thống ở
Somalia
Somalia
đã không tổ chức cuộc bầu cử trực tiếp nào kể từ đảo chính năm 1969. Nước
này cũng không có được một chính phủ đúng nghĩa sau cuộc nội chiến năm 1991.
Họ đã tổ chức các cuộc bầu cử “gián tiếp” bất thường vào năm 2017, trong đó
các nghị sĩ được chọn bởi một nhóm khoảng 14.000 trưởng lão của các bộ lạc.
Đến lượt họ, những người này chọn tổng thống trong một cuộc bỏ phiếu đầy
tham nhũng. Các nhà hoạt động dân chủ ở Somalia đặt nhiều hy vọng rằng mọi
người sẽ được bỏ phiếu trực tiếp trong cuộc tranh cử tổng thống tiếp theo, vốn
ban đầu được lên kế hoạch cho năm 2020.
Các
quan chức bầu cử đã hủy bỏ kế hoạch đó vào năm ngoái, với lý do covid-19 và một
cuộc nổi dậy thánh chiến của al-Shabab. Thay vào đó, họ lên lịch cho một cuộc
bỏ phiếu gián tiếp khác vào ngày 8 tháng 2, hạn chót bầu tổng thống mới. Song
các cuộc đàm phán đã sụp đổ vào ngày 6 tháng 2 giữa chính phủ trung ương
và các nhà lãnh đạo khu vực về cách tổ chức cuộc bầu cử, khiến Somalia rơi vào
tình trạng không có chính phủ hợp pháp, và cũng không có kế hoạch nào
để có chính phủ.
No comments:
Post a Comment