Lê Mạnh
Hùng
Feb 3, 2021
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/quyen-luc-tu-hong-sung/
“Quyền lực chính trị mọc lên từ nòng súng” đó là nhận xét của ông Mao Trạch Đông, người
sáng lập đảng Cộng Sản Trung Hoa, từ năm 1938. Và vụ đảo chánh mới nhất của các
ông tướng Miến Điện vừa qua lại một lần nữa cho thấy sự chính xác của nhận xét
này.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/02/A1-Quyen-luc-tu-hong-sung-1536x1024.jpg
Biển báo cấm súng
trong khu vực trung tâm thành phố Richmond, Virginia, hôm 17 Tháng Giêng, 2021,
sau khi những người ủng hộ cựu Tổng Thống Donald Trump tấn công tòa nhà Quốc Hội
hôm 6 Tháng Giêng. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Thế nhưng người Mỹ nói
chung đều không đi sâu vào những hàm ý của kho vũ khí khổng lồ trong tay tư
nhân tại Mỹ, không coi súng như là một chủ đề chính trị. Đó một phần là vì truyền
thống chưa bao giờ bị cắt đứt của việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình
và một phần là sự thành công của những người ủng hộ súng tuyên truyền cho Tu
Chính Án Thứ Hai, trong lúc không nói đến cái nghịch lý căn bản của Tu Chính Án
này là quyền hiến định được mang súng là vì tiềm năng có nhu cầu phải lật đổ
chính phủ bảo đảm cho quyền này.
Những người ủng hộ việc
mang súng thành công trong việc làm chuyện này phần lớn là nhắc đi nhắc lại một
cách đơn điệu những huyền thoại của cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ và liên kết quyền
mang súng với tính anh hùng và lòng ái quốc, trong lúc không nhắc đến khả năng
dùng chúng để chống lại nhà nước. Cố nhiên Tổng Thống George Washington và những
người sáng lập ra nước Mỹ cũng biết như Mao, nhưng cuộc cách mạng của Mỹ đã xảy
ra trước đây rất lâu.
Phong trào dân quân – vốn
nổ bùng lên vào những năm 1990, xẹp đi và sau đó bùng lại cùng lúc với việc nổi
lên của phong trào da trắng độc tôn và hoạt động chống nhà nước dưới triều Tổng
Thống Barack Obama vốn luôn luôn là một điều làm khó khăn cho những kẻ bảo vệ
quyền mang súng. Nhóm dân quân luôn luôn nhấn mạnh rằng chúng chống lại sự độc
tài của nhà nước và sự nổi dậy của chúng không phải chỉ có tính ảo tưởng mà là
thật sự; và rằng chính trị cần phải được theo đuổi qua họng súng. Thế nhưng
trong những năm trước chúng chỉ là một thiểu số nhỏ ở ngoài rìa không có một ảnh
hưởng nào đáng kể đối với các thành thị và các khu ngoại ô bên ngoài vùng quê
nước Mỹ.
Việc xuất hiện tập trung
của những toán dân quân vào ngày Lobby Day 13 Tháng Giêng, 2020, tại Richmond,
Virginia, một thành phố hạng trung không xa khu hành lang Acela nối từ
Washington đến Boston là một điều có thể nó là một lời cảnh báo. Nó cũng là kết
quả tất yếu của một thập niên trong đó biên thùy giữa dòng chính và biên duyên
đã bị xóa nhòa cả trong phong trào quyền giữ súng và đảng Cộng Hòa. Nó cũng báo
hiệu rằng đường biên giữa đảng Cộng Hòa và phong trào quyền giữ súng cũng không
còn nữa.
Tuy rằng cuộc biểu tình
thị uy này không dẫn đến bạo động, nhưng nó không còn tính chất một cuộc biểu
tình phản đối nữa mà trở thành một cuộc biểu dương sức mạnh (show of force) trắng
trợn. Các khẩu súng loại quân sự công khai biểu dương cùng với những biểu ngữ ủng
hộ ông Donald Trump – một vị tổng thống mà chỉ mấy tháng sau đã công khai tuyên
bố bác bỏ một kết quả không hợp ý mình trong cuộc bầu cử tổng thống – khuyến dụ
rằng một trong hai chính đảng chính của nước Mỹ nay đã có một lực lượng vũ
trang giống như Hezbollah tại Lebanon hay Sinn Fein cũ tại Bắc Ireland.
Bốn tháng sau đó, chính
phủ tiểu bang Michigan đã phải đóng cửa tòa nhà Quốc Hội tại Lansing sau khi những
kẻ phản đối, nhiều người có vũ trang bao gồm nhiều dân quân xông vào cả phòng họp
giữa lúc Quốc Hội đang họp. Đến ngày 13 Tháng Mười, thành viên của một nhóm dân
quân có tên là Wolverine Watchmen bị truy tố là âm mưu bắt cóc các nhân viên
chính phủ tiểu bang bao gồm cả bà Thống Đốc Gretchen Whitmer vì tin rằng, theo
cáo trạng của cơ quan FBI là bà đã “vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ.” Tại Oregon, một
đám đông vũ trang đã xông vào tòa nhà Quốc Hội tiểu bang trong Tháng Mười Hai.
Hình ảnh trong truyền hình an ninh cho thấy chính một dân biểu Cộng Hòa đã dẫn
đám đông vào trong tòa nhà này.
Đám bạo động ủng hộ Tổng
Thống Trump đã xông vào tòa nhà Quốc Hội hôm 6 Tháng Giêng bao gồm các thành
viên của một mạng lưới dân quân mà các cơ quan an ninh cũng như những nhà
nghiên cứu về các tổ chức cực đoan coi như là có tầm nguy hiểm đáng kể. Thành
viên của nhóm dân quân Oath Keepers và một nhóm có tên là Ohio State
Regular Militia nay bị truy tố là đã có kế hoạch tấn công phối hợp vào tòa
nhà Quốc Hội.
Cho đến nay những bàn cãi
về quyền mang súng và Tu Chính Án Thứ Hai thường bị những kẻ cực đoan chi phối
và các tổ chức áp lực của họ như tổ chức National Rifle Association (NRA).
Nhưng những cuộc thăm dò cho thấy thái độ của người Mỹ đối với quyền mang súng
và Tu Chính Án Thứ Hai ôn hòa hơn nhiều so với những khẳng định của nhóm cực
đoan.
Cho đến nay ảnh hưởng của
những nhóm cực đoan đối với chính trị, nhất là những chính khách đảng Cộng Hòa,
vẫn mạnh một phần vì triển vọng họ diễn dịch Tu Chính Án Thứ Hai đến hậu quả tất
yếu của họ bị coi như là không thể xảy ra.
Nhưng nay sau những chuyện
xảy ra vào năm 2020, trong đó những nhóm vũ trang càng ngày càng công khai xâm
lấn vào công việc của một nhà nước dân chủ về những vấn đề vượt quá giới hạn của
quyền được mang súng hay không đã buộc người ta phải xét lại vấn đề này.
Khái niệm của khẩu súng
như là một bảo đảm chống lại môt nhà nước “độc tài” đã trở thành vô nghĩa, khi
chữ “độc tài” đã bị người ta lạm dụng đến trở thành vô nghĩa. [qd]
No comments:
Post a Comment